Chùa Chuông (Kim Chung Tự) từng được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”.Chùa Chuông ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa được xây dựng từ thời Lê, khoảng thế kỷ 15 và được trùng tu 2 lần vào năm 1702 và năm 1711.Cây cầu đá trong chùa là cây cầu đá cổ, quý hiếm nhất tại Phố Hiến, Hưng Yên. Cầu được dựng năm Chính Hòa thứ 23 (tức năm 1702).Nét đặc sắc nhất trong ngôi chùa cổ này là hệ thống các pho tượng Phật được chế tác rất tinh xảo bằng đất sét. Mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau.Chùa còn lưu giữ bia đá ghi lại cảnh buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền của Phố Hiến xưa. Lúc đó kinh thành Thăng Long - Hà Nội có 36 phố phường thì Hưng Yên cũng có tới 23 phố phường, 36 chợ.
Vào một ngày mưa nhỏ trời se se lạnh hai thằng dẫn nhau đi chơi.Chùa đã lâu rồi nên nhiều chỗ đã bong tróc sơn nhưng lại toát nên vẻ đẹp riêng của nó .Những đầm sen dưới hồ nước cũng đang nở rộ trên những lá sen trông thật đẹp mắt làm sao.Là một nơi rất tuyệt để mọi người có thể tới để trải nghiệm ạ
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là Phố Hiến đệ nhất danh thắng.Chùa nay đã được trùng tu, mở rộng thêm gian phía sau và cổng sau để đỗ xe miễn phí đón phật tử và khách thập phương. Chiếc cổng cổ, cây cầu đá vẫn được giữ nguyên. Đến đây lúc nào cũng thấy tâm hồn thư thái, thanh tịnh.
Kim Chung Tự hay tên thường gọi là chùa Chuông được xây dựng vào khoảng thế kỉ 15 nhà Lê. Ngôi chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.Ấn tượng bắt đầu với khách tham quan là lối đi từ của chính vào chùa là cây cầu bắc giữa đi qua hồ được trồng hoa súng (rất thích hợp cho khách tham quan chụp ảnh kỉ niệm).Tiếp theo sân trước chùa khá rộng để vãn cảnh. Chùa Chuông có kết cấu kiểu Nội công ngoại quốc, bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Kiến trúc được chạm trổ khá công phu, tinh xảo.Bên ngoài có dịch vụ trông giữ xe bao gồm cả xe 45 chỗ nên khá thoải mái cho việc đi tham quan theo đoàn đông người.
CHÙA CHUÔNG – PHỐ HIẾN ĐỆ NHẤT DANH LAMAi đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với hệ thống các pho tượng cổ độc đáo, được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”.tọa lạc tại phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII). Chùa còn có tên là Kim Chung Tự ( chùa Chuông Vàng) bởi gắn với một truyền thuyết cổ xưa. Tương truyền, vào một năm đại hồng thuỷ, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè không biết từ đâu đã trôi dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được, vậy mà bô lão thôn Nhân Dục lạy trời khấn Phật hô mười nam thanh nữ tú kéo được chuông lên bờ. Cho là vật báu trời ban, dân làng Nhân Dục bèn góp công, của dựng lại chùa cho rộng rãi hơn và xây lầu treo chuông. Mỗi lần thỉnh chuông, tiếng chuông ngân vang xa hàng vạn dặm. Khi ấy vua quan Bắc quốc lo sợ vì mỗi khi tiếng chuông thỉnh, những báu vật mà chúng cướp được sẽ về với chủ cũ nên đóng giả làm cao tăng tìm đến chùa để lấy cắp chuông vàng. Biết được giã tâm muốn cướp chuông vàng, các Tăng ni đã dấu chuông vàng xuống một chiếc giếng nhỏ. Dần dần những người mang chuông đi dấu đều viên tịch, hậu thế muốn tìm lại chuông nhưng không thấy.
Một ngôi chùa cổ có hệ thống tượng Phật rất có thần. Chùa cổ giữ được dáng vóc rất xưa. Có chỗ mới được xây để có thêm chỗ nghỉ chân cho lòng lắng lại. Mình rất nghe chuông và âm thanh niệm Phật nơi đây. Thích cả những câu chuyện được chia sẻ về nhà Phật nữa. Bạn sẽ thấy rất an tịnh. Như thể bạn đang đứng ở Tây Phương vậy.
Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động Thập điện Diêm Vương, diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho Thập Bát La Hán, 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng Thập Bát La Hán không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lan - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sĩ.
Chùa chuông nằm ngay trên mặt đường lớn, dễ tìm, bãi xe rộng rãi.Không gian trang nghiêm và thanh tịnh.
Có nhiều thông tin về tôn giáo. Địa điểm thuận tiện cho giao thông
Địa điểm rất tuyệt, thành tịnh, địa điểm tham quan du lịch nghỉ nghơi tuyệt vời
Một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, mang đậm dấu ấn của mảnh đất Phố Hiến - Hưng Yên. Love!
Chùa vẫn còn những nét cổ kính, cảm giác rất linh thiêng.
Cảnh đẹp nhất phố Hiến
Đẹp sân đỗ xe rộng rãi ko mất phí
Mình luôn thích vẻ cổ kính, đúng kiểu chùa Bắc bộ của chùa Chuông
Chùa chuông vừa đẹp vừa yên tĩnh
Năm nào cũng cùng mẹ đi bán Muối ở Chùa lấy lộc và niềm vui.Cảm thấy yêu quê lắm.
1 địa điểm tâm linh tuyệt vời! Năm nay chùa mở rộng thêm khu mới, diện tích vô cùng rộng, sạch sẽ, thoáng, chỗ để xe rộng rãi. Chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng khi đến nơi này!
Một ngôi chùa nổi tiếng tại Tỉnh Hưng Yên. Chùa Chuông gắn liền với nhiều sự tích nổi tiếng, với cổng tam môn, với cây cầu đá mang nhiều nét đẹp cổ kính. Đến với chùa Chuông sẽ được chiêm ngưỡng thập điện Diêm vương, tượng 18 vị La Hán ở 2 bên hành lang chùa. Đây là ngôi chùa mà ai đến Hưng Yên cũng nên ghé thăm.
Chùa Chuông nằm ở thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Được xây dựng từ thế kỷ từ thời Hậu Lê (thế kỉ 17), ngôi chùa được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”.Trong cơn lốc đô thị hóa, bê tông hóa, trùng tu hóa chùa chiền đang diễn ra xung quanh, chùa Chuông đang giữ được vẻ vẹn nguyên, trầm mặc cùng thời gian. Đến chùa Chuông vãn cảnh du khách sẽ đắm mình trong một thế giới khác, thật yên bình và thanh tịnh.
Chùa cổ, kiến trúc đẹp
Phong cảnh khuôn viên chùa thanh tịnh, thoáng mát, đẹp. Chùa rộng, tượng phật uy nghiêm mà gần gũi, là nơi rất nên tới dịp đầu năm.
Lần đầu đến Chùa Chuông đã cảm nhận được sự yên bình và cổ kính của chùa cùng với kiến trúc rất đặc trưng của các ngôi chùa miền Bắc.
Cảnh đẹp, chùa linh thiêng.
Chùa Chuông được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Năm 1992, chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Chùa và cảnh quan đẹp
Chùa Chuông có tên gọi khác là Kim Chung Tự tọa lạc tại Phường Hiến Nam Thành phố Hưng Yên. Được Nhà nước xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992 và là một di tích tiêu biểu trong khu di tích Phố Hiến.
Địa điểm du lịch tâm linh đáng để tham quan. Ngoài cảnh chùa thanh tịnh tươi đẹp ra, chùa Chuông được dân địa phương cũng như khách thập phương tới rất đông bởi sự linh thiêng của ngôi chùa. Mọi người đến đây cầu nguyện cho gia đình bình an, sức khỏe, may mắn và cầu cho con cái học tập thật tốt. Dịp hè trước khi diễn ra thi đại học/ trung học phổ thông, ở chùa thường tổ chức những buổi cầu nguyện cho các sĩ tử. Các em đến đây sẽ được nghe các thầy giảng kinh, tham gia một vài hoạt động tại chùa, xin bùa cầu an và xin chữ lấy may, cầu mong một kỳ thi an lành, thuận lợi, đầu óc sáng suốt để đạt kết quả tốt nhất trong khả năng của mình.
Cảnh đẹp , cổ xưa và linh thiêng .
Chùa Chuông nằm trên địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (xưa thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII).
Nơi này rất là thanh tịnh .Những ngày tết còn có chỗ gửi xe miễn phí cho các phật tử về lễ chùa
Đây là ngôi Chùa cổ linh thiêng, đường đi thuận tiện, bãi đậu xe rộng mát. Không gian thoáng mát sạch sẽ, là điểm đến lý tưởng cho du khách...
Ngôi chùa linh thiêng với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, khuôn viên cảnh quan hợp lý là nơi thu tập của nhiều người dân Hưng Yên. Đặc biệt, trong chùa còn trưng bày các tượng phật La Hán, mang đến sự cổ kính và thiêng liêng cho ngôi chùa#chùa_Chuông_hưng_yên
Theo truyền thuyết vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng), tên thường gọi là chùa Chuông.
Chùa cổ đẹp
Năm 2020 Chùa đã bổ sung an ninh tốt, trông xe miễn phí và phân luồng rất chật tự
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự (金鍾寺) nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là Phố Hiến đệ nhất danh thắng
Kiến trúc đã xói mòn theo thời gian. Không gian và hồ nước không được giữ vệ sinh tốt. Điểm nhấn là cái chuông vàng to được khảm trực tiếp lên mái ngói
Chùa Chuông nằm trên địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (xưa thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII).
Chùa Chuông đã được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 97 VHQG ngày 21 tháng 01 năm 1992 của Bộ Văn hóa.
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự (金鍾寺) nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên. Chùa Chuông nằm trong quần thể di tích Phố Hiến và được mệnh danh là Phố Hiến đệ nhất danh thắng.Chùa Chuông được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa hoàn chỉnh như ngày nay. Năm 1992, chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.Theo truyền thuyết vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng), tên thường gọi là chùa Chuông.Chùa Chuông có kết cấu kiểu Nội công ngoại quốc, bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của Bát Nhã và Trí Tuệ. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổMột trong những hiện vật có giá trị nhất còn lưu giữ lại chùa là tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711), bia ghi tên những người công đức tu sửa chùa. Phần đặc biệt của bia ghi lại cảnh đẹp của Phố Hiến và một số phường, như: Phường Hàng Bè, Hàng Sũ, Thợ Nhuộm, Cự Đệ, Hàng Thịt... mà nay chỉ còn trong dĩ vãng
Rộng và đẹp, có điều các công trình mới xây quá khác biệt so với chùa cổ.
Một ngôi chùa có tiếng ở Tp. Hưng Yên. Chùa có kiến trúc khá Cổ, phong cảnh rộng thoáng.
Quang cảnh đẹp, trong chùa rất nhiều tượng La Hán, rất tôn nghiêm và cổ kính! Ngôi chùa rất thiêng và đẹp!
Chùa thanh tịnh, nhiều châm ngôn nhà Phật rất hay. Chuông thiêng được bảo quản cẩn thận. Đúng tâm nhà chùa.
Chùa linh thiêng Tại Hưng Yên
Chùa cổ kính lắm
Chùa Chuông rất linh thiêng và có bãi đỗ xe miễn phí.
Điểm linh thiêng
Cổ kính, chốn thanh tịnh
Chùa Chuông nằm trên địa phận phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (xưa thuộc tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Chùa được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV), qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật thời Hậu Lê (thế kỷ XVII).Không chỉ nổi tiếng là một địa chỉ tâm linh trong quần thể di tích lịch sử Phố Hiến, chùa Chuông còn là một cảnh quan của Hưng Yên luôn làm nao lòng du khách. Cuốn sách “Hưng Yên tỉnh nhất thống chí” của Trịnh Như Tấu, thời Nguyễn đã khẳng định điều này: “Chùa Chuông – phố Hiến đệ nhất danh lam”.Chùa còn có tên là Kim Chung Tự bởi gắn với một huyền tích cổ xưa. Tương truyền, vào một năm đại hồng thuỷ, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè không biết từ đâu đã trôi dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Người dân các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được, vậy mà bô lão thôn Nhân Dục lại kéo được chuông lên bờ. Cho là điềm lành được trời, phật giúp đỡ, dân làng Nhân Dục bèn góp công, của dựng lại chùa cho rộng rãi hơn và xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh, tiếng chuông vang rất xa.co kinh chua chuong pho hien hinh 1Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Giữa sân là đường được lát đá xanh dẫn thẳng tới Nhà Tiền đường,Nét đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là ở bố cục cân đối, nhịp nhàng. Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ.Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao mắt rồng. Bước tới sân chùa được lát bằng gạch Bát Tràng, du khách được đắm mình trong một không gian rộng rãi, thoáng đãng với cây cối tốt tươi, hoa cỏ mát mắt. Giữa sân là con đường được trải đá xanh dẫn thẳng tới Nhà Tiền đường, Thiên hương, Thượng điện. Nối Nhà Tiền đường và Nhà Mẫu là hai dãy hành lang, được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau.Nối giữa Nhà Tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, ở giữa có cây hương bằng đá như cột kinh đá xưa, bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân tu sửa chùa.Nét đặc sắc của ngôi chùa cổ kính này là hệ thống các pho tượng Phật độc đáo được chế tác rất tinh xảo từ đất sét. Nổi bật là Bát bộ Kim Cương, 18 bức tượng La Hán, 4 bức tượng Bồ tát chạy dọc theo hai dãy hành lang. Các pho tượng được tạo tác rất công phu, điêu luyện, mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau.Chùa còn có bức phù điêu gỗ Thập điện Diêm Vương mô tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, cảnh địa ngục trần gian ở hai bên hành lang khuyên răn mỗi con người phải biết tu nhân, tích đức nhiều hơn.Trong chùa còn lưu giữ được nhiều di vật như: hoành phi, câu đối, đồ thờ, bia đá, trong đó có tấm bia đá Kim Chung tự thạch bi ký dựng năm Vĩnh Thịnh (1711) và cây hương đá “thạch trụ” mô tả cảnh chùa, cảnh đẹp của Phố Hiến xưa và ghi công đức tu tạo chùa của nhân dân. Phía cuối là lầu chuông, lầu khánh, nhà tổ.Năm 1992, Chùa Chuông đã được Bộ VHTT xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật. Chùa đã được đón nhiều vị lãnh đạo Nhà nước tới thăm quan, vãn cảnh.Trong cơn lốc đô thị hóa, bê tông hóa, trùng tu hóa chùa chiền đang diễn ra xung quanh, chùa Chuông đang giữ được vẻ vẹn nguyên, trầm mặc cùng thời gian. Đến chùa Chuông vãn cảnh du khách thấy được đắm mình trong một thế giới khác, thật yên bình và thanh tịnh
Nét đẹp cổ kính và ấm áp
Chùa cổ, rộng, linh thiêng.
Ngôi chùa cổ ở Hưng Yên. Đây là một trong những địa điểm mình đã ghé qua khi đến thăm quan phố Hiến xưa
Chùa cổ kính và có khuôn viên đẹp .các bạn nên tới tham quan
Đẹp và cổ kính
Bạn bè & Gia đình Tôi thường đi lễ ở Chùa Chuông mỗi khi đón Giao thừa. Đếm tượng và lễ, mua quà bên ngoài để lấy may. Có năm Tôi mua đu đủ, có năm Tôi mua bật lửa, muối ....
Ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng của thành phố Hưng Yên. Ngày càng có nhiều người biết và đến lễ vào dịp đầu xuân hàng năm.
Chùa Chuông vàng tức Kim Chung Tự vốn nổi tiếng là đệ nhất danh lam Phố Hiến. Chùa Chuông nằm tại thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên.Theo truyền xưa có trận đại hồng thủy cuốn theo một bè gỗ trên ngự một quả chuông vàng rất đẹp. Trôi qua nhiều nơi, cuối cùng dạt vào bãi sông thuộc thôn Nhân Dục. Dân làng nhiều người hò reo dốc hết sức kéo chuông lên, ì ạch mãi mà không được. Sau rồi sư cụ ở ngôi chùa nhỏ trong thôn mới lập đoàn rước gồm 10 nam trung, nữ trinh cùng rước chuông lên thì thành công. Từ đó nhân dân trong vùng mới góp tiền của dựng gác chuông, xây lại chùa.Tiếng đồn về chuông vàng - báu vật của chùa lan truyền đi mọi nơi, vua quan phương Bắc lúc đó sai người đóng giả là sư, tìm đến chùa đánh cắp chuông vàng. Biết được dã tâm ấy, các tăng ni trong chùa đành cất giấu dưới giếng. Dần dà, những người giấu chuông đều viên tịch hết, hậu thế cũng không tìm lại được. Có người cho rằng, chuông vàng đã về với đất mẹ. Và để tưởng nhớ quả chuông thiêng ấy, các tăng ni và nhân dân trong vùng liền đổi tên chùa là Kim Chung Tự (tức chùa Chuông vàng).Chùa Chuông được khởi dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ 15). Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, hiện nay chùa mang kiến trúc kiểu Nội công ngoại quốc, mặt quay về hướng nam, theo quan niệm của đạo Phật là hướng gắn liền với hạnh phúc và điều thiện. Quần thể kiến trúc trong chùa được bố trí cân xứng, nằm trải dài theo một trục đường thẳng tính từ cổng Tam quan đến nhà Tổ. Cổng Tam quan có các họa tiết, hoa văn trang trí mang ảnh hưởng phong cách mỹ thuật của Trung Quốc, đặc trưng như: hình rồng được đắp nổi trên bề mặt cổng, bức phù điêu về bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh ở Tây Trúc... Qua cổng Tam quan là tới cây cầu đá xanh được dựng vào năm 1702, bắc ngang qua ao mắt rồng. Đi tiếp qua khoảng sân rộng sẽ đến nhà Tiền đường 5 gian 2 chái, được kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen. Nối giữa Tiền đường và Thượng điện là khoảng sân nhỏ có cột đá 4 mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân tu sửa chùa. Thượng điện cũng có 5 gian 2 chái, kết cấu giống Tiền đường. Bên trong Thượng điện có nhiều pho tượng đẹp như: tượng Tam Thế, các vị Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà… Qua Thượng điện là tới hai dãy hành lang đối xứng nhau dẫn tới nhà Mẫu, nhà Tổ và lầu chuông. Ở hai dãy hành lang đó, có đặt rất nhiều bức tượng được xếp theo thứ tự. Đầu tiên là nhóm tượng phác họa về động Thập điện Diêm Vương - diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Tiếp đến là Bát Bộ Kim Cương, rồi đến Thập Bát La Hán (18 vị La Hán), Đức Ông, đứng cạnh có Già Lan - Chân Tể và cuối cùng là Đức Thánh Hiền, bên cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sỹ.Đặc biệt pho tượng 18 vị La Hán được dựng khéo léo, nghệ thuật điêu khắc tinh diệu đã hình thành cách bói dân gian khá độc đáo ở chùa Chuông: Cách tính năm chọn tượng, nhắm mắt tìm mình. Cách tính tuổi để tìm tượng ứng với niên vận của mình trong một năm. Lấy số tuổi đẻ (tuổi mụ) chia cho 9, số lẻ là bao nhiêu thì số tượng ứng với mình sẽ là số đó. Kết quả tìm tượng theo một nguyên tắc nhất định, nam bên trái, nữ bên phải.Ngoài kiến trúc đẹp, bề thế, chùa Chuông còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: hoành phi, câu đối…, đặc biệt là tấm bia đá “Kim Chung Tự thạch bi ký” được dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 7 (1711). Trên bia có ghi tên những người công đức tu sửa chùa và mô tả cảnh đẹp, phố phường của Phố Hiến xưa.Năm 1992, chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Là một trong những ngôi chùa đẹp của tp hưng yên...
Chùa rất đẹpAi đi cầu may rất ngày ngày tết
Đẹp , mà xây mới bê tông hóa làm giảm sự cố kính
Chỉ có yêu thích địa điểm cổ kính và con người đất kinh kỳ
Là chùa cổ kính, đáng để đến chiêm bái và lễ phật
Nơi du lịch tâm linh với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, bài trí tượng, khuôn viên cảnh quan hợp lý là nơi hấp dẫn hướng tới tâm linh.
Ngôi chùa linh thiêng, phong cảnh đẹp. Rất đáng để đi du xuân
Khuôn viên chùa rất rộng, có cả hồ sen nữa, khá đẹp mắt.
Chùa rất cổ kính và đẹp, kiến trúc chùa cổ của miền bắc
Di sản văn hóa Hưng Yên
Gođ
Rộng,yên bình
Chùa cổ, không gian yên tĩnh
Chùa cổ và đẹp. Rất đông ng đến lễ chùa đầu năm
Chùa chuông hưng yên
Là chùa cổ, chốn tâm linh của người việt
Nơi thờ cúng tâm linh
Bản thân cảm thấy Rất thanh tịnh, cảnh vật rất đẹp, thoáng mát, kiến trúc tinh xảo....
Chùa cổ, thanh tịnh
Là khu di tích cổ đẹp, lưu giữ đc nhiều di tích ngày xưa
Một vẻ đẹp kỳ vĩ
Nơi tâm linh nhiều lượt du khách viếng thăm .
Ngôi chùa cổ di tích lịch sử quốc gia
Những sư sãi ở đây rất tuyệt vời, quan tâm đến từng vị khách. Thái độ niềm nở, vô cùng đáng mến. A di đà phật.
Một ngôi chùa tâm linh với khi gian cổ kính
Đây là tín ngưỡng tâm linh quan trọng nhất là nơi mà mọi người có thể cầu nguyện xin lộc và mong muốn những điều của mình