Tôi chọn Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam là nơi hoạt động tình nguyện vì:- Tổ chức chuyên nghiệp, được giao lưu, kết nối cùng các sinh viên trẻ, năng động, tài năng từ các trường Đại Học, THPT ở Hà Nội.- Được tìm hiểu văn hóa đa dạng của rất nhiều dân tộc.- Được trò chuyện và trao đổi với các nghệ nhân của các làng nghề.- Được cấp chứng chỉ hoạt động tình nguyện và được ưu đãi vé tham quan Bảo tàng các lần sau.Nếu bạn muốn tìm nơi nào đó để tham gia hoạt động tình nguyện và muốn có trải nghiệm văn hóa hãy chọn Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam. Các thông tin về tuyển tình nguyện viên được đăng trên website chính thức của Bảo tàng và trên nhóm fanpage chính của Bảo tàng.
Không gian dân tộc học! Quần thể 50 dân tộc anh em việt nam đều có ở đây. Không gian thoáng mát sạch sẽ, yên tĩnh! Đáng để đến thăm quan và tìm hiểu. Đóng cửa vào ngày thứ 2. Thích hợp cho các buổi thăm quan cuối tuần! Đi khoảng 30-45p là sẽ hết 2 tầng trưng bày! Đáng để đến thăm khi bạn đến Hà Nội.
Không gian rộng, bố trí bài bản. Không gian ngoài trời với nhiều mô hình không gian văn hóa các dân tộc rất hấp dẫn. Có nhiều chương trình sự kiện hấp dẫn. Đây có lẽ là một trong những bảo tàng hiếm hoi luôn đông khách, và là một trong những bảo tàng đông khách nhất trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam. Tuy nhiên giá vé cao so với mức thu nhập trung bình của người dân, nên chủ yếu dành cho khách nước ngoài và người có thu nhập ở mức cao.
Một nơi tuyệt vời, nhiều thông tin, dường như là nơi duy nhất ở VN tổng hợp đầy đủ về các dân tộc sinh sống ở Việt Nam. Ngoài phần bảo tàng trong nhà thì còn có phần không gian ngoài trời là các nhà của các dân tộc được tái hiện thực tế, các cây trồng của vùng miền, tuy nhiên bảo tàng rộng hơn cây cối cũng như các khu sinh hoạt cộng đồng phong phú hơn thì thật tuyệt.
MỘt điểm đến hấp dẫn cho gia đình & trẻ nhỏ cuối tuần, ở đây trưng bầy nhiều hiện vật dân tộc thú vị. Cuối tuần, hoặc những dịp như trung thu, tết thiếu nhi, bảo tàng dân tộc học có khá nhiệu sự kiện, hoạt động thu hút gia đình và các em trẻ nhỏ. Không gian rộng, xanh mát rất lí tưởng.Ngay cả với các bạn trẻ thì đây cũng là điểm khám phá văn hóa dân tộc tuyệt vời
Không gian trải nghiệm thú vị cho trẻ nhỏ cả trong nhà và ngoài trời. Có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian theo chủ đề. Có chỗ để xe. Có nhà hàng nhỏ của Koto giá rất rẻ, vừa miệng. Có quán cafe và cửa hàng lưu niệm của Trúc Lâm.
Nhiều hiện vật đã cũ, bám bụi không được vệ sinh. Bảo tàng khá yên tĩnh, ngoài ra không có nhiều trò giải trí
Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Bên trong có rất nhiều đồ cổ về văn hóa Việt Nam. Mỗi dân tộc Việt Nam có một nét đặc trưng khác nhau, bảo tàng cung cấp cho chúng ta một cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết cho từng dân tộc, vùng miền khác nhau. Ngoài ra còn có một khu trưng bày văn hóa các nước Đông Dương - láng giềng của chúng ta. Với sinh viên, chỉ cần bỏ ra 15k là có thể tham quan toàn bộ bảo tàng. Thật tuyệt vời!
Không gian yên tĩnh, hài hòa giữa chất hiện đại và không khí dân gian ngày xưa.Có rất nhiều hiện vật gợi cảm xúc, là tư liệu quý giá cho những ai muốn làm bài nghiên cứu.
Đây là địa điểm tham quan bổ ích cho các bạn nhỏ vào dịp cuối tuần nha cả nhà!thời sinh viên mình từng đến đây mấy lần sau khi lập gia đình mình cũng hay cho bé nhà minh tham quan thấy rất nhiều bổ ích các bạn được trải nghiệm rất nhiều thứ bên ngoài cuộc sống. Bảo tàng có khuôn viên rộng rãi cho các bạn nhỏ tha hồ khám phá, chơi đùa. Ngay đến bản thân mình đến mùa hoa loa kèn thứ 35 này mới lần đầu được đặt chân đến đây :
Bảo tàng dân tộc học việt nam tại đầu đường nguyễn văn huyên và đối diện là công viên Nghĩa đô. Là địa chỉ tham quan học tập rất phù hơp cho các bạn học sinh sinh viên và người lớn khi vừa tham quan vừa tìm hiểu được về phong tục tập quán và văn hóa của các dân tộc của nước ta,...
Cũng là một nơi đáng đến tuy các hiện vật vẫn còn nghèo nàn, bù lại có khuôn viên các khu nhà của các dân tộc với nhiều cây xanh. Dù sao cũng rất ghi nhận sự cố gắng của các cán bộ bảo tàng! 👍
Không gian rộng rãi thoáng mát, nhưng mau chán
10/10 đó các bác, rộng, nhiều đồ thú vị, đi vào các dịp lễ thì sẽ có các hoạt động thú vị nữa. Nhà vệ sinh hiện đại, giá vé cho hssv 20k ng lớn 40k
Khuôn viện rộng lớn thoáng đãng, nằm gần công viên nghĩa đô - hồ điều hòa của thành phố nên không khí rất trong lành thoáng mát. bên trong có nhiều bộ sư tập, hình ảnh về các dân tộc việt nam Rất bổ ích
® Bảo tàng to đẹp, là nơi nên tới tham quan khi có dịp du lịch Hà Nội.✓ Bảo tàng gồm 3 khu trưng bày chính:I - Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: giới thiệu về 54 dân tộc ở Việt Nam.II - Khu trưng bày ngoài trời: là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau.III - Khu trưng bày Đông Nam Á: đây là nơi giúp khách tham quan hiểu hơn về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.✓ Các tuyến xe buýt đi tới bảo tàng : 7, 12, 13, 14, 38 và 39✓ Open time : 8h30 - 17h30 tất cả các ngày trừ thứ hai đầu tuần.
Phù hợp cho trẻ con, các bạn trẻ và khách du lịch muốn tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam, Đông Nam Á và vài khu vực khác trên thế giới.Khuôn viên thoáng, mát, nhiều cây xanh, không khí trong lành.
Rất tuyệt để đưa các con đến chơi và tìm hiểu những nét văn hóa của 64 Dân tộc Việt Nam!
Đẹp, rộng, rất đáng để tới. Đồ lưu niệm cũng dễ thương mặc dù đắt
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị về văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.Bảo tàng nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, xứng đáng được bạn dành trọn một ngày cuối tuần để tham quan toàn bộ kho tàng văn hóa thể hiện đặc sắc những đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam.Đây là một điểm đến hấp dẫn với khoảng không gian rộng lớn ngoài trời dành cho các công trình kiếntrúc nhà ở của nhiều dân tộc: nhà sàn dài Ê Đê, Ba Na, nhà sàn Cơ Tu, Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván bằng gỗ quý pơ mu của người HMông, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà ngói của người Việt.Nơi đây không chỉ là trung tâm lưu giữ và trưng bày quý giá về văn hóa mà còn là nơi tổ chức nghiên cứu khoa học, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu, khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa về phương diện dân tộc học của các dân tộc anh em.Bảo tàng có các không gian thoáng mát, trang bị hiện đại, góc nhìn đẹp, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với các sự kiện, hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế...Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách tới tham quan mỗi năm.
1 nơi rất đáng bỏ một ngày ra để thăm quan, khuôn viên rộng đi mỏi chân luôn. Rất nhiều cây nên trời nắng đi vẫn cảm thấy mát.
Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bảo tàng DTHVN do Nhà nước đầu tư xây dựng và nằm trong hệ thống các bảo tàng quốc gia ở Việt Nam.Bảo tàng DTHVN có nhiều chức năng: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác...Quá trình hình thành Bảo tàng DTHVN được xúc tiến từ những năm 80 của thế kỷ 20, khi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước còn vô cùng khó khăn trong thời hậu chiến. Ngày 24/10/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Bảo tàng DTHVN. Ngày 12/11/1997, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp họp tại Hà Nội, Bảo tàng tổ chức lễ khánh thành, với sự có mặt của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Cộng hoà Pháp Jacques Chirac.Bảo tàng toạ lạc trong khuôn viên rộng gần 4,5ha, bao gồm ba khu trưng bày.- Thứ nhất, toà nhà 2 tầng có tên gọi Trống đồng, trưng bày về các dân tộc ở Việt Nam, bắt đầu mở cửa phục vụ công chúng từ ngày 13/11/1997.- Thứ hai, khu trưng bày ngoài trời, được gọi là Vườn kiến trúc, rộng khoảng 2ha, xây dựng từ năm 1998 đến 2006, giới thiệu chủ yếu 10 công trình kiến trúc dân gian của 10 dân tộc ở Việt Nam.- Thứ ba, toà nhà 4 tầng có tên gọi Cánh diều, khởi công xây dựng tháng 6/2007 và khai trương trưng bày đầu tiên vào cuối năm 2013, là khu trưng bày về các cư dân ngoài Việt Nam, trước hết là các dân tộc ở Đông Nam Á.
Không gian thoáng đãng giữ lòng Thủ đô.Kiến trúc Của nhiều dân tộc khác nhau, mang lại nhiều nét ấn tượng Và tràn ngập không gian của các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam.Khu vực di chuyển dễ bị nhầm lẫn cần có nhiều biển hướng dẫn hơn!
Một điểm thăm quan nên đến tại Hà nội, nên có hướng dẫn viên để giới thiệu. Ngày 12-11-1997, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mở cửa đón công chúng. Với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cộng đồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sưu tầm, mà quan trọng hơn, cộng đồng cùng với Bảo tàng tham gia trưng bày, trình diễn, giới thiệu và bảo tồn di sản văn hóa. Điều đó đã làm cho các hoạt động của Bảo tàng gần gũi với đời sống, chân thật và sống động. Ngoài trưng bày, cộng đồng tham gia có hiệu quả vào hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống, văn nghệ dân gian, rối nước, các trò chơi dân gian... Những công trình kiến trúc dân gian trong khuôn viên Bảo tàng đều do cộng đồng tạo dựng nên và khi cần thì chính các chủ thể văn hóa trở lại sửa chữa. Sự xuất hiện các công trình kiến trúc dân gian ở Bảo tàng làm cho mối quan hệ giữa cộng đồng và Bảo tàng thêm gần gũi, thân thiết. Và thông qua các hoạt động đó, cộng đồng trực tiếp giới thiệu, quảng bá văn hóa đến công chúng, vừa nâng cao lòng tự hào đối với di sản văn hóa, vừa góp phần bảo tồn di sản văn hóa. Sự sống động và hấp dẫn của một bảo tàng văn hóa có sự đóng góp công sức rất lớn của cộng đồng. Đây là điểm sáng và là nét mới đặc sắc trong hoạt động giới thiệu, quảng bá các giá trị di sản văn hóa của Bảo tàng. (Nguồn: vme)
Nội dung, hiện vật trưng bày phong phú, tái hiện không gian sinh sống, phong tục, văn hóa của một số dân tộc Việt Nam tiêu biểu.
Bảo tàng là nơi lưu trữ tất cả các giá trị truyền thống của các nước trên thế giới. Nơi lưu trữ các kỉ vật của các quốc gia. Bảo tàng là nơi tham quan lịch sử dành cho mọi người đặc biêt là dành cho học sinh, sinh viên và các em nhỏ để mở mang tri thức. Bảo tàng rất rộng và có rất nhiều nơi để tham quan cho du khách. Du khách ở đây thì có cả người Việt với người nước ngoài đến tham quan. Bảo tàng có khu dành cho các kỉ vật của các nước trên thế giới và khu kỉ vật dành cho các giá trị truyền thống của Việt Nam.
Rất ý nghĩa và chứa đựng nhiều thông tin bổ ích về Văn Hóa, Lịch Sử. Không gian rộng rãi, thoáng mát
Tuyệt vời. Một địa điểm rất lý thú cho cả gia đình cùng đi tham quan. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam vô cùng đặc sắc và lý thú. Đặc biệt ở đây còn có Nhà dài người Ê Đê của một gia đình buôn Ky - Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc (dài tận 42m lận)
Tuyệt vời, bảo tàng rất rộng và đẹp. Khu bên trong nhà có bày nhiều đồ và có giới thiệu về đồ vật, dụng cụ đó. Ngoài ra còn có dịch vụ thuyết minh tự động.Khu ngoài trời thì có nhiều nhà của các dân tộc. Khu này rất rộng và đẹp, nhiều cây. Mình còn không nghĩ là đang ở Hà Nội nữa, cảm giác như đã đến 1 vùng nào đó xa xa Hà Nội rồi ấy.Đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời.
Bảo tàng Dân tộc học Việt nam là một địa điểm làm cho tôi biết thêm nhiều nét văn hóa các dân tộc Việt Nam hơn, cho tôi được tiếp xúc với các vùng miền nhanh chóng mà tôi chưa được tới. Tôi yêu địa điểm này và rất mong các bạn trẻ cùng trang lứa như tôi, chúng ta hãy nên tìm hiểu thêm để biết được Đất Nước ta phong phú và đa sắc màu nhường nào! 😉
The Vietnam Museum of Ethnology is one of the places to display and preserve the cultural values of 54 ethnic groups across the country.Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị về văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.
Bảo tàng thích hợp cho trẻ em học hỏi các nền văn hóa. Là 1 nơi lý tưởng để vui chơi dịp cuối tuần⁶
Một nơi xứng đáng để cho các bạn nhỏ đến tham quan
Bảo tàng rất rộng, đẹp, có quán cà phê bên ngoài, phù hợp đưa trẻ em đi chơi cuối tuần.
Chỗ rộng rãi cho trẻ chạy nhảy, nhìn chung 10 năm quay lại ko thấy thay đổi gì :)) giá vé xem trên web, 5k gửi xe máy sân bãi đàng hoàng :)) là chỗ để lưu giữ và ghi dấu lịch sử, là nơi tham quan hữu ích với ng ko có đủ sức đi thăm 6x dân tộc anh em :)) khách nước ngoài có nhiều, đông đúc vào các dịp 1/6, trung thu, à thích nhất chỗ bán tranh Đông Hồ trong khu nhà ng Việt, mỗi tội chắc thuê địa điểm đắt đỏ nên là chỗ này xa xôi và ít ng vào :) 10 năm nữa lại quay lại xem sao 😆😆😆
Đây là điểm đến thật lý tưởng, sạch sẽ thoáng mát, phục vụ thật tận tình chu đáo,Hãy đến đây trải nghiệm nhiều điều thú vị và tuyệt.
1. Địa điểm đẹp nên đến.2. Phù hợp mọi lứa tuổi.3. Khu vực mới xây dựng lại. Có cả múa rối nước dân gian.4. Đi vào dịp cuối tuần ok.5. Gửi xe ô tô trên vỉa hè giá 30k.6. Không gian mát mẻ, sạch sẽ, rộng rãi.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km.Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày,trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng.Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được hình thành từ năm 1981 tại Hà Nội với diện tích 3,27 ha. Công trình này do kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế và nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus (người Pháp) thiết kế nội thất. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Từ ngoài nhìn vào, du khách sẽ thu hút bởi cách trình bày, bố trí từ hình thức đến nội dung thể hiện đều rất khoa học và logic, dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.Mở cửa từ 8h30 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Hai.GIÁ VÉ40.000 đồng/người/lượtGIẢM VÉSinh viên: 20.000 đồng/người/lượt;Học sinh: 10.000 đồng/người/lượt;Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Người cao tuổi; Người khuyết tật nặng...) Và Người dân tộc thiểu số: 50%MIỄN VÉTrẻ em dưới 6 tuổi;Người khuyết tật nặng đặc biệt;Thẻ ICOM;Thẻ Người bạn Bảo tàng của BTDTHVN;Thẻ nhà báo;Nhà tài trợ.VÉ XEM MÚA RỐI NƯỚCNgười lớn: 90.000đ/véTrẻ em: 70.000đ/vé
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị về văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước. Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách tới tham quan mỗi năm. Giờ hãy cùng VNTRIP.VN tìm hiểu xem bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có những gì thú vị nhé!Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km. Bảo tàng mang ý nghĩa giá trị văn hóa to lớn quy mô quốc gia cũng như địa phương. Bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện như ô tô, xe máy hoặc taxi. Đối với nhiều du khách khi đến Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến “không thể bỏ qua”.Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được hình thành từ năm 1981 tại Hà Nội với diện tích 3,27 ha. Công trình này do kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế và nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus (người Pháp) thiết kế nội thất. Bảo tàng như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với đa dạng nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Các hiện vật này được trưng bày theo nhiều loại khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác.
Giá vé rẻ, chỉ 40k cho người lớn và 20k cho HSSV. Khu vui tham quan rất rộng, các hiện vật phong phú, quang cảnh thoáng mát sạch đẹp. Với những người ham tìm hiểu văn hóa dân tộc, văn hóa thế giới thì đây là điểm đến bổ ích.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nột bảo tàng lịch sử. Nơi đây có các đồ vật từ thời cổ xưa, có các trò chơi dân gian, và có cả những niềm vui khi đi tham quan nơi này đấy, thân mến bạn đọc!
Bảo tàng phù hợp cho cả gia đình có buổi dạo chơi ngắn, khu mới sạch đẹp, lưu ý dịch vụ ăn uống chưa đa dạng lắm
Là địa điểm trải nghiệm, học hỏi các giá trị văn hóa, là địa điểm lí tưởng cho những ai thích khám phá lịch sử❤
Bảo tàng cho tôi hiểu biết thêm về các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam
Một trong những bảo tàng lớn nhất nước về dân tộc học , nên đến để tìm hiểu về 54 dân tộc anh em Việt Nam . Khá nhiều thông tin đầy đủ , hiện vật cũng như hình ảnh rất thiết thực . Đặc biệt phù hợp với những ai đam mê muốn tìm hiểu về văn hoá các dân tộc Việt Nam, mọi thứ đều ổn .• Nhược điểm : giá vé nên rẻ hơn cho người Việt , và đa phần là người nước ngoài đến tìm hiểu là chính
Hay nhưng bảo tàng k bật quạt hay điều hòa rất nóng, làm giảm sự thích thú khi tham quan.
Bảo tàng dân tộc học là nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam được trình bày rất sinh động và chân thực như: Nhà rông, nhà sàn, biểu diễn các trò chơi của các dân tộc có thể kể tới như nhảy sạp hoặc múa rối nước. Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Nét đẹp văn hóa của 54 dân tộc anh em trải dài trên đất nước hình chữ SKhẳng định bản sắc văn hóa đa dạng của con người Việt Nam ta
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị về văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước. Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách tới tham quan mỗi năm.Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km. Bảo tàng mang ý nghĩa giá trị văn hóa to lớn quy mô quốc gia cũng như địa phương. Bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện như ô tô, xe máy hoặc taxi. Đối với nhiều du khách khi đến Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến “không thể bỏ qua”.được hình thành từ năm 1981 tại Hà Nội với diện tích 3,27 ha. Công trình này do kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế và nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus (người Pháp) thiết kế nội thất. Bảo tàng như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với đa dạng nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Các hiện vật này được trưng bày theo nhiều loại khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác.Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Từ ngoài nhìn vào, du khách sẽ thu hút bởi cách trình bày, bố trí từ hình thức đến nội dung thể hiện đều rất khoa học và logic, dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.Tòa nhà Trống Đồng có hai không gian, 1 không gian trưng bày theo chủ đề và luôn được làm mới ở tầng 2, còn không gian tầng 1 giới thiệu bản sắc 54 dân tộc. Tại đây có 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc. Để phục vụ khác tham quan, các hiện vật ở đây đều được dịch chủ yếu 3 thứ tiếng: Tiiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Pháp và một số thứ tiếng khác để du khách tiện cho việc tham quan, tìm hiểu bảo tàngDu khách sẽ ngỡ ngàng trước những hiện vật đẹp mắt được trưng bày cẩn thận từ quần áo, đồ nghề cho tới mô hình các lễ nghi, ma chay, cưới hỏi… Tất cả được dựng lại như một góc thu nhỏ cuộc sống cũng như văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc xưa kia.Du khách sau khi tham quan qua tòa nhà Trống Đồng sẽ bắt gặp một khoảng sân lớn, đó khu trưng bày ngoài trời. Tại đây sẽ bắt găp những kiến trúc độc đáo của người dân tôc như nhà sàn của người Tày, nhà sàn của người Ê đê, nhà sàn của người Tày, nhà trệt lợp ván Pơmu của người H’mong. Nằm trong khuôn viên khu vườn còn có cối giã gạo bằng sức nước của người Dao.Tiếp theo các du khách có thể tham quan khu trưng bày Đông Nam Á ở trong bảo tàng. Nhìn từ xa, du khách sẽ nhận thấy khu trưng bày được xây dựng theo hình cánh diều – một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực ASEAN. Cánh diều tượng trưng cho ước mơ, hoài bão, cho sự tự do còn mãi với thời gian.Ở đây thường xuyên trưng bày về văn hóa Đông Nam Á, tranh kính Indonesia, một thoáng châu Á và vòng quanh thế giới. Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục, hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện, du khách có thể xem tư liệu văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước ASEAN. Đây chính là cầu nối, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và bạn bè khu vực Đông Nam Á cũng như nhiều nơi trên thế giới.
Bảo tàng rộng đẹp với thiết kế trực quan hấp dẫn, xứng đáng là 1 trong những điểm đến đáng chú ý nhất tại Hà Nội.
Cho con Trẻ vào đây rất mát mẻ sạch và thoáng. Đi trách các dịp nghỉ lễ thì sẽ đỡ đông và tham quan tìm hiểu văn hóa dân tọc cho các con học rất tốt .
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày,trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng.
Bảo tàng dân tộc học VN rất đáng để cta đến.Là 1 địa điểm ở khu Cầu Giấy, diện tích khá rộng.Nếu đi xe máy thì đi vào qua phía trong cổng có chỗ để xe.Giá vé cx khá rẻ. Nếu có thẻ sv hs là người già trên 65t thì được 50% vé nhé.Nơi thích hợp đưa các bạn nhỏ đến tham quan và để tìm hiểu hiểu thêm về VN mình .Gồm 3 khu, khu trống đồng, khu asia và khu ngoài trời.Khu ngoài trời khá rợp mát và phong phú với những mẫu nhà sàn , mẫu nhà của một số dân tộc ở nước ta.Mình cảm thấy bỏ ra mấy tiếng đồng hồ đi xem khá đáng. Vì bên trong bảo tàng mọi thứ rất sinh động chứ k khô khan .Các tục lệ , trang phục, nhà ở , phong cách sinh hoạt của các dân tộc trên khắp VN được thể hiện rất rõ và sinh động.Đáng nên đi.
Không gian ở đây rộng rãi, rất nhiều điều để mình có thể khám phá.Giá vé hợp lí, đặc biệt còn giảm giá đối với hssv chỉ còn 20 nghìn VNDGần ngay bến xe bus nên rất thuận tiện đi lại.Không gian ngoài trời rộng, nhiều cây cối nên rất thoáng đãng, đặc biệt sẽ thấy rất nhiều chim.Đến đây các bạn sẽ được khám phá những phong tục các dân tộc Việt Nam, các trang phục, cổ vật. Ngoài ra còn có các cổ vật đại diện các thời kì phát triển của đất nước. Còn thấy nhiều đồ vật trang trí, đời sống lạ của các quốc gia trong khu vực.Nói chung đến đây là xứng đáng.
Một nơi thích hợp để đưa trẻ con đi khám phá, tìm hiểu sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam. Không gian trong đây rất thoáng mát, yên tĩnh, có rất nhiều trò chơi dân tộc. Tuy nhiên đã mất vè vào cửa lại còn mất thêm vé để xem múa rối nước nữa là không nên.
Mình đến bảo tầng hồi năm nhất đại học ,cách bài trí nghệ thuật ở đây rất tuyệt ,dễ hiểu và bắt mắt cho ta trải nghiệm rõ hơn về câu nói 54 dân tộc anh em ,ngoài ra còn có tòa nhà trưng bày dành cho một số dân tộc Châu Á khác rất thú vị
Việt Nam có dân số gần 86 triệu người (2009), như một đại gia đình gồm 54 dân tộc: người Việt (Kinh) và 53 dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc lại bao gồm một số nhóm địa phương. Bức tranh ngôn ngữ tộc người rất phong phú, gồm 5 ngữ hệ:- Ngữ hệ Nam Á: gồm hai nhóm ngôn ngữ Việt-Mường và Môn-Khơme- Ngữ hệ Thái-Kađai: gồm nhóm Tày-Thái và Kađai- Ngữ hệ Hmông-Dao- Ngữ hệ Hán-Tạng : gồm nhóm Tạng-Miến và Hán- Ngữ hệ Nam ĐảoMỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, đồng thời giữa các dân tộc cũng có những nét tương đồng. Văn hoá của các dân tộc vừa có sự tiếp nối truyền thống, vừa bao gồm những yếu tố được tạo thành trong quá trình giao lưu lẫn nhau, ở cấp vùng cũng như quốc gia, và cả sự ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt là của quan hệ lâu đời với Trung Hoa, Ấn Độ và Đông Nam Á, sau đó là quá trình tiếp thu những yếu tố văn hoá phương Tây.Lối sống cổ truyền phổ biến của các dân tộc đều dựa trên nông nghiệp trồng lúa nước hoặc lúa rẫy là chính, kết hợp với chăn nuôi gia đình, hái lượm, săn bắt, đánh bắt cá; nghề thủ công (dệt vải, đan lát, rèn, làm gốm, làm mộc…) và kinh tế hàng hoá ở những trình độ khác nhau. Các dân tộc đều lấy làng làm đơn vị tổ chức xã hội quan trọng, nhưng từ hình thức quần cư, kiểu dáng nhà cửa, đến truyền thống gia đình, xã hội và tôn giáo thì đa dạng. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đến nay vẫn phổ biến, là cơ sở cho những sinh hoạt lễ tục nhiều vẻ của phần đông nhân dân các dân tộc. Thực hành Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo... đóng vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận dân cư. Hiện nay, các dân tộc đang ở những mức độ khác nhau trên con đường phát triển cuộc sống hiện đại và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.Tất cả 54 dân tộc của Việt Nam đều được giới thiệu trong trưng bày thường xuyên ở toà nhà “Trống đồng”, theo lộ trình gồm 12 không gian nối tiếp nhau:Giới thiệu chungViệtMường, Thổ, Chứtnhóm Tày-Tháinhóm KađaiHmông-DaoTạng-MiếnMôn-Khơme miền BắcMôn-Khơme Trường Sơn – Tây NguyênNam ĐảoChăm, Hoa, KhơmeGiao lưu văn hóaVề hành chính, Đông Nam Á ở những năm đầu thế kỷ 21 bao gồm 11 quốc gia: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines và Đông Timor, với dân số gần 600 triệu người. Nhưng theo quan niệm dân tộc học, Đông Nam Á còn bao gồm cả Nam Trung Quốc và một phần Đông Bắc Ấn Độ.Đông Nam Á là khu vực đa tộc người, có tới hàng trăm nhóm cư dân sinh sống ở đây, được phân chia theo 5 dòng ngôn ngữ:- Dòng Nam Á (còn gọi là Môn - Khmer): Đây là lớp cư dân bản địa của Đông Nam Á lục địa, ngày nay là hàng loạt tộc người, họ có ngôn ngữ được dùng làm quốc ngữ, như tiếng Việt, tiếng Khmer, và rất nhiều ngôn ngữ khác.- Dòng Nam Đảo: Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á hải đảo, Malaysia, có một bộ phận ở Tây Nguyên của Việt Nam, vùng duyên hải của Thái Lan và Myanmar.- Dòng Thái - Kađai: Gồm các nhóm cư trú tại Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc, vùng núi của Myanmar và Việt Nam. Có một bộ phận phân bố tới Assam thuộc Ấn Độ.- Dòng Hmông - Yao: Phân bố tại vùng núi Nam Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam, Lào và Thái Lan.- Dòng Hán - Tạng: Gồm nhóm Hán và nhóm Tạng - Miến. Ở Đông Nam Á, người Hán sống chủ yếu ở các thành phố lớn. Trong khi đó, các nhóm nói ngôn ngữ Tạng - Miến có mặt khắp nơi, trừ Đông Nam Á hải đảo và Malaysia. Người Karen cư trú ở Myanmar và biên giới Thái Lan cũng được xếp vào nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến.Sinh sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người với những sắc thái địa phương đa dạng, phong phú. Ở khắp nơi, dân cư đều sống bằng lúa gạo, với hai
Cảm giác lãnh đạo mới kém quan tâm hơn so với trước, các hạng mục ít được đổi mới, bảo dưỡng. Vào chỉ được cái râm, mát, còn nội dung bảo tàng ngày càng đi xuống.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Huyên, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km. Được xây dựng từ năm 1997, tới nay bảo tàng trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những vật trưng bày bình dị, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người VN. Tiến sĩ Lưu Hùng, phó giám đốc bảo tàng dân tộc học cho biết: “Đây là niềm tự hào, nhất là khi mà đa phần các bảo tàng trong nước ít thu hút được khách du lịch như hiện nay. Bảo tàng dân tộc học VN khi ra đời cũng được đặt trước một thách thức rất lớn là tồn tại trong bối cảnh rất nhiều bảo tàng đang bước vào thời kỳ khó khăn, công chúng không đến được với bảo tàng, bảo tàng không phát huy được hiểu quả của mình, lúng túng trong việc phát triển, hoạt động. Bảo tàng dân tộc học VN dần dần từng bước vừa làm vừa học, đa dạng hóa các hoạt động. Đó là con đường phát triển các hình thức hoạt động mới mà thậm chí bảo tàng chưa quen, chưa biết đến”.Khu trưng bày của Bảo tàng là tòa nhà hình trống đồng có diện tích 2500m2. Tòa nhà này có kiến trúc vô cùng độc đáo, được thiết kế đặc biệt. Cầu thang bên trong tòa nhà có những tay vịn, đặc trưng của những chiếc cầu thang bắc lên nhà sàn của người dân tộc thiểu số. Các dân tộc được trưng bày trong bảo tàng theo hệ ngôn ngữ như khu giới thiệu dân tộc Kinh, khu giới thiệu nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka Dai, tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, dân tộc Chăm, Hoa, Khmer…Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 27.000 hiện vật, trong đó 23.000 hiện vật về cộng đồng các dân tộc VN, còn lại là các hiện vật về các dân tộc ở Đông Nam Á và các các nước khác. Khối lượng tư liệu nghe nhìn gồm 11.000 kiểu ảnh tư liệu về các mảng đề tài khác nhau. Các hiện vật được phân loại và trưng bày theo từng nội dung khác nhau trong tòa nhà Trống Đồng, nơi du khách có thể tìm hiểu đời sống người dân tộc qua các vật dụng thường ngày của họ và gợi tả được nhiều nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc.
Bảo tàng rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh; là nơi lưu giữ các nét đẹp văn hóa về đời sống của các dân tộc, phù hợp cho nhiều lứa tuổi, nhất là trẻ em.
Trang trọng, nhân văn, ý nghĩa. Cảnh quan cũng khá đẹp.Có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến đây.
Bảo tàng siêu rộng, thiết kế đẹp, có cả bảo tàng ngoài trời để trưng bày nhà ở của các dân tộc. Mọi thứ đều ổn, trải nghiệm tốt. Trừ mỗi khu vực múa rối nước.
điểm đến hấp dẫn cho gia đình & trẻ nhỏ cuối tuần, ở đây trưng bầy nhiều hiện vật dân tộc thú vị. nhiều hiện vật đã cũ. trò giải trí không nhiều.
Giá vé học sinh sinh viên rẻ mỗi 10-20 nghìn thôi, bảo tàng nhiều thứ bổ ích hay ho, giàu giá trị, khuôn viên được thiết kế logic, nhiều cây xanh thoáng mát, nhà sàn nhà rông nhà dài các kiểu nhà luôn, gửi xe 5k
Bảo tàng DTHVN lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.Khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt phong phú là đồ vải của các dân tộc, như khố, váy, khăn... được trang trí bằng các kỹ thuật truyền thống khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; các hiện vật nghi lễ... Cùng với hiện vật, trong các phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người. Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, tất cả các thông tin trong trưng bày, các bài viết cũng như các chú thích, đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bảo tàng còn soạn thảo nhiều tờ gập giới thiệu những nội dung chính, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật..., phát miễn phí cho du khách.Trong khu trưng bày ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Bana, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe Ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau.
Địa điểm rất tuyệt vời để khám phá văn hóa các dân tộc Việt Nam. Mẫu vật trưng bày đẹp, không gian rộng rãi.
Bảo tàng rộng, đẹp. Thiết kế rất thân thiện và gẫn gũi thiên nhiên. Khu trung bày cũng có nhiều hiện vật đẹp, có giá trị về các dân tộc khác nhau ở Việt Nam
Kiến trúc hiện đại, cách bố trí và lấy sáng hợp lý. Không gian cảnh quan xanh và thú vị, đậm đà bản sắc các dân tộc Việt Nam
Hiện vật rất phong phú, xếp đặt thật tuyệt vời. Gây thích thú nhất là khu bảo tàng ngoài trời với các ngôi nhà của các dân tộv.
Ai thích khám phá những điều mới lạ và tìm hiểu về sự đa dạng của các dân tộc Việt Nam thì nên tới đây. Bảo tàng rộng lớn, trưng bày rất nhiều các tư liệu giá trị, các dân tộc cũng như lịch sử được giới thiệu rất kỹ, đầy đủ. Khu nhà các dân tộc là nơi mình rất thích, nhà Rông Tây Nguyên, nhà người Dao, người Thái, nhà Mồ... được dựng lên rất thật. Không gian trải nghiệm văn hoá tuyệt vời giữa lòng thủ đô. Vé vào cổng rẻ, nếu là học sinh, sinh viên, hoặc đi theo nhóm đông người sẽ được giảm giá👍🏻👍🏻👍🏻
Tuy chưa nhiều hạng mục tham qan qá nhưng bố trí khá khoa học, bảo tàng đáng đi nhất mình từng biết ở trong nước.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Huyên, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km. Được xây dựng từ năm 1997, tới nay bảo tàng trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những vật trưng bày bình dị, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người VN.Tiến sĩ Lưu Hùng, phó giám đốc bảo tàng dân tộc học cho biết: “Đây là niềm tự hào, nhất là khi mà đa phần các bảo tàng trong nước ít thu hút được khách du lịch như hiện nay. Bảo tàng dân tộc học VN khi ra đời cũng được đặt trước một thách thức rất lớn là tồn tại trong bối cảnh rất nhiều bảo tàng đang bước vào thời kỳ khó khăn, công chúng không đến được với bảo tàng, bảo tàng không phát huy được hiểu quả của mình, lúng túng trong việc phát triển, hoạt động. Bảo tàng dân tộc học VN dần dần từng bước vừa làm vừa học, đa dạng hóa các hoạt động. Đó là con đường phát triển các hình thức hoạt động mới mà thậm chí bảo tàng chưa quen, chưa biết đến”.Khu trưng bày của Bảo tàng là tòa nhà hình trống đồng có diện tích 2500m2. Tòa nhà này có kiến trúc vô cùng độc đáo, được thiết kế đặc biệt. Cầu thang bên trong tòa nhà có những tay vịn, đặc trưng của những chiếc cầu thang bắc lên nhà sàn của người dân tộc thiểu số. Các dân tộc được trưng bày trong bảo tàng theo hệ ngôn ngữ như khu giới thiệu dân tộc Kinh, khu giới thiệu nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka Dai, tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, dân tộc Chăm, Hoa, Khmer…Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hóa của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 27.000 hiện vật, trong đó 23.000 hiện vật về cộng đồng các dân tộc VN, còn lại là các hiện vật về các dân tộc ở Đông Nam Á và các các nước khác. Khối lượng tư liệu nghe nhìn gồm 11.000 kiểu ảnh tư liệu về các mảng đề tài khác nhau. Các hiện vật được phân loại và trưng bày theo từng nội dung khác nhau trong tòa nhà Trống Đồng, nơi du khách có thể tìm hiểu đời sống người dân tộc qua các vật dụng thường ngày của họ và gợi tả được nhiều nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc.Tham quan không gian trưng bày giới thiệu về dân tộc chiếm gần 90% tổng số dân của Việt Nam, một du khách người Anh rất thích thú khi được nhìn và sờ tay vào những dụng cụ đánh bắt thô sơ của người Việt được trưng bày tại đây. Anh chia sẻ: “Đôi lúc chúng ta nhìn thấy những người dân đi xe đạp chở lưới đánh cá. Những người nông dân với vóc dáng nhỏ bé thì họ sử dụng mồi câu, những người cao lớn hơn thì họ dùng lưới đánh cá. Chúng tôi muốn được xem cách họ làm từ tháng Sáu đến tháng Chín”.Với cách bài trí, trưng bày hiện vật một cách khoa học, kết hợp với các hoạt động tạo không gian mở cho bảo tàng như các buổi biểu diễn rối nước, mời các nghệ nhân biểu diễn, trình diễn nghề thủ công, tổ chức các lễ hội dân tộc... luôn tạo cảm xúc mới lạ cho khách tham quan. Chị Lương Ngọc Hương đến bảo tàng nhiều lần và mỗi lần lại tìm thấy được nhiều kiến thức ở đây. Chị tâm sự: “Ở đây mình có thể học hỏi được về kiến trúc, về lối sống của những người dân tộc. Đặc biệt bảo tàng có những chương trình đặc biệt thì mình học được rất nhiều thứ ở đấy vì có những nơi mà mình chưa từng đi, có những phong tục mà mình chưa biết”.Rời tòa nhà Trống đồng, du khách ra thăm quan khu bảo tàng ngoài trời. Những ngôi nhà dài của người dân tộc Ê đê, nhà tường trình của người Hà Nhìn, Nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên, nhà Việt....mang lại cho du khách cảm giác sống động. Khuôn viên rộng lớn, cây cối xanh mắt với những mảnh vườn xinh xắn trồng rau, trồng cây thuốc nam, bãi cỏ xanh mịn màng, con đường làng...tất cả đều đem lại cho bảo tàng một vẻ đẹp khó diễn tả. Tiến sĩ Lưu Hùng cho biết: “Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là bảo tàng đầu tiên của VN có khu trưng bày ngoài trời, tất cả các công trình kiến trúc ở đây đều do các tộc người chủ thể làm. Những ngôi nhà ở đây có địa chỉ, có lý lịch, cuộc sống của nó. Thông qua quan niệm, cách tiếp cận mới tiên tiến, nó thích hợp với xã hội, với yêu cầu phát triển của bảo tàng học ngày nay, của công chúng ngày nay là hướng đi đúng đắn”.
Mình vẫn cứ nhớ như in lần đầu vào bảo tàng dân tộc học lúc mình còn bé xíu. Cái lần đấy thấy bảo tàng rộng mênh mông. Đầy đủ tất cả các hiện vật và nhà ở của đủ cả 54 dân tộc anh em. Dân vào đó tham quan cũng khá văn minh, có trình độ. Gặp cả người da trắng nước ngoài vào tìm hiểu tham quan nữa. Khách du lịch cũng khá dễ gần. Mình học được khá nhiều qua cả những hiện vật cũng như các cô chú hướng dẫn viên cho khách du lịch nước ngoài trong lần đầu tiên vào đó nữa.
địa điểm tốt để đưa các con đi chơi, tìm hiểu nền văn hóacác dân tộc của Việt Nam. cần tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa của các miền và các trò chơi dân gian thường xuyên hơn. Hoạt động biểu diễn múa rối nước bây giờ đã đưa vào thu phí và phí thì khá cao đối với cả người lớn và các con
Kiến trúc đẹp, bên trong trưng bày nhiều hiện vật, khuôn viên rộng rãi thoáng mát, nhiều cây xanh, nhiều kiến trúc đặc sắc của từng dân tộc, có múa rối nước, là địa điểm để học tập, tìm hiểu bản sắc các dân tộc, kiến trúc độc đáo
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày,trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng.
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.Khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt phong phú là đồ vải của các dân tộc, như khố, váy, khăn... được trang trí bằng các kỹ thuật truyền thống khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; các hiện vật nghi lễ... Cùng với hiện vật, trong các phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người.Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, tất cả các thông tin trong trưng bày, các bài viết cũng như các chú thích, đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bảo tàng còn soạn thảo nhiều tờ gập giới thiệu những nội dung chính, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật..., phát miễn phí cho du khách.Trong khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe Ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam. Sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho chuyến ghé thăm tới bảo tàng đặc biệt này đấy!
Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia làm nhiều khu khác nhau gồm khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh và hồ Đồng Mô và cuối cùng là khu điều hành văn phòng.
Du khách đến đây không chỉ tham quan mà vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, Bảo tàng Dân tộc học còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn múa rối nước, các hoạt động văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phục vụ du khách. Ngoài ra du khách sau khi tham quan bảo tàng có thể dừng chân mua vài món đồ lưu niệm nhỏ nhắn, xinh xắn về làm quà cho gia đình hay những người bạn của mình.Không chỉ đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mà du khách còn cảm nhận được sự giao thoa mang đậm né tvăn hóa của các nước Đông Nam Á. Điều này càng làm cho mối quan hệ giữa văn hóa Việt nam với văn hóa của các nước Đông Nam Á trở nên tốt đẹp hơn.Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của 54 dân tộc anh em kết hợp những sắc màu văn hóa trên khắp cả nước, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chắc chắn là một trong những địa điểm mà các bạn không thể bỏ qua khi đến với thủ đô.Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên khuôn viên có diện tích hơn 4ha, được khởi công xây dựng vào cuối năm 1987 và khánh thành vào năm 1997. Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Hà Đức Lịnh (dân tộc Tày) và nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus, gồm ba khu vực trưng bày chính: khu trưng bày trong tòa Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á.Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng có diện tích 2.500m² gồm 2 tầng, được chia làm chín chủ đề: giới thiệu chung; nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; nhóm Thái - Kadai; nhóm Mông - Dao; nhóm Hán - Tạng; nhóm Môn - Khmer; nhóm Nam Đảo; các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer và giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc nhà ở đặc trưng của các dân tộc Việt Nam (nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, nhà mái lợp gỗ pơ-mu của người Mông, nhà lợp ngói của người Kinh, nhà mồ Gia-Rai, nhà rông của người Ba-Na, nhà đất trình tường của người Hà Nhì…).Khu trưng bày Đông Nam Á được dành để giới thiệu khái quát bức tranh văn hóa phong phú của các dân tộc Đông Nam Á theo 5 chủ đề: đồ vải, đời sống hàng ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật trình diễn và tôn giáo - tín ngưỡng.Với 15.000 hiện vật, 42.000 phim và ảnh màu, 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới để tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn nghề thủ công và các loại hình văn hóa dân gian khác nhau của các dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.Trang web du lịch uy tín thế giới TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014.
Bảo Tàng với không gian rộng, có điểm đỗ ô tô trước cổng, Trong khuôn viên có quán cafe
Một địa điểm ở trung tâm Hà Nội vừa giúp chúng ta tìm hiểu về văn hoá vừa có không gian yên tĩnh giúp rời xa sự ồn ào của phố thị.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Đúng như tên gọi của nó, đến đây bạn sẽ hiểu hơn về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, đặc điểm riêng của từng dân tộc trên dải đất hình chữ S này. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho chuyến ghé thăm tới bảo tàng đặc biệt này đấy!
Đối diện với công viên Nghĩa Đô qua đường Nguyễn Văn Huyên là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trong đây trưng bày nhiều công trình kiến trúc và nét đặc sắc đặc trưng của người dân Việt
Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật lịch sự, có những khu nhà văn hóa của các dân tộc Việt Nam, cũng như thưởng thức nhiều trò chơi dân gian.Nên cho bé tới đây để khám phá các vũng miền dân tộc Việt Nam.
Dịch covid lâu quá chưa đc ghé thăm lại, ở đây có tổ chức vui chơi cổ truyền hay lắm
Bảo tàng dân tộc học cho tôi hiểu biết nhiều về dân tộc của đất nước Việt Nam chúng ta. Rất bổ ích.
Tham quan học hỏi được rất nhiều kiến thức lịch sử của các dân tộc. Đầy đủ các hiện vật.Khuôn viên xung quanh bảo tàng trồng nhiều cây xanh. Không khí mát mẻ thoải mái.
Không khí trong lành và yên tĩnh giữa đường xá tấp nập, tuy nhiên rất ít người dân đến đây, khách chủ yếu nước ngoài
Vào đây uống cà phê thôi, bảo tàng cắt đất cho thuê, cà phê ngon,haha
Khu vui chơi, tham quan giúp bạn khám phá các văn hoá các dân tộc việt nam, không gian rộng rãi và đẹp.
Một trải nghiệm khá thú vị cho các bé cuối tuần. Và khá nhiều góc sống ảo.
Đây là địa điểm tốt để các bạn tìm hiểu thêm về các văn hóa khác nhau của các dân tộc. Việt Nam. Rất phù hợp cho các bạn học sinh, sinh viên có buổi picnic cuối tuần. Vừa học, vừa chơi
Một địa điểm đẹp về cảnh quan và nội dung, văn hóa. Nơi thường tổ chức các hoạt động văn hóa đẹp , các ngày hội truyền thống, làng nghề.... của các dân tộc trên đất nước.
Đây có lẽ là bảo tàng thu hút được nhiều khách nhất trong số các bảo tàng ở Hà Nội. Thực ra cách bố trí và trưng bày hiện vật cũng không có gì khác và đặc sắc nhưng nó có không gian và nhiều cây xanh nên thích hợp là 1 điểm vui chơi của học sinh sinh viên
Các video cần thay đổi cho sắc nét hơn! Nơi đây có đầy đủ 54 dân tộc với những nét đặc trưng nhất của từng dân tộc. Địa điểm này rất thích hợp cho những ai không có điều kiện đi du lịch có thể khám phá được đầy đủ nét đa dạng văn hoá các dân tộc Việt Nam! Một địa điểm khám phá thú vị cho trẻ nhỏ! Rất tuyệt !
Rất to và đẹp! Đi mỏi chân😂. Khám phá được rất nhiều điều! Mọi người nên đi 1 lần.