user
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
07 Công Trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam
Ngoại hình
Bình luận
Le
Ôn tập №1

Nhà hát Thành Phố là nơi hát kịch, nhạc tại Thành phố Hồ CHí Minh. Địa chỉ số 7 Đồng khởi, với khuôn viên bên trong rộng và thường xuyên có những sự kiện được tổ chức bên ngoài. Nơi đây bạn có thể tổ chức sự kiện cho công ty bạn một cách hoành tráng

Hu
Ôn tập №2

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn. Là nơi chuyên tổ chức và biểu diễn các tiết mục nghệ thuật, đồng thời có thể sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn thu hút rất nhiều người tới thăm quan. Vậy thì hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu và khám phá kiến trúc độc đáo của nhà hát lớn này nhé qua bài viết sau đây.Ho chi minh Opera House có địa chỉ tại số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1. Là một trong những công trình tại tp Hồ Chí Minh thuộc loại lâu đời theo lối kiến trúc Tây Âu đầy hoa mỹ. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc, văn hóa tiêu biểu của thành phố hiện nay.Mặt tiền của nhà hát thì hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi. Còn ở bên cạnh là hai khách sạn lớn là Caravelle và Continental. Với vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát không chỉ là nơi tổ chức các sự kiện mà còn là một địa điểm du lịch lý thú thu hút rất nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng.Khám phá kiến trúc tuyệt đẹp của nhà hát lớn Sài GònNhà hát lớn Sài Gòn còn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội. Tác giả của tòa kiến trúc cổ kính này chính là các kiến trúc sư Ernest Guichard, Eugène Ferret và Félix Olivier. Được xây dựng vào năm 1900 theo lối kiến trúc “flamboyant” của thời Đệ tam cộng hòa Pháp.Cửa mặt tiền của nhà hát lớn chịu ảnh hưởng rõ nét nghệ thuật của Bảo tàng Petit Palais xuất hiện cùng năm tại Pháp. Bên trong thì được thiết kế tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt ra còn có thêm 2 tầng lầu với sức chứa lên tới 1800 chỗ ngồi.Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất của nhà hát đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống lại với mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 vô cùng đẹp mắt. Hệ thống các ô cửa vòm với dãy lan can nhô cao được thiết kế mang đậm nét kiến trúc cổ điển Pháp.Trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử thì cho tới nay, Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng bị hư hại phần nào. Mãi đến năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo lại nhưng được sử dụng làm Hạ Nghị viện của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Bất kể bạn là người thích tìm hiểu về văn hóa hay chỉ đơn giản là được ngắm nhìn những công trình kiến trúc đẹp. Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu của bạn trong chuyến du lịch vòng quanh Sài Gòn. Một công trình kiến trúc tuyệt đẹp đã góp phần làm tăng thêm vẻ sang trọng và duyên dáng cho Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài việc thăm quan và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kích của nhà hát lớn thì du khách có thể ghé qua khách sạn Continental Sài Gòn. Một trong những khách sạn cổ xưa nhất ở Sài Gòn với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nơi đây đã từng đón tiếp rất nhiều nguyên thủ, chính khách từ khắp nơi trên thế giới.

Th
Ôn tập №3

Giải việt dã truyền thống lần thứ 45Vô địch thành phố Hồ Chí Minh 2021Nhà Hát Giao Hưởng – Nhạc, Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn Thành Phố, hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố, nằm trên đường Công trường Lam Sơn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn.

Ho
Ôn tập №4

Nhà Hát Giao Hưởng – Nhạc, Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn hay Nhà hát Thành Phố, nằm ở 07 Đồng Khởi (cuối đường Lê Lợi, hai bên là đường Công trường Lam Sơn), phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh Nhà hát là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental.Nhà hát được xây năm 1898 và khánh thành ngày 1 tháng 1 năm 1900. Kiến trúc sư Eugène Ferret là người thiết kế và tham gia xây dựng là các kiến trúc sư Félix Olivier và Ernest Guichard đã sử dụng lối kiến trúc Flamboyant của thời Đệ tam cộng hòa Pháp cho Nhà hát. Cửa mặt tiền trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts và có ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Bảo tàng Petit Palais tại Pháp. Mái vòm và những phù điêu trang trí được chuyển đến Sài Gòn từ Pháp.Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Sài Gòn, Nhà hát được tu bổ bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí điêu khắc nổi ở mặt tiền như các tượng nữ thần, các dây hoa, cột đèn… được phục chế, đồng thời trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm.Nằm ở vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, Nhà hát với 468 ghế ngồi với tổng diện tích 2016m² được sử dụng là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật như kịch nói, cải lương, ca nhạc, giao hưởng thính phòng, ba-lê, nhạc truyền thống dân tộc, biểu diễn thiết kế thời trang.. đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Ngoài ra vào tối cuối tuần, chương trình hòa tấu nhạc kèn thường xuyên được tổ chức tại khu vực trước tiền sảnh Nhà hát.Nhà hát có bãi giữ xe máy và xe ô-tô ở bên hông và đằng trước (không quá rộng rãi). Phía trước Nhà hát ngày xưa có Vườn hoa nhưng nay đã được dỡ bỏ để xây dựng công trình Metro. Phía sau nhà hát có Highlands Café.

Th
Ôn tập №5

View đẹp xỉu, sau lưng có quán trà đào iu thích của mình. Chọn dc vài góc sống ảo xịn

Đạ
Ôn tập №6

Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc flamboyant của thời Đệ tam cộng hòa Pháp[2]. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế quốc (sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco), mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Toà thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỷ đồng thời giá bấy giờ.

Tr
Ôn tập №7

Sắp hoàn trả mặt bằng khu vực này rồi, nơi được xem đẹp nhất tại Hồ Chí Minh. Quá tuyệt vời Sài Gòn ơi!

I
Ôn tập №8

Nhà hát với kiến trúc tuyệt vời của những cột đá trắng và mái vòm cong này dễ làm du khách quên mất mình đang ở giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải Paris.Bất kể là người thích tìm hiểu về văn hóa hay chỉ đơn giản yêu thích những công trình kiến trúc đẹp, Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh là điển dừng chân không thể thiếu. Hay thường được gọi là Nhà hát Thành phố, tòa nhà trắng muốt này là một dấu ấn gợi nhớ về thời Sài Gòn còn là kinh đô của vùng thuộc địa Pháp đầu thế kỷ 20.Từ xa, du khách có thể ngắm kiến trúc tráng lệ của nhà hát với ảnh hưởng sâu sắc của phong cách kiến trúc Pháp. Mái vòm và những phù điêu trang trí được chuyển đến Sài Gòn theo đường máy bay từ Paris và toàn bộ kiến trúc, nội thất đều do các kiến trúc sư Pháp thiết kế.Sau Thế Chiến I, dưới áp lực từ những chỉ trích về sự ảnh hưởng của phong cách Pháp, chính quyền thành phố đã gỡ bỏ nhiều phù điêu trang trí, tượng điêu khắc bên ngoài nhà hát. Nhân kỷ niệm thành phố 300 năm tuổi vào năm 1998, Nhà hát Thành phố đã được cải tạo và phục hồi nguyên trạng như ban đầu. Ngắm những pho tượng trắng muốt trên lối vào, sàn nhà lót gạch sặc sỡ và những ngọn đèn chùm lộng lẫy.Ngoài các chương trình Giao hưởng thính phòng, Nhà hát Thành phố có là địa điểm tổ chức nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, từ các vở ballet đến nhạc truyền thống dân tộc. Hãy tìm một chương trình phù hợp sở thích và dành vài giờ thưởng thức trong không gian tuyệt vời, có sức chứa đến 1.800 khán giả này.Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm Quận 1 và chỉ mở cửa cho khách tham gia các chương trình nghệ thuật. Có thể mua vé dễ dàng tại phòng vé cạnh nhà hát.Từ nhà hát, du khách có thể dễ dàng đi bộ đến nhiều danh thắng nổi tiếng khác trong khu vực như Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Dinh Độc Lập. Những con phố quanh nhà hát rợp bóng cây, rất phù hợp cho du khách chầm chậm tản bộ, ngắm cảnh.

Ng
Ôn tập №9

[English below]Lần đầu tiên mình đi đến Nhà hát TPHCM là khi tham dự À Ố show. Không gian nhà hát được chia làm 3 tầng. Trần nhà rất cao. Âm thanh và ánh sáng cực kì sống động. Nhắc đến À Ố show, show kéo dài 1 tiếng và rất đáng đồng tiền bởi vì sự chuyên nghiệp và tận tâm của các nghệ sĩ.The first time I went to the HCM City Theater was when I attended À Ố show. Theater space is divided into 3 floors. The ceiling is very high. Extremely vivid sound and light. Referring to A O show, the show lasts 1 hour and is worth because of the professionalism and dedication of the artists.

Th
Ôn tập №10

Lần đầu có dịp xem nhạc giao hưởng tại đây nên tranh thủ vao để biết kiến trúc bên trong. Tầng trệt sân khấu chính có nhiều ghế nhất, tầng 2 có lẻ là vị trí xem tốt nhất vì cao vừa đủ, tầng 3 có 2 hàng ghế, có nhiều ghế nhựa có thể sắp xếp thêm.Tại đây hay có các chương trình biểu diễn của HBOS (Nhà hát vũ kịch HCM).Nếu là giao hưởng thì giá vé tầm 300-40k, sinh viên ưu đãi 80k.Các chương trình khác có ca sĩ biểu diễn thì cao hơn, 700-900K. Kiến trúc mái vòm quá đẹp, màu bên trong vàng nhạt.Ai thích nhiếp ảnh thì trong nhà hát phải xài lens 10-11mm (FF) thì mới lấy hết được cả mái vòm. Nơi này chủ yếu dành cho dân trong nghề(nhạc giao huong) đến xem.Có bãi giữ xe máy 2 bên hông nhà hát dành cho khách xem nhạc , giá 10K.Phía bên hông sau nhà hát có bán trà vải/trà đào (hàng rong nhưng chắc gốc bự nên mới xin bán ở chỗ này được), giá từ 15k.

Th
Ôn tập №11

Không gian cổ kính, sang trọng. Âm thanh tuyệt vời, ánh sáng sân khấu tốt

Tr
Ôn tập №12

Nhà hát lớn thành phố nằm ở vị trí trung tâm thành phố, được xây dựng theo kiến trúc Châu Âu và do các kiến trúc sư của Pháp thiết kế, được xây từ thời Pháp, trải qua hàng trăm năm ,nhà hát vẫn là một trong những biểu tượng lâu đời nhất của thành phố,Và là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất khi tới Thành Phố.

Co
Ôn tập №13

Niềm tư hào cua nguời dân HCM, lịch sử của VN, cho 5 sao ủng hộ

Ôn tập №14

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy).

Xu
Ôn tập №15

Sau Dinh Độc Lập thì kiến trúc thứ 2 được nhắc tới nhiều nhất là Nhà Hát Thành Phố, nơi diễn ra hầu hết các sự kiện văn hóa lớn nhỏ. 1 công trình do người Pháp để lại khi còn đô hộ Việt Nam, và giờ qua bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu lần trùng tu. Nhà Hát Thành Phố vẫn sừng sững đứng đó! 1 biểu tượng đi cùng thời gian, 1 cột mốc chói lọi đánh dấu sự kiện Việt Nam đã đánh đuổi tất cả các cường quốc xâm chiếm Việt Nam! Việt Nam hào hùng!

Je
Ôn tập №16

Công trình lịch sử lâu đời, địa điểm tham quan, trình diễn nghệ thuật

An
Ôn tập №17

Nhà hát được khánh thành vào năm 1900.Thành phố đã có đợt trùng tu lớn nhà hát vào năm 1998 nhân dịp kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Lần tân trang nhà hát gần đây được thực hiện vào năm 2007 - 2009, dịp này thành phố Lyon - Pháp đã tài trợ 160.000€ để lắp đặt hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm cho tòa nhà .

Ôn tập №18

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

He
Ôn tập №19

Mong het dich. Nhin thanh pho buon qua

Ki
Ôn tập №20

Đẹp và hoành tráng một địa điểm đáng đến để tham quan của tp. Hồ Chí Minh

Ng
Ôn tập №21

Nhà hát không cho vào trong, nhưng buổi tối thường có những buổi trình diễn rất đặc sắc. Bạn có thể mua vé từ quầy trước nhà hát. Nhà hát được xây dựng theo phong cách Acoustic nên âm thanh nghe rất hay

la
Ôn tập №22

Sài gòn hiện nay với nhà hát theo nguyên bản gốc (kỷ niệm SG 300 năm).

Na
Ôn tập №23

Tháng 06/2021

Hi
Ôn tập №24

Nhà hát xây dựng thời Pháp cổ kính, qui mô nhỏ, kiến trúc đẹp.

Ôn tập №25

Nói chung là có cập đôi ra đây làm 2 ly nước kiếm gốc nào đó ngồi nói chiện tâm sự rồi nhìn dòng người qua lại thì còn gì bằng nhưng rất tiếc mình không có ai hix :(

Kh
Ôn tập №26

Nhà hát kiến trúc rất đẹp, là một địa điểm nên ghé qua 1 lần nếu có dịp đến TPHCM

tr
Ôn tập №27

Kien truc dep

An
Ôn tập №28

Thiết kế đẹp, là nơi checkin lý tưởng cho các bạn.

Ch
Ôn tập №29

Chùa vĩnh nghiêm

Th
Ôn tập №30

Kiến trúc đẹp cổ kính. Những chương trình ca mua nhạc nghệ thuật ấn tượng

Đạ
Ôn tập №31

Thật thú vị, âm thanh nhà hát rất hay và ấn tượng

Ôn tập №32

Một hôm nọ mình cùng bạn bè đi dạo ở chụp ảnh các thứ rồi ngang qua nhà hát, bạn mìn đi vào mình cũng vào theo, lúc đầu cũng ngại sợ xét vé vv mà bất ngờ là cũng k ai hỏi j hết cứ lăng tăng dạo vòng ngoài mấy chổ có background đẹp, lúc đó đang có buổi hòa nhạc tụi mình cũng đi vào nghe luôn, mình k rõ là có phải tốn kém hay miễn phí không khi vào tham dự buổi hòa nhạc thế này nhưng mình là nghe chùa r đó 😂, lần đầu trải nghiệm cảm giác khi ở trong đó nó khác hẳn ở nhà hay ngoài đường nhiều, lúc về còn đc tặng túi xách nhỏ đựng vài gói và ly mì, chắc của hãng mì tài trợ buổi đó, nói chung là đc zo nghe nhạc, chụp hình, trải nghiệm còn có quà, mà wuan trọng là free nha

Mi
Ôn tập №33

Nhớ tuổi thơ nhiều lần được ba mẹ chở ra chạy vòng vòng quanh sảnh ngoài của Nhà Hát Thành Phố. Di tích lịch sử tồn tại hơn 100 năm của Sài Gòn

Ph
Ôn tập №34

Cảnh quan sầm uất tầm nhìn nhiều hạn chế và rối mắt

Qu
Ôn tập №35

Nhà hát đã đuợc trùng tu và rất đẹp

Th
Ôn tập №36

Rất đẹp và hiện đại.

Gi
Ôn tập №37

Thành lập theo Quyết định số 955/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, ký ngày 21/6/1993 với tên gọi ban đầu là “Nhà hát Giao hưởng và Thính phòng”, sau đổi thành “Nhà hát Giao Hưởng và Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh”. Ngày 09/9/2006 được sự chấp thuận của lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân, Sở Văn Hóa Thông Tin Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát được đổi tên thành: “Nhà Hát Giao Hưởng - Nhạc, Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh”.Nhà hát có chức năng nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức biểu diễn các chương trình âm nhạc hàn lâm. Giới thiệu những tác phẩm âm nhạc lớn quốc tế, những tác phẩm hay của các nhạc sĩ Việt Nam, thông qua các hình thức như: Hòa tấu dàn nhạc, Tốp nhạc, Độc tấu, Hát Opera, Múa Ballet... Nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức âm nhạc ngày càng cao của nhân dân Thành phố, của khu vực và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến thành phố.Nhà hát phát triển và hoạt động như ngày nay là kết quả của tình yêu lớn lao đối với nghệ thuật giao hưởng – nhạc, vũ kịch, lòng yêu nghề cháy bỏng và cũng là sự trăn trở của lãnh đạo và nghệ sĩ Thành phố về sự cần thiết phải xây dựng và phát triển loại hình nghệ thuật mang tính hàn lâm, xứng đáng với vị trí và tầm vóc của Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố lớn, một trong những thành phố quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước Việt Nam đổi mới và phát triển.Nhà hát đã đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật hàn lâm đầu tiên tại Nhà hát Thành phố, bằng một chương trình biểu diễn vào ngày 9/9/1994. Bắt đầu từ đó, ngày 9/9 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà hát Giao hưởng – Nhạc, Vũ kịch TP. Hồ Chí Minh. Trong mục tiêu phấn đấu và phát triển của mình, Nhà hát tập trung vào các vấn đề sau:Đứng vững và phát huy vai trò là một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, đỉnh cao về nghệ thuật giao hưởng – nhạc kịch và vũ kịch tại TP.HCM. Trong đó, tập trung xây dựng, đầu tư về tác phẩm giao hưởng, vũ kịch, nhạc kịch Việt Nam và quốc tế, mang tính chuyên nghiệp học thuật cao nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ chính trị, đối ngoại và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh.Phát huy vai trò và trách nhiệm là một Nhà hát của loại hình này ở khu vực phía Nam, nhằm góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng tăng của nhân dân các tỉnh, thành phía Nam.Mở rộng đối ngoại, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế nhằm giới thiệu, quảng bá nền nghệ thuật và các tài năng Việt Nam đến nhân dân các nước.Thời gian qua là chặng đường đầu tiên, những bước đi đầu tiên với những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua… Nhưng, bằng tình yêu và tấm lòng yêu nghề quên mình vì nghệ thuật, với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Thành phố và sự động viên, cổ vũ của giới nghệ thuật và bạn bè đồng nghiệp, tập thể cán bộ công nhân viên, nghệ sĩ đã đoàn kết quyết tâm cùng phấn đấu cho sự phát triển của Nhà hát Giao hưởng Nhạc, Vũ kịch, tạo một vị trí vững chãi và khẳng định đây là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm văn hóa lớn của đất nước.Xin gửi đến quý vị lãnh đạo, các bậc nghệ sĩ lão thành, các bạn bè đồng nghiệp và quý khán giả lời chào trân trọng.

Qu
Ôn tập №38

Ok hay va dep .sang trong va thanh lich.toi cug yeu thick

Na
Ôn tập №39

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de lHorloge) (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.Giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là nhà Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, Chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê chuẩn một dự án tân trang nhà hát vào tháng 11 năm 2007, kinh phí trù liệu là 1,6 tỷ đồng. Trong chương trình này, những bộ phận kiến trúc trùng tu dược liệt kê như sau:Mái ngói với những vật liệu chế tạo đúng theo khuôn mẫu của thời đó (1900).Thay ghế ngồi bằng ghế đệm (giảm số ghế từ 559 xuống 500 chỗ ngồi).Thay gạch lát nền.Trùng tu các tượng phía trong nhà hát.Trùng tu các điêu khắc nổi trên tường và các tượng theo đúng mẫu ban đầu.Dự án hoàn tất cuối năm 2009. Công ty tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ đã nhận 160.000 € trợ cấp của Thành phố Lyon (Pháp) để trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm.[1]

Hu
Ôn tập №40

Vị trí: Nằm trên mặt tiền đường Đồng Khởi và là 1 trong những biểu tượng của TP.HCM.⚠️ Lưu ý: Gửi xe bên cạnh nhà hát bên tay trái (10k/1xe), xe hơi để ngay phía trước nhà hát. Nên đi sớm trước giờ diễn 30ph vì tụi diễn viên đi sớm & cũng gửi cùng bãi nên rất dễ gây hết chỗ. Lần mình đi phải móc vé cho xem, kì kèo mới cho vô, nhét cái xe vô cũng cả 1 quá trình🤒.---------------------Không gian: 1 trệt & 2 lầu. Tầng trệt có máy lạnh mát rười rượi, chỗ rộng, view nhìn sân khấu khá đã. Tầng 1 & 2 đều nóng, ko có máy lạnh, chỗ ngồi mép 2 bên vướng cột rất khó xem😓. Đồng thời, xa sân khấu nhìn ko cảm hết đc😔. Đôi lúc, đèn dưới sân khấu chiếu lên rất chói😟.---------------------Ghế: Số ghế sau lưng ghế, số dãy A,B,C thì ghi dưới sàn. Tầng 1 có người dẫn vào, tầng 2 tự mò, ko có người chỉ.---------------------Giá: Tùy vị trí ngồi so với sân khấu giá vé sẽ khác nhau. Khu trệt là mắc nhất. Có vé 80k cho Sinh viên tùy chương trình. Nhưng đổi lại là ngồi lầu 2 và khó xem như mình đây😂.⚠️Mua vé ngay trong bãi giữ xe nhà hát. Có 2 phòng vé nên ghi nhớ tên chương trình để còn biết đường mua!---------------------Chất lượng: Vì bữa đó mình đi xem Múa Kiều nên chương trình chỉ diễn ra 1 tiếng. 80k/1tiếng đúng là chí lý😁. Lúc về, có thể xuống sảnh trệt chụp hình cùng dàn diễn viên múa. Chương trình bữa đó rất hay, diễn viên múa rất dẻo, điêu luyện, dàn dừng sân khấu tạo hình thông minh, bắt mắt. Đáng đồng tiền, bát gạo đi xem👍👍👍

Ô
Ôn tập №41

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

ha
Ôn tập №42

Mình chưa vào xem hát bên trong nhưng bên ngoài quang cảnh thoáng và đẹp, xung quanh là khách sạn và cửa hiệu cao cấp. Có nhiều cây, có thảm cỏ và bồn hoa, vỉa hè thoáng , đường một chiều rộng bao quanh, giống như 1 công viên mini. Là nơi tụ tập của nhóm các bạn trẻ ngồi bệt lề đường hoặc tấp xe vào lề xung quanh, đồ ăn khá nhiều, giá trung bình rẻ so với khu vực quận 1.

ng
Ôn tập №43

Cần đến đây lần nữa, nghe nhạc để thư thái

số
Ôn tập №44

Không gian ấm, âm thanh hay...nhà hát lâu đời....thật cổ kính...

Bả
Ôn tập №45

Kiến trúc rất đẹp, phía trước thông thoáng. nay có một công viên nhỏ, mình hay ngồi đó hóng gió, kế bên có quán cafe Continetal hay có siêu xe đậu, và đường phía trướng cũng hay có siêu xe chạy ngang. đối diện là time square với các mặt hàng xa xỉ.

Wi
Ôn tập №46

Đẹp và nhiều kỷ niệm

Bu
Ôn tập №47

Là 1 nhà hát có từ rất lâu đời.măt tiền đường Đồng Khởi.bên hông là công trường Lam SơnNơi đây ko thể bỏ qua khi đến TP.H CM

Hu
Ôn tập №48

Nhà hát lâu đời của Saigon

Th
Ôn tập №49

Chưa vào Nhà Hát bao giờ nhưng vẫn lý tưởng để chụp ảnh hihi. Sẽ vào nhà hát vào một ngày nào đó.

Qu
Ôn tập №50

Trà đào Nhà hát thành phố siêu rẻ nhưng mà hơi ngọt với tuiiii

Ng
Ôn tập №51

Công trg xây dựng còn bừa bộn

Ph
Ôn tập №52

Ngồi ở thềm nhà hát ngắm ra rất đẹp nhé

Ôn tập №53

Chỗ giữ xe hơi bé. Bên trong ghế ngồi khá thoải mái nhưng lối vào nhỏ, nếu đi ra đi vào khá bất tiện.

Ti
Ôn tập №54

Công trình tuyệt đẹp về kiến trúc của thành phố. Là nơi không thể bỏ qua nếu muốn có một bức ảnh đẹp cho riêng mình.

Ôn tập №55

Khoảnh khắc cho người Sài Gòn...đây là nhà hát Thành phố..nằm đường Tự Do.nay là Đồng Khởi..Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông

HU
Ôn tập №56

Một trải nghiệm thật khó quên.Đã lâu rồi tôi mới có cảm giác bồi hồi, nổi da gà thích thú và xen lẫn tự hào đến vậy sau khi bước ra từ một buổi biểu diễn nghệ thuật. Đó là một trải nghiệm mới mẻ, thoả mãn, rất thoả mãn và hoàn toàn thoả mãn.Đó là một chương trình biểu diễn nghệ thuật đẳng cấp, không thua kém, thậm chí hơn nhiều chương trình biểu diễn tương tự ở các nước khác mà tôi từng xem qua.Tôi đang dành những lời hoa mỹ nhất dành cho À Ố Show. Quả là không ngoa. Tôi tiếc rằng không xem À Ố sớm hơn mặc dù đã biết tiếng từ lâu.Giá vé rẻ nhất 700k/ người.Thời lượng khoảng 1h.Rất đáng xem.

Le
Ôn tập №57

Chưa vào lần nào, mà nghe người yêu mình bảo có vở ở nhà Thờ Đức Bà đỉnh lắm luôn nên mình cho 5 sao. Hi vọng có cơ hội xem một lần ở đây

Th
Ôn tập №58

Là một trong biểu tượng cửa TPHCM được Pháp xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào ngày 01/01/1990. Nhà hát phục vụ người Pháp xuyên suốt hai cuộc chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2. Sau 1975 được trao trả cho chính quyền Hà Nội. Đến năm 1998 được trùng tu cho tới thời điểm bây giờ, ngay cổng có hai tượng nữ thần nghệ thuật. Ngoài ra thì đây là nơi các bạn trẻ hay tụ tập trò chuyện, check in và cả chụp ảnh, quay MV của các ca sĩ hiện nay.

Tr
Ôn tập №59

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Du
Ôn tập №60

Tuyệt vời

Ng
Ôn tập №61

Tọa lạc tại vị trí đẹp, và đắc địa bậc nhất của TP HCM, nhà hát lớn TP HCM cũng là nhà hát lâu đời nhất của mảnh đất Sài Gòn xưa và nay, sắp tới đây còn đón thêm công trình nhà ga ngầm Sài Gòn , suối Tiên rất hiện đại, sẽ giảm bớt phần nào nạn kẹt xe đường bộ vào trung tâm thành phố

Ph
Ôn tập №62

Đẹp, đang để tham quan

Ôn tập №63

Quy mô hoành tráng, xứng tầm trung tâm biểu diễn nghệ thuật của thành phố

Th
Ôn tập №64

(Sưu tầm) Được khởi công năm 1898 và hoàn thành năm 1900, Nhà hát Thành phố mang kiến trúc Tây Âu. Các phù điêu bên trong được họa sĩ tên tuổi người Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát Pháp cuối thế kỷ XIX.Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, nơi đây được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đến tháng 5/1975, trở thành nhà hát thành phố đến nay.Nằm tại lõi Sài Gòn, nhà hát đa năng, là nơi biểu diễn sân khấu nghệ thuật và được sử dụng để tổ chức những sự kiện lớn.

Bu
Ôn tập №65

Nhà hát thành phố đẹp,cổ kính, nhân viên tư vấn, lễ tân nhiệt tình.Khu vực cửa ra vào có khá nhiều người chụp ảnh.

Th
Ôn tập №66

Địa điểm này quá nổi tiếng khi du khách trong nước hay du khách quốc tế đến Sài Gòn đều đến nơii này để check in. Với kiến trúc Pháp còn nguyên vẹn, nằm ngay trung tâm thành phố thì đây là nơi lý tưởng để tham quan, chụp hình.

Ng
Ôn tập №67

Nếu ai đã ghé thăm Sài Gòn thì chắc chắn phải lên đây. Nhiều chỗ ngồi ngoài trời cho couples hoặc groups để tán gẫuNhiều xe hàng rong để vừa trò chuyện vừa ăn nhẹ luôn 😊

Ng
Ôn tập №68

Nhà hát thành phố, là 1 trong những biểu tượng của thành phố.

Th
Ôn tập №69

Nhà hát nơi tổ chức các sự kiện âm nhạc đặc biệt

Bi
Ôn tập №70

Kiến trúc đẹp cùng khu tổ hợp với chợ bến thành và bưu điện thành phố và nhà thờ Đức Bà.

ph
Ôn tập №71

Chỗ ngắm siêu xe đẹp nhất sài thành

Hu
Ôn tập №72

Vị trí trung tâm. Cá nhân mình thấy Nhà Hát Lớn ở HN đẹp hơn ạ

YO
Ôn tập №73

Nơi diễn ra các hội nghị, văn nghệ... công trình được xây dựng thời Pháp với kiến trúc độc đáo.

Ôn tập №74

Kiến trúc độc đáo

Đì
Ôn tập №75

Đẹp, đắt, nhỏ,

Li
Ôn tập №76

- Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.- Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc flamboyant của thời Đệ tam cộng hòa Pháp[2]. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.- Nguyên thủy, vườn hoa trước Nhà hát không có tượng đài. Năm 1967, chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam đã cho xây dựng tượng đài Thủy quân lục chiến cao 9 mét, trong tư thế xung phong hướng vào trụ sở Hạ viện. Dư luận đương thời cho đó là một điềm gở khi quân đội chĩa súng vào Quốc hội.

Sy
Ôn tập №77

Đẹp

ch
Ôn tập №78

Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn. Là nơi chuyên tổ chức và biểu diễn các tiết mục nghệ thuật, đồng thời có thể sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn thu hút rất nhiều người

Tu
Ôn tập №79

Nơi này có rất nhiều bạn trẻ tụ tập, do tình trạng thiếu ý thức vẫn còn quá nhiều nên vẫn còn rất có rác

Du
Ôn tập №80

Mình chỉ ngồi bên hông nhà hát để chill chill với bạn bè vào buổi tối, khi đêm về lại có rất nhiều các hoạt động của giới trẻ.

Mi
Ôn tập №81

Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc flamboyant của thời Đệ tam cộng hòa Pháp[2]. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế quốc (sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco), mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Toà thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền đương thời phục hồi chức năng cũ là nhà hát thành phố cũng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát.

Ha
Ôn tập №82

Nét đẹp lịch sử ...Thật sự kiến trúc quá độc đáo...mình rất yêu thích ...Bên trong thì quá tuyệt vời

Ôn tập №83

Là nơi có bề dày lịch sử và được duy trì kiến trúc vốn có.Tại nhà hát này rât nhiều sự kiện văn hoá đã diễn ra.Các nghệ sỹ lừng danh của Việt Nam đã biểu diễn tại đây: Đặng Thái Sơn (piano), Bùi Công Duy (violin),Các chương trình hoà nhạc nổi tiếng được tổ chức: Đêm nhạc Toyota, Đêm nhạc Mozart, Đêm nhạc Nhớ Trịnh Công Sơn 2019, Đêm nhạc Đức,...

Tầ
Ôn tập №84

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de lHorloge) (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.Giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.

Ôn tập №85

Nhà hát lớn thành phố nằm ngay trung tâm Sài Gòn mang phong cách cổ điển, lưu giữ đặt trưng thời kỳ Pháp. Nhà hát tổ chức các sự kiện âm nhạc, nghệ thuật lớn và quan trọng của thành phố. Xung quanh nhà hát lớn rất nhiều khách sạn, nhà hàng, cafe. Đối diện nhà hát là trục đường Đồng Khởi đi thẳng ra bến Bạch Đằng.

HU
Ôn tập №86

Sang trọng, cổ kính, xứng đáng là một trong những địa điểm văn hóa của TPHCM...!

Tu
Ôn tập №87

Địa điểm không thể bỏ qua khi đến thành phố HCM

KH
Ôn tập №88

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de lHorloge) (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.Giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là nhà Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, Chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phê chuẩn một dự án tân trang nhà hát vào tháng 11 năm 2007, kinh phí trù liệu là 1,6 tỷ đồng. Trong chương trình này, những bộ phận kiến trúc trùng tu dược liệt kê như sau:Mái ngói với những vật liệu chế tạo đúng theo khuôn mẫu của thời đó (1900).Thay ghế ngồi bằng ghế đệm (giảm số ghế từ 559 xuống 500 chỗ ngồi).Thay gạch lát nền.Trùng tu các tượng phía trong nhà hát.Trùng tu các điêu khắc nổi trên tường và các tượng theo đúng mẫu ban đầu.Dự án hoàn tất cuối năm 2009. Công ty tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ đã nhận 160.000 € trợ cấp của Thành phố Lyon (Pháp) để trang bị hệ thống chiếu sáng mỹ thuật về đêm.

Tu
Ôn tập №89

Quán đẹp, nhân viên dễ thương 😍.. Lịch sự... Không gian làm việc rất tốtBuổi Tối thì ánh sáng thiết kế hợp lý

Th
Ôn tập №90

Kiến trúc đặc trưng, là một biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh với khoảng sân trống có góc nhìn thoáng đãng, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời thu hút người dân TP.HCM

Tr
Ôn tập №91

Mình đi vào buổi diễn khá đặc biệt nên không cần bàn về chất lượng buổi diễn nhé. Đáng đồng tiền bát gạo. Nhà hát trang trọng sạch sẽ, có phần hơi lạnh. Suốt buổi diễn có sự giám sát của ban quản lí nên nếu có ai dùng đt quay phim chụp hình sẽ được nhắc nhở bằng đèn laser nên các bạn lưu ý nhé. Trong nhà hát cũng có quầy nước nên các bạn chưa đi lần nào ko cần lăn tăn về vấn đề này. Điểm mình ko thích ở đây là chỗ để xe 2 bên hông, mỗi khi trời mưa thì ko thể đội mưa ra lấy được. Và xe xếp sát rạt lẫn xéo xẹo, ko ai lấy giúp. Hãy đi taxi nếu có thể. 😂😂😂

Th
Ôn tập №92

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố hoặc Nhà hát Lớn) là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.

Ng
Ôn tập №93

Họp Báo Ra Mắt MV Je T’aime Đàm Vĩnh Hưng tại Nhà Hát Thành Phố HCM...

Bi
Ôn tập №94

Địa điểm thưởng thức nghệ thuật : ca , múa , nhạc kịch ở Sài gòn .

Ph
Ôn tập №95

Nhà hát được xây dựng trên diện tích 2016m2, tại khu vực có thể nói là đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ với cửa chính ở hướng Tây, nhìn ra đường Đồng Khởi, hai phía Bắc, Nam có vườn hoa nhỏ đệm giữa nhà hát và hai cung đường của Công trường Lam Sơn, mặt hướng Đông có khoảng sân khá rộng, hướng về đường Hai Bà Trưng.Công trình do kiến trúc sư Eugène Feret thiết kế, Ernest Guichard thi công, mang phong cách kiến trúc Baroque. Các thành phần kiến trúc được tạo thành hình khối theo phong cách châu Âu, bố trí cân đối. Chiều cao từ mặt đất đến đỉnh mái là 22,6 mét, chia làm năm tầng: tầng trệt, tầng hai, tầng hai, tầng ba, tầng bốn và tầng áp mái. Riêng khán phòng và sân khấu được thiết kế thông tầng. Mái nhà hát không đồng nhất mà có dạng mái gãy với những khối hình thang trên từng khối kiến trúc. Mái của khối khán phòng và khối sân khấu cao hơn mái của khối sảnh và khối phụ trợ. Kết cấu nhà hát là kết cấu thép chịu lực gồm hệ vì kèo thép và các thanh thép hình tổ hợp, bên trên là hệ xà gồ thép, mái lợp ngói đá ardoise. Trên mái có hai mươi tám cửa sổ mái (còn gọi là mắt bò) bằng kẽm dập hoa văn cổ điển. Vòm thép của vòm mái khán phòng, các cột thép, vì kèo thép, xà gồ thép đều của hãng Gustave Eiffel được đưa từ Pháp sang. Các mô – tip trang trí phỏng theo phong cách trang trí nhà hát Pháp thế kỷ XIX cũng được đặt làm từ Pháp.

Hu
Ôn tập №96

Hiện đại, thoải mái, tiện nghi

Tr
Ôn tập №97

Ghé ngang thôi mà đã thấy đẹp rồi😙

ch
Ôn tập №98

View rat dep nha

Ki
Ôn tập №99

Tết đến rồi

Mi
Ôn tập №100

Nhà Hát Giao Hưởng – Nhạc, Vũ Kịch Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn Thành Phố, hay thường được biết đến với tên gọi Nhà hát Thành Phố, nằm trên đường Công trường Lam Sơn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn.

Thông tin
100 Ảnh
100 Bình luận
4.9 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:07 Công Trường Lam Sơn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam
  • Địa điểm:http://hbso.org.vn/
  • Điện thoại:+84 28 3829 9976
Thể loại
  • Nhà hát Opera
  • Điểm thu hút khách du lịch
Phù hợp cho người khuyết tật
  • Chỗ ngồi cho xe lăn:Đúng
Tổ chức tương tự