Hội quán Tam Sơn là trụ sở của di dân người Hoa quê ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Tam Sơn là ba ngọn núi Bình Sơn, Cửu Tiên Sơn, Việt Vương Sơn ở Phúc Châu. Theo nội dung bia đá lập vào năm 1954 ghi lại sự kiện trùng tu hội quán thì không rõ hội quán Tam Sơn được xây dựng lúc nào, chỉ biết tòa nhà phía trước xây dựng vào năm Bính Thìn niên hiệu Gia Khánh (1796), đến năm Đinh Hợi niên hiệu Quang Tự thứ 13 (1887) thì trùng tu.Hội quán Tam Sơn rộng khoảng 1000m2. Mặt bằng tổng thể gồm sân trước, tiền điện, trung điện và chính điện. Dọc hai bên là tả vu và hữu vu, được xây cao ba tầng. Sân thiên tỉnh ở giữa tiền điện và trung điện kết hợp với hành lang trước tả vu và hữu vu tạo thành lối đi thông thương giữa các điện thờ. Càng vào trong các điện thờ càng được tôn cao dần lên. Mỗi điện thờ có một bộ khung chịu lực riêng và lớp mái riêng lợp ngói ống, diềm mái bằng ngói thanh lưu ly.Nóc mái tiền điện trang trí phù điêu do lò gốm Bửu Nguyên làm vào năm 1914 với tượng gốm lưỡng long triều nguyệt, phụng hoàng, cá hóa long, kỳ lân, quan lính… Hai đầu mái gắn tượng ông Nhật và bà Nguyệt.
Được xây dựng vào năm 1839, hội quán Tam Sơn là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.
Chùa có diện tích khá nhỏ, gửi xe trong chùa 5k, thích hợp cúng giải hạn, tam tai.....
Tọa lạc tại số 118 Triệu Quang Phục, quận 5,TP HCM, hội quán Tam Sơn là một trong những hội quán lâu đời của người Hoa ở vùng Chợ Lớn xưa.Hội quán này được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa kiều gốc Phúc Kiến vào năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng.Ban đầu, hội quán là nơi thờ Kim Huê Thánh mẫu tức Bà chúa Thai Sanh, vị nữ thần phụ trách vấn đề sinh đẻ theo quan niệm Á Đông.Sau này, Thiên hậu Thánh mẫu trở thành đối tượng thờ chính của hội quán, Kim Huê Thánh mẫu được đưa sang một bên, bên còn lại là Phước Đức Chánh thần.Theo quan niệm của người Hoa, Thiên hậu Thánh mẫu là vị nữ thần có tài phép thần thông phù trợ cho người đi biển. Khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, các thuyền viên thường gọi vái đến bà.Ngoài ra, hội quán Tam Sơn còn có các bàn thờ Quan Âm, Ngọc hoàng, Tam Thanh, Quan Công, Thần Tài Âm phủ, Thái Tuế Long vương...Từ nhiều năm qua, hội quán là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến ở khu vực Chợ Lớn.
Chùa không được trùng tu, cải tạo và chăm sóc nhiều.Nhưng lại là khu vực cho các tín đồ muốn giải trừ Tiểu NhânGiá combo có người hỗ trợ luôn tầm 300k-400k
Cúng làm ăn..và giải hạn..
Hội quán được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến thời vua Minh Mạng . Ban đầu nơi đây thờ Kim Huê Thánh Mẫu ( nữ thần vị thần phụ trách vấn đề sanh nở theo quan niệm Trung Hoa ) về sau Thiên Hậu Thánh mẫu trở thành đối tượng thờ chínhBên cạnh đó hội quán còn thờ Quan Công, Quan Âm , Thái Tuế Long Vương, Thần tài thổ địa mang đậm nét văn hoá của Đạo giáo Trung Hoa .Hằng năm đến gần tết nơi đây có tập tục Đánh tiểu nhân mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình, tập tục diễn ra từ tháng Giêng kéo dài cho đến đầu tháng Hai âm lịch, trong đó lễ chính là vào ngày vía thần Bạch Hổ. Bởi theo quan niệm dân gian của người Hoa, thần Bạch Hổ cũng là khắc tinh của “tiểu nhân”. Để linh ứng, tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” phải được diễn ra trước khu vực thờ Bạch Hổ
Đây là một ngôi đền thờ cúng các vị thần, đền thờ được xây dựng trước những năm 1975Đền thờ thể hiện một phần nét văn hóa sinh hoạt của công đồng người hoa ( đi đến nơi nào họ dừng chân lại cũng đều xây đền thờ, chùa ₫ể phù hộ cho họ bình an ) ngoài ra nơi đây là hội quán tương trợ lẫn nhau
Một trong nhiều ngôi Chùa ở Quận 5 do người Hoa tạo nên
Địa điểm tâm linh, truyền thống và kiến trúc xưa, hấp dẫn người dân Việt Nam và du khách (Spiritual sites, traditions and ancient architecture that appeal to Vietnamese people and tourists l
Chùa của người Hoa vùng Chợ Lớn. Hơi vắng vẻ nhưng trang nghiêm. Đôi khi thiếu chăm chút nội trong khuôn viên chùa. Nơi yên bình để tĩnh tâm trong thành phố xô bồ này
Tuy là cũ nhưng thần phật đầy đủ, đậm chất tộc hoa
Hoàn cảnh mất vệ sinh, những người quản lý thiếu văn hoá.
Người Hoa ở quận 5 đa số cũng đi chùa quan âm
Một nơi thực hiện nghi lễ cúng Giải hạn.
Tốt
Hội quán là một địa điểm cầu tự được nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến.
Thấy cũng có cái gì đó tâm linh
1 sao la ok roi
Theo phong cách của người hoa.
Tự do cúng bái
Đẹp
Tâm linh
Nơi di tích lịch sử
Tốt
Đẹp, thanh tịnh
Ngôi đền này được đặt theo tên của Sanshan (Lãnh chúa của ba ngọn núi) ở Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng được biết đến cho các cặp vợ chồng đến đây và cầu nguyện cho tôi Sanh - Thần của sự sinh sản. Ngôi đền nhỏ không có nhiều khách du lịch, nổi bật với những bức tường sơn đỏ và ánh sáng tự nhiên thu được bên trong thông qua không gian giữa các mái nhà. Bước vào bên trong ngôi đền mang đến cho bạn cảm giác đi vào một chiều không gian khác vì sự rung cảm yên bình của nó hoàn toàn tương phản với con đường nhộn nhịp ngay bên ngoài.
Mặc dù vậy, tôi là người theo đạo Hindu. Tôi và chồng tôi thích đến thăm những nơi linh thiêng. Tôi ngạc nhiên thay, một điều ước bấy lâu nay của tôi đã thành hiện thực và tôi dự định sẽ đến thăm lại khi điều ước đã hoàn thành. Tôi cầu nguyện cho những phước lành và tình yêu
Ngôi chùa rất đẹp. Tôi đã đến thăm nó vào một ngày chủ nhật, vì vậy có rất nhiều tín đồ, nó rất cảm động. Tôi đã có thể tham dự quần chúng truyền thống, đó là một trong những khoảnh khắc mà tôi yêu thích trong các chuyến đi của tôi. Tôi khuyên bạn nên ghé thăm nơi này chìm trong lịch sử. Tôi đặt tro cốt của bà tôi ở đó ...Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ
Một ngôi đền hoành tráng, nơi khách du lịch châu Âu và Mỹ rất vui được đến!
Chùa văn hóa đẹp
Được xây dựng bởi các giáo đoàn Phúc Kiến Trung Quốc. Phổ biến với phụ nữ muốn thụ thai.
Ngôi chùa cổ
Thực sự như thế
Không quá nhiều để xem.
ồ
Tốt