Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ) là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi thuộc Tổng giáo phận Sài GònNhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng,[1] thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[2], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên thông dụng của nhà thờ này (tất nhiên, đối tượng thờ phượng ở đây không phải là ông Huyện Sỹ).Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm[3]. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia làm 4 gian, rộng 18 mét. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 mét. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng, vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt 1 gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Chí Hoà đến nay vẫn còn, được tôn tạo nhiều lần nên rất khang trang.Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá hoa cương Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.Ngọn tháp chuông chính cao 57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có đường kính 1,05 mét do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 mét không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920), với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái).
Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ) là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi thuộc Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên thông dụng của nhà thờ này (tất nhiên, đối tượng thờ phượng ở đây không phải là ông Huyện Sỹ).
Chỗ này xây rất đẹp nhưng vẫn chưa vào bao giờ, nằm ngay góc ngã 4 lớn đối diện có một công viên nhỏ bên dưới có khu underground
Ngôi nhà mồ nằm phía sau cung thánh, dưới một mái vòm rất hài hòa với tổng quan của nhà thờ, cho nên nếu không được giới thiệu, khách tham quan sẽ dễ nhầm đó cũng là một trong những gian hậu thất của nhà thờ.Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Thanh Niên Online ghi lại tại nhà thờ Huyện Sĩ:Nhà thờ Huyện Sĩ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) tên gốc là Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, được xây dựng trong 3 năm (1902-1905) do vợ chồng ông Lê Phát Đạt (thường gọi là Huyện Sĩ, 1841-1900) và bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920) hiến 1/7 tài sản của mình để xây dựng nhà thờ (mô hình nhà thờ do linh mục Bouttier thiết kế, vị linh mục này cũng thiết kế Nhà thờ Thủ Đức). Huyện Sĩ là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, và là người giàu bậc nhất Nam kỳ thời đó (cuối thế kỷ 19), dân gian Nam kỳ có truyền tụng về các nhân vật đại phú hộ thời đó là “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”… Do bỏ tiền xây dựng nhà thờ, bên trong lại có mộ của vợ chồng Huyện Sĩ nên người ta quen gọi ngôi giáo đường này là Nhà thờ Huyện SĩNhà mồ ở hậu thất nhà thờ (phía sau cung thánh), bước qua cổng sắt nhỏ là 2 bức tượng bán thân bằng thạch cao của 2 ông bà đặt trên vách đối diện nhau. Dưới tượng có bảng ghi “Philippe Lê Phát Đạt 1841-1900” và “Agnes Huỳnh Thị Tài 1845-1920”Sau 2 pho tượng bán thân là hai ngôi mộ bằng đá cẩm thạch, trên nắp mộ là 2 tượng toàn thân của ông bà (cũng bằng đá cẩm thạch, kích thước bằng người thật) trong tư thế nằm quay mặt về cung thánh. Ông đội khăn đóng, mặc áo dài gấm, hai bàn tay đan vào nhau để trước ngực, chân đi giày nằm gối đầu lên 2 chiếc gối. Tượng bà cũng có trang phục và tư thế nằm như vậy, chỉ duy đầu để trần, chân mang hài thêu
Giáo Xứ Chợ Đũi ( hay còn được biết đến với tên gọi khác là Nhà Thờ Huyện Sĩ ) _ thuộc Tổng Giáo Phận SaiGon ._ Vị trí hiện nay tại số 01 Tôn Thất Tùng , quận 01 .Được thiết lập từ những năm 1859 , với kiến trúc Gothicque ._ Thánh Lễ lúc 16h30 , ngày CN _ ca đoàn hát hay , người đánh đàn cũng tuyệt vời .#Local Guides Connect , #Google Map ,
Ngôi nhà mồ nằm phía sau cung thánh, dưới một mái vòm rất hài hòa với tổng quan của nhà thờ, cho nên nếu không được giới thiệu, khách tham quan sẽ dễ nhầm đó cũng là một trong những gian hậu thất của nhà thờ.Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Thanh Niên Online ghi lại tại nhà thờ Huyện Sĩ:Nhà thờ Huyện Sĩ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) tên gốc là Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, được xây dựng trong 3 năm (1902-1905) do vợ chồng ông Lê Phát Đạt (thường gọi là Huyện Sĩ, 1841-1900) và bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920) hiến 1/7 tài sản của mình để xây dựng nhà thờ (mô hình nhà thờ do linh mục Bouttier thiết kế, vị linh mục này cũng thiết kế Nhà thờ Thủ Đức). Huyện Sĩ là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, và là người giàu bậc nhất Nam kỳ thời đó (cuối thế kỷ 19), dân gian Nam kỳ có truyền tụng về các nhân vật đại phú hộ thời đó là “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”… Do bỏ tiền xây dựng nhà thờ, bên trong lại có mộ của vợ chồng Huyện Sĩ nên người ta quen gọi ngôi giáo đường này là Nhà thờ Huyện SĩNhà mồ ở hậu thất nhà thờ (phía sau cung thánh), bước qua cổng sắt nhỏ là 2 bức tượng bán thân bằng thạch cao của 2 ông bà đặt trên vách đối diện nhau. Dưới tượng có bảng ghi “Philippe Lê Phát Đạt 1841-1900” và “Agnes Huỳnh Thị Tài 1845-1920”Sau 2 pho tượng bán thân là hai ngôi mộ bằng đá cẩm thạch, trên nắp mộ là 2 tượng toàn thân của ông bà (cũng bằng đá cẩm thạch, kích thước bằng người thật) trong tư thế nằm quay mặt về cung thánh. Ông đội khăn đóng, mặc áo dài gấm, hai bàn tay đan vào nhau để trước ngực, chân đi giày nằm gối đầu lên 2 chiếc gối. Tượng bà cũng có trang phục và tư thế nằm như vậy, chỉ duy đầu để trần, chân mang hài thêu
Nhà thờ trăm tuổi của ông ngoại Nam Phương hoàng hậu ở Sài GònNhà thờ Huyện Sỹ do ông Lê Phát Đạt, một trong những người giàu nhất Sài Gòn cuối thế kỷ 19 xây dựng, bên trong đặt mộ của ông.Nhà thờ Huyện Sỹ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1) do ông Lê Phát Đạt hiến 1/7 tài sản của mình xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1902, ba năm sau khánh thành.Ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sỹ (1841 - 1900) là một trong bốn người giàu có nhất của Sài Gòn và cả Nam Kỳ thời điểm ấy. Ông còn là ông ngoại Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam.Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông chính diện cao 57 m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.Vật liệu sử dụng chủ yếu là đá hoa cương Biên Hòa, để ốp mặt tiền và các cột chính điện. Mặt ngoài nhà thờ sơn màu hồng nhạt, trên mỗi nóc đều có hình tượng cây thánh giá.Bên trong nhà thờ có diện tích hơn 700 m2, gồm bốn gian được xây theo kết cấu vòm chịu lực. Ở vị trí trung tâm là cung thánh, bài trí tượng chúa dang tay.Tường bên trong có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn, các cột ốp đá hoa cương. Mỗi cửa sổ được trang trí bằng lớp kính màu, hình ảnh thường thấy ở các nhà thờ.Những kính nhiều màu sắc được mua từ Italy. Mỗi lớp kính thể hiện hình ảnh chúa, các câu chuyện trong Kinh Thánh...Bên trong các gian, tường đều được bài trí nhiều tượng thánh đủ kích cỡ.Năm 1920, sau khi vợ ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài mất, người ta đưa hai ông bà chôn ở gian trái phía sau cung thánh nhà thờ.Phần mộ ông Huyện Sỹ làm bằng đá cẩm thạch. Trên mộ là tượng toàn thân ông nằm kê đầu trên hai chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực.Cạnh phần mộ là bức tượng bán thân ông Huyện Sỹ. Trong nhà mồ còn có tượng bán thân của vợ và các con ông.Đối diện là phần mộ và tượng của vợ ông Huyện Sỹ cũng được làm bằng đá cẩm thạch.Nhà nhờ thu hút nhiều người tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên du khách muốn vào trong thánh đường phải đợi đến gần giờ lễ khi nhà thờ mở cửa chính.Trong khuôn viên nhiều cây xanh, có đàn chim bồ câu hàng trăm con thường đậu ở sân kiếm ăn.Quỳnh Trần
Nhà thờ Huyện Sỹ là nhà thờ của người công giáo, có lối kiến trúc độc đáo của thời Pháp thuộc, là một trong những di tích cổ lâu đời toạ lạc tại quận 1. Ở đây có nhiều bồ câu trong khuông viên nhà thờ.
Đây là nhờ cổ xưa nhất nhì Sài Gòn. Tuy nhà thờ không nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà. Nhưng vẫn rất đông du khách tới đi lễ và tham quan.
Nơi để mọi người công giáo chúng ta gần với Chúa Jesu
Nhà thờ gắn nhiều kỷ niệm vì mình học giáo lý ở đây
Nhà thờ cổ kính, nơi thờ phụng cầu nguyện linh thiêng. hàng cây thông trăm năm và cả bãi giữ xe thông minh
Nắng ấm nhất là khi có em
Nhà thờ tại Quận 1 Thành Phố Hồ Chí MinhSáng chủ nhật hàng tuần rất đông người đi lễThật tuyệt vời
Giáo xứ hơn 155 năm. Nơi thánh Matthew Lê Văn Gẫm bị xử trảm.
Nơi trang nghiêm thanh tịnh giữa lòng thành phố. Nếu cần cầu nguyện là nơi nhà lớn rất thuận tiện...
Nơi yên bình giữa chốn phồn hoa nhộn nhịp, nơi mang lại bình an trong tâm hồn mỗi người !
Lần đầu được đi lễ nhà thờ Công giáo, đúng hôm Noel luôn.Nhà thờ rất đẹp.
Hệ thống âm thanh rõ đẹp không hề bị lỗi ! Nghe dễ thấm! Ước gì người chỉnh âm thanh ở Nhà Thờ này hướng dẫn online cho nội bộ các Nhà Thờ Xứ khác học tập kinh nghiệm quý báu này!
Thấy cũng bình thường lắm nhưng ok có cảm giác thoải mái
Yên tĩnh, thoáng mát, chỗ đậu xe an toàn, an tâm cho người đến cầu nguyện.
Nhà thờ đẹp, cổ kính, rộng rãi sạch sẽ, cha giảng rất hay! Có duy nhất một điều là khi về bị kẹt xe! Hẹn lần sau sẽ lại đến ạ!
Linh thánh và trang nghiêm
Nhà thờ nằm ngay trung tâm quận 1 có nhiều thánh lễ phù hợp nhiều lưa chọn cho các con chiên đi lễ.Cha giảng hay,ca đoàn hát hay nơi để con chiên đến với Chúa thật ấm áp.
Nhà thờ cổ kính đẹp, rộng rãi, cha giảng hay. Có một điều cần lưu ý, khi tan lễ thường kẹt xe do nhà thờ ở trung tâm thành phố, lưu lượng xe đông và đường Tôn Thất Tùng nhỏ.
Nhà thờ Huyện Sĩ là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi với tên hiệu: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ. Đây là một điểm đến lý tưởng cho du khách yêu cái đẹp và yêu sự yên bình.Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sĩ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của Linh mục Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng, nằm ở góc đường Frère Louis nay là đường Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut nay là đường Tôn Thất Tùng. Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi, nhận bảo trợ của thánh Philipphê tông đồ, thánh bổn mạng của Huyện Sĩ nên còn được gọi là Nhà thờ thánh Philipphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sĩ và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này. (ST)
Nhà thờ Huyện Sĩ là nhà thờ cổ rất đẹp do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng từ năm 1905.Nhà thờ thuộc giáo xứ Chợ Đũi, thành lập năm 1859, tổng giáo phận Sài Gòn.
Các em thiếu nhi bán hàng Noel , hay mở nhạc trẻ, lời nhạc linh tinh nhảm nhí . Tôi thật sự không thể chấp nhận nên tôi phản ánh trên đây, đã ở trong nhà thờ nhà Chúa thì không thể mở nhạc linh tinh như thế. Nếu muốn nghe các em đó mở ở ngoài nhà thờ. Hy vọng người lớn trong nhà thờ nhắc nhở các em.
Khuân viên rộng, phong cách cổ kính, đi các lễ lớn vừa trang nghiêm vừa gần gũi...Kỷ niệm đi lêc giáng sinh cùng người yêu. 24.12.2018
Nhà thờ Huyện Sỹ nơi gia đình dòng họ nhà tôi đi lễ từ bé. Nhận các bí tích từ nhà thờ này. Cả làm phép hôn phối ở đó. Nên nhớ lắm tuổi thơ ơi. Thanh xuân ơi.
Nhà thờ đẹp, trang nghiêm, có trên 160 năm lịch sử. Đáng để các bạn đến thăm quan
Sạch sẽ
Trang nghiêm. Mang một nét cổ kính của sài gòn xưa
Hãy đến tham quan và tìm hiểu những bí mật xung quanh 2 ngôi mộ cổ được đặt trong nhà thờ và tìm hiểu về người xây nhà thờ này 1 trong 4 người giàu nhất sài gòn ngày xưa
Nhà thờ đẹp với lối kiến trúc đậm chất Pháp
Đẹp nhưng sát ngay tòa nhà hiện đại nên mất đi vẻ đẹp vốn có, lâu đời
Chỗ ngồi rộng,thoáng mát,nhiều cây xanh.
Nhà thờ đẹp , nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, là nhà thờ có lịch sử lâu dài , gắng liền với lich sử phát triển của mảnh đất hình chữ S Việt Nam
Nhà thờ đẹp hiện đại dần, nhưng mất dáng vẻ cổ xưa. Những kính màu rất đẹp bị bể nát phục dựng bằng những ô cửa xếp vô hồn đáng buồn.
Nhà thờ có nhiều lễ cho chúng ta đến với Chúa.Nhà thờ nằm ngay ngã tư lớn giữa Tôn Thất Tùng và Nguyễn Trãi nên dễ dàng tìm thấy. Có bãi giữ xe lớn ngay trên mặt đất, không cần vất vả chui hầm giữa trung tâm q1.Với Kiến trúc Pháp, nhà thờ cổ kính, uy nghi, toát lên một vẻ đẹp uy linh để ta dễ dàng chìm đắm trong hồng ân Chúa.Mình thường đi lễ 19h30 Chúa Nhật ở đây.Xứ này thường hay có mời cha giỏi về giảng lắm, mình luôn đón chờ để được nghe giải giảng để ngày một hiểu Chúa hơn, gần Chúa hơn, được ơn của Chúa nhiều hơn.❤❤❤
Nơi Mẹ lấy bớt đi lo toan của con cái, ban thêm động lực để con cái của Mẹ vượt qua chông gai thử thách
Rất đep và linh thiêng
Good Cổ kính và quý Phái AMEN
Tôi sống gần 50 năm tại giáo xứ chợ đủi, nhà thờ huyện Sỹ
Cổ kính
Kiến trúc đẹp.
Nhà thờ đẹp, kiến trúc miễn chê
Nơi tôn nghiêm để cầu nguyện. Không khí yên tĩnh. Giữa phố thị ồn ào có được một nơi như vầy rất hiếm. Cũng là di tích của Công giáo La mã
Tuyệt vời
Nhà thờ Công Giáo có lịch sử lâu đời ,địa điểm check in rất đẹp và mát mẻ ...
Có lễ 15h thứ 6hang tuần nt rộng rãi khuân viên thoáng mát ..và lam lai h lễ ạ
Là nơi yên nghỉ của đại gia giàu nhất sài gòn
Kiến trúc, cảnh quan đẹp
Không gian thật yên tĩnh, phù hợp cho người trung niên
Cổ kính và sang trọng.Đây là nơi tôi thường đi nhà thờ lúc bé cùng gia đình. Nhiều năm rồi nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi.Yên tĩnh và trang nghiêm
Cây đàn trị giá hơn 2 tỷ đồng
Một không khí chuẩn bị cho Xmas thật rộn ràng và ấm áp.
Địa điểm tuyệt vời để viếng Chúa.
Điển đến cho các ban công giáo đây
Tôi đã tham dự tất cả thánh lễ từ khi còn rất nhỏ , tới bây giờ vẫn vậy , lúc trước không được đẹp như bây giờ, nhưng rất là yên tĩnh và trang nghiêm
Nhà thờ là nơi trang nghiêm thờ tự cho nên cảnh quan cũng nên phù hợp ở đây chim trời tự sinh, tự sản như chim câu quá nhiều cần sắp xếp lại nơi ở cho chúng lùi ra phía hậu, xe hơi cung không nên cho gửi vì về lâu dài các lối đi se nhanh chóng hư hỏng khi đó nâng cấp sửa chữa sẽ gặp khó khăn vì trong khuôn viên thì chịu tải xe gắn máy 2 bánh nhiều rồi, thường xuyên xịt rửa các bang ghế đá sạch sẽ phòng dịch bệnh từ bụi bẩn, phân chim...nói chung tôi thích đến đấy dâng hoa, cầu nguyện, tuy xa nhà nhưng vẫn đến thap huong cho ông bà.
Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng,[1] thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[2], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên thông dụng của nhà thờ này (tất nhiên, đối tượng thờ phượng ở đây không phải là ông Huyện Sỹ).
Bạn có thể đi du lịch nơi này
Nhà thờ nhiều giờ lễ, đi lễ linh hoạt, hát lễ hay
Địa điểm đẹp yên tĩnh sống ảo cũng rất ok.
Đẹp, thân thiện, tôn nghiêm.
Rất đẹp, yên tĩnh và trang nghiêm
Nhà thờ Chợ Đũi tọa lạc tại số 1 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, Saigon. Thành lập năm 1859. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của LM Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và đường Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng). Ông bà Đạt còn có công xây nhà thờ Chí Hòa và Hạnh Thông Tây. Ông Đạt qua đời năm 1900 (khi nhà thờ chưa xây xong), vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài qua đời năm 1920.Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi, do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois.LM Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ đạo Phong Phú – Thủ Đức năm 1880. Ngài cũng là một kiến trúc sư có tài, và chính ngài thiết kế nhà thờ Thủ Đức.Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê văn Gẫm (bị xử giảo ngày 11-51847 dưới triều vua Thiệu Trị, tại pháp trường “Cây Da Còm”, gần vị trí nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay). Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960. Hằng năm cứ vào ngày 11-2, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974, thời LM Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.Tại gian bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh thị Tài (1845 – 1920), tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ thị Thao (bên trái).
Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng,[1] thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier[2], đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên thông dụng của nhà thờ này.Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm[3]. Gần cổng chính còn có đài thiên thầnhộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
Mình rất thích đi lễ ở đây
Nhà thờ lớn, có giá trị lịch sử. Còn lịch sử như thế nào thì mọi người Google dùm mình nhe, hehe.
Nhà thờ lớn, có lịch sử lâu đời, không gian thoáng đãng
Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ)
Công trình cổ xưa
Nhà Thờ Công Giáo, đẹp cổ kính, nghiêm trang.
Nới quen thuộc đi học về mỗi ngày của 11 năm trước. Cảm giác rất yên bình.
Nhà thờ, nơi kể nhiều câu chuyện hay về những con người tử tế đôn hậu. Tôi đã ghé nơi này nhân dịp Giáng Sinh một vài năm trước, đó là một nơi trang nghiêm nhưng ấm áp.
Nơi linh ứng của tín đồ
Kiến trúc độc đáo.. 😍😍😍
Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông chính diện cao 57 m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Vật liệu sử dụng chủ yếu là đá hoa cương Biên Hòa, để ốp mặt tiền và các cột chính điện. Mặt ngoài nhà thờ sơn màu hồng nhạt, trên mỗi nóc đều có hình tượng cây thánh giá. Tường bên trong có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn, các cột ốp đá hoa cương. Mỗi cửa sổ được trang trí bằng lớp kính màu, hình ảnh thường thấy ở các nhà thờ. Nhà nhờ thu hút nhiều người tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên du khách muốn vào trong thánh đường phải đợi đến gần giờ lễ khi nhà thờ mở cửa chính.
Những địa điểm tham quan tôn giáo nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo theo phong cách tây phương
Tuyệt vời
Toạ lạc tại số 1 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1,Thành lập năm 1859. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của LM Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và đường Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng). Ông bà Đạt còn có công xây nhà thờ Chí Hòa và Hạnh Thông Tây. Ông Đạt qua đời năm 1900 (khi nhà thờ chưa xây xong), vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài qua đời năm 1920.Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi, do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này.
Nhà thờ quá đẹp
Một nhà thờ cổ ở Sài Gòn, kiên trúc có nét hoài niệm, không gian rộng rãi, nhiều chỗ ngồi cho giáo dân, bãi giữ xe tương đối rộng. Không gian cực kì thoáng mát, điểm mình thích nhất là cha giảng rất hay, ca đoàn hát hay!
Hãy đến
Nơi tôn nghiêm, thanh thản lòng người
Yên tĩnh
Địa điểm nhà thờ nằm tại trung tâm Q.1, nhà thờ có sân rộng thoáng. Nhiều khách du lịch đến dự lễ tại đây. Những anh chị nào thích di chuyển bằng xe buýt thì gần nhà thờ là bến (trạm) xe buýt Sài Gòn.
Đây là một trong những nhà thờ Công Giáo lớn nhất Sài Gòn. Nằm ngay góc đường Nguyễn Trãi và Tôn Thất Tùng. Nhà thờ có thiết kế rất đẹp và rộng rãi, là nơi sinh hoạt và học tập của đa số các tín đồ Thiên Chúa ở Quận 1 và các phường lân cận. Khách du lịch bốn phương cũng hay lui tới nhà thờ này để tìm cho mình những khoảng riêng.