user
Đền Dạ Trạch
Thôn Đa Hòa, Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên, Việt Nam
Ngoại hình
Đền Dạ Trạch

Bình luận
Nh
Ôn tập №1

Nơi giữ gìn truyền thuyết tình yêu đẹp của Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung.Nhưng mấy bà giữ đền chả thiện chí tẹo nào.

Kh
Ôn tập №2

Nơi tôi từng đặt chân đến đây.Thật sự rất đẹp, tôi rất thích những tiện ích nơi đây.

Ôn tập №3

Đến với Trầm Hương Khúc Gia bạn lạc vào thế giới Hoa Lan Kì Hoa Dị Thảo

Ph
Ôn tập №4

Đền Chử Đồng Tử còn gọi là đền Đa Hòa thờ Đức thánh Chử Đồng Tử được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt cùng phu nhân là Tiên Dung Công chúa, con gái vua Hùng thứ 18. Đền thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, cách Hà Nội khoảng 25 km theo đường đê sông Hồng.Đền Chử Đồng Tử thuộc địa phận xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.Ngày Lễ Chính: Từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm.Đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720 m2, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên.Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là tòa nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến Đại tế, tòa Thiêu hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Tòa Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở Cung Đệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Đặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Đồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.Hiện nay đền Đa Hòa còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc.Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm. Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung mang giá trị văn hoá sâu sắc, là bức tranh về đời sống hết sức phong phú, sinh động của người Việt cổ vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ trong việc khai phá đầm lầy, phù sa ven sông Hồng từ hàng ngàn năm về trước.

Qu
Ôn tập №5

Phòng cảnh uy nghiêm ,hài hòa thiên nhiên liệu, nhiều kỳ hoa Dạ thảo...

Hi
Ôn tập №6

LỄ HỘI CHỦ ĐỒNG TỬ - MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA Hòa trong không khí tưng bừng của các lễ hội truyền thống mỗi độ xuân về, lễ hội Chử Đồng Tử -Tiên Dung mang những nét đẹp riêng của vùng quê Văn Hiến, thắm đượm văn hóa dân gian và gắn liền với những truyền thuyết của một trong “Tứ bất tử” theo tâm thức dân gian. Hàng năm, từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, nhân dân trong tỉnh Hưng Yên và khách thập phương lại háo hức tiến về Đền Dạ Trạch (thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên) để tham dự lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, một trong lễ hội lớn ở nước ta. Từ sớm tinh mơ, khi những giọt sương trên lá cỏ còn chưa tan hết, đoàn người từ trên đê tấp nập kéo xuống, nô nức đến trẩy hội tình yêu. Ai ai cũng mang trong mình tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn của đức thánh Chử Đồng Tử đã có công xây dựng nơi đây thành miền quê trù phú. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức tại hai ngôi đền: Đền ở thôn Đa Hòa và đền ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch với nhiều nghi lễ truyền thống, biểu thị những tín ngưỡng của văn hóa dân gian. Cứ 3 năm, hai xã lại tổ chức lễ rước tổng, 9 xã rước bộ về đến Đa Hòa, 8 xã khác tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng về đến Dạ Trạch. Trong lễ rước, các nghệ nhân trong xã sẽ hát trống quân và tràu văn để phục vụ nhân dân và góp thêm không khí linh thiêng cho ngày hội. Chưa ai biết chính xác lễ hội Chử Đồng Tử có tự bao giờ, chỉ biết đó là một tập tục truyền thống, một thói quen sinh hoạt văn hóa của nhân dân xã Dạ Trạch nói riêng và cả nước nói chung. Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, là dịp để nhân dân cầu mong sự che chở bảo vệ của các vị Thánh họ thờ cúng. Và theo thần phả của xã Dạ Trạch, xưa kia nơi đây là một vùng lau sậy, đầm lầy dân sinh còn thưa thớt. Nhờ công ơn của Đức Thánh Chử Đồng Tử đã khai dân lập ấp, nhân dân mới có cuộc sống no đủ hạnh phúc như ngày nay. Lễ hội Chử Đồng Tử không chỉ gắn liền với tâm linh (sự tích Chử Đồng Tử) mà còn tưởng nhớ thiên tình sử nên thơ của Ngài với công chúa Tiên Dung- con gái Vua Hùng Vương thứ 18. Từ nhiều đời nay, nhân dân nơi đây vẫn ca ngợi bản tình cả về một tình yêu bất diệt này, đã vượt qua mọi sang hèn giàu nghèo, một tấm gương lớn về đức hiếu trung để lại tiếng thơm cho con cháu. Lễ hội là nơi lắng đọng một truyền thuyết với những câu chuyện huyền thoại lịch sử, biểu thi khát vọng của nhân dân muốn có cuộc sống đời đời bền vững. Và đức thánh Chử Đồng Tử còn được tưởng nhớ là ông Tổ của nghề buôn, thông thương giao lưu với nước ngoài, là người có tấm lòng từ bi đi chữa bệnh cứu giúp dân nghèo và tuyên truyền đạo Phật. Hiện nay có 72 nơi thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử, nhưng chỉ có đền Đa Hà và Dạ Trạch được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Với niềm tự hào và vinh dự đó, mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân nơi đây long trọng tổ chức lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung, mỗi năm 1 lần đúng ngày mùng 10 tháng 2 Âm lịch. Tại Dạ Trạch- nơi có sự tích “Tam vị Đồng Thăng”- trước giờ khai hội nhìn quanh bãi cỏ trước sân đền đã kín người. Đoàn người khăn áo đủ màu sắc vẫn nườm nượp kéo về, trụng như dòng thác người đang chảy, cười nói rộn ràng làm ngày hội thêm tưng bừng. Sáng nay trời đã hửng nắng sau mấy ngày mưa xuân rả rích. Chồi non cũng đã nảy lộc, hoa cam, hoa bưởi từng chùm đua nở, hương bay ngào ngạt, hòa lẫn cùng tiếng trống tưng bừng. Đúng 7h30’, đoàn rước của xã Dạ Trạch và xã hàm Tử (thuộc Khoái Châu, Hưng Yên) được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến ra phía sông Hồng lấy nước. Đi đầu đoàn rước là hai con rồng dài trên 20m của hai xã do hơn bốn chục thanh niên khỏe mạnh thay nhau múa dưới tiếng trống thúc liên hồi. Đây là biểu tượng của một mối tình gắn kết giữa hai xã. Rồng còn thể hiện cho nền kinh tế phát triển cho ước mở khát vọng muốn được bay cao, bay xa của thần dân Dạ Trạch. Tiếp theo là đoàn rước cờ do các bà, các chị, áo quần rực rỡ, đội trống chiêng, đội nhạc lễ, gươm trường bát cửu, đội múa sinh tiền vừa đi vừa mua hát theo nhịp góp phần cho ngày hội thêm tươi vui. Rồi đến kiệu rước chúe đựng nước, kiệu rước “Bế ngư thần quan” (thần cá chép), kiệu Đức Thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân và...

Hu
Ôn tập №7

Nơi Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Tây Nương về trời sau khi hoàn thành sứ mệnh ở trần gian, tại Đầm dạ trạch, Hưng Yên.

Nh
Ôn tập №8

Mình đã được nghe chuyện cổ tích kể về nàng Tiên Dung và chàng Chử Đồng Tử từ khi mình còn là một cô bé. Thật có duyên mình đã được về thăm Đền Dạ Trạch nơi thờ nàng Tiên Dung và Chàng Chử tại tỉnh Hưng Yên. Mình rất ấn tượng😍🌺🌺

Tr
Ôn tập №9

Đền cổ kính, nằm giữa vùng đồng bằng trù phú.

Du
Ôn tập №10

Cụm di tích thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung và công chúa Tây Sa bao gồm địa chỉ độc lập: 1 là đền Đa Hoà (thuộc xã Bình Minh) tương truyền là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau lần đầu và lên duyên chồng vợ. 2 là đền hoá Dạ Trạch (thuộc xã Dạ Trạch) tương truyền là nơi 3 vị hoá Thánh về trời sau khi hoàn thành xứ mệnh. Cùng là cơ sở thờ tự Chử Đồng Tử tuy nhiên sự đầu tư, quy mô và cách quản lý lại khác nhau. Đền Đa Hoà được đầu tư, xây dựng và quản lý tốt hơn nhiều so với đền Dạ Trạch. Quy mô, cách thức tổ chức lễ hội ở Đa Hoà cũng hoành tráng, chuyên nghiệp hơn nhiều, không nhếch nhác, lộn xộn như ở Dạ Trạch. Ngay cả trong công tác quảng bá, giới thiệu, truyền thông người ta cũng chủ yếu tập trung về đền Đa Hoà mà lơ là đền Dạ Trạch. Thiết nghị đền Dạ Trạch cần được đầu tư, xây dựng, quảng bá và khai thác tích cực hơn, đặc biệt là trong công tác tổ chức lễ hội.

Ng
Ôn tập №11

Đền dạ trạch có diện tích khá rộng nơi có nhiều ngôi nhà từ thời xưa.

Ng
Ôn tập №12

Kỷ niệm cũ

Th
Ôn tập №13

Truyền thuyết nhảm nhí, từ giữ đền kể chuyện lỗ mỗ, úp úp mở mở

An
Ôn tập №14

Đền lâu đời, có lịch sử hàng trăm năm. Đc coi là di tích quốc gia nhưng việc duy tu đền còn hạn chế. Đền rêu mốc cổ kính, nghe người trông đền kể chuyện lịh sử rất hay nhưng đền khá vắng khách thăm quan. Địa phương cần đẩy mạnh quảng cáo và giứoi thiệu về ngôi đến này hơn nữa.

Ch
Ôn tập №15

Rất linh thiêng..

th
Ôn tập №16

Mong 8,10 thang 2 am lich co hoi chư dong tu tien dung nha moi nguoi

Du
Ôn tập №17

Đền Chử Đồng Tử tại huyện Khoái Châu bao gồm 2 ngôi đền là đền Đa Hòa (thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu) và đền Dạ Trạch (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu).Cả 2 ngôi đền này đều thờ Chử Đồng Tử, chàng trai nghèo đánh cá năm xưa và Tiên Dung công chúa, 2 người yêu mến nhau, bất chấp sự phản đối của nhiều người.

Th
Ôn tập №18

Đền hoá Dạ Trạch, di tích lịch sử quốc gia.

Ph
Ôn tập №19

Huyền tích đẹp về vùng đất cổ Khoái Châu .

Qu
Ôn tập №20

Nơi linh thiêng

gi
Ôn tập №21

Quá đẹp

Lu
Ôn tập №22

Khá đẹp. Nhưng lễ hội ở đây không bằng ở Bình Minh

tu
Ôn tập №23

Rộng rãi. Đẹp

ng
Ôn tập №24

Khu vực tâm linh linh thiêng

Ph
Ôn tập №25

Sạch đẹp

Ôn tập №26

Linh thiêng

Th
Ôn tập №27

Cổ kính.

Ôn tập №28

Nơi nay rat dep

Ng
Ôn tập №29

Một thiên tình sử

Ôn tập №30

Cũng bt

Na
Ôn tập №31

Tôi rất thích nơi này

VA
Ôn tập №32

Nên ghé vào thắp hương

Ôn tập №33

Trang nghiem

Ng
Ôn tập №34

Ngày hội quê tôi

Na
Ôn tập №35

Đi lễ đầu năm

Tu
Ôn tập №36

Rat vui

Qu
Ôn tập №37

Đẹp

Qu
Ôn tập №38

Định đi

Tu
Ôn tập №39

Hưng Yên quê tôi

Ho
Ôn tập №40

Khoái Châu Hưng Yên

Hu
Ôn tập №41

Trong

Thông tin
100 Ảnh
41 Bình luận
4.4 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:Thôn Đa Hòa, Xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên, Việt Nam
Thể loại
  • Nơi thờ cúng
  • Điểm thu hút khách du lịch
Tổ chức tương tự