Chùa rất đẹp và cổ kính, Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lầnChùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908Ngôi chùa Bà này cùng với Nhị Phủ Miếu là hai ngôi chùa lâu đời nhất Sài Gòn gia ĐịnhTrong chùa thờ chính giữa là Tượng Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu bằng gỗ có từ trước khi ngôi chùa thành lập của người hoa hai bên thờ bà Kim Hoa Nương Nương (phía phải) và Long Mẫu Nương Nương (phía trái),Tiền điện là hai trang thờ hai bên: Phúc Đức Chánh thần (phải) và Môn Quan Vương Tả (trái) chùa còn có rất nhiều đồ cổ của người hoa làm ,rất nhẹ nhàng và linh thiêngNếu có dịp đến đây bạn hãy ghé đến ngôi chùa cổ kính,cổ xưa đẹp đẽ của người hoa bậc nhất Sài Gòn Gia Định này nhé các bạn.
Những ai đã bước về NguồnCoi như đã đến nước trời cõi tiênAi người theo bước Ông ChaCoi như đã thấy hào quang thanh bìnhCửu Huyền luôn mở nụ cườiNơi đây có cả vạn tòa cung sonCửu Huyền suối ấm tình thươngCó sông tình nghĩa có đường lên mâyAi mà nghĩ đến Cửu HuyềnCoi như đã thấy tương lai rất gầnKinh Thơ Thiên Ý Ông BàCửa trời rộng mở độ người trần gianAi về Cửu Huyền lập côngCoi như Phật, Thánh, Thần Tiên, cõi trầnAi người cứu giúp độ đờiChính là đang lập Ông Bà được lên...!
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc huyện Tuệ Thành (Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi miếu khá nổi tiếng ở Chợ Lớn, nên cũng có rất nhiều du khách đến tham quan và chụp hình. Đặc biệt là chụp hình áo dài.Do đó, bạn cũng nên tuân theo 1 số quy tắc mới về việc an toàn sức khỏe cộng đồng. Rửa tay, khẩu trang và thông tin sức khỏe.Ngôi miếu rất đẹp về màu của thời gian, kiến trúc, họa tiết trạm trổ rất đẹp.Bạn có thể mua nhang ngay bên trong miếu, viết lời chúc bình an may maín cho gia đình .
Chùa Bà Thiên Hậu mang kiến trúc đậm chất của người Hoa, từ ngoài nhìn vào đã thấy toát lên vẽ cổ kính, trang nghiêm, thiết kế cực kì tinh xảo vs hình ảnh các vị la hán, kết hợp rất lạ mắt và độc đáo ở phía trên mái vòm. ( đặt biệt do là chùa người Hoa nên cũng có rất nhiều cô chú người hoa đến viếng, văn sớ cũng dùng tiếng hoa)Chùa chia làm 2 gian:- gian đầu tiên khi vào là 1 gian trống ở giữa vs lư hương chỗ đốt sớ và bàn phật, 2 bên là đường đi vào chánh điện- phía sau bàn thờ thập là chánh điện thờ bà với lư hương và phía trên với rất nhiều nhan tròn, mình không rõ là cầu siêu hay cầu an mới viết tên lên giấy rồi treo lên cùng với nhan.Cảm giác khi vào rất yên tĩnh, 2 bên sát tường có 2 con đường nhỏ dẫn ra thẳng cổng,1 bên có hàng ghế đá cho khách tham quan có thể nghỉ chân, 1 bên là quầy nhận ghi tên cầu an và cầu siêu.Về chánh điện thì tượng phật bà ngay giữa và mọi người không được vào trong chỉ thắp hương sau đó lạy rồi ra ngoài.
Giữa nhịp sống đô thị Sài Gòn hiện đại và sôi nổi vẫn có những màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa Bà Thiên Hậu. Ngôi chùa hơn 200 năm tuổi này là một chốn linh thiêng giữa đất Sài Gòn phồn hoa, nhắc nhở người ta tìm về chốn bình yên, thanh bình để cầu phước lành cho gia đình và những người yêu thương.
Chùa rất đẹp và an toàn, mình đi với dạng là tìm hiểu kiến trúc, văn hóa. Nhưng nghe đồn là cầu duyên linh lắm. Không gian khá thoáng, kiến trúc ko lân vào đâu được với màu sơn đỏ. Ở đây tự do chụp hình nhưng lưu ý là đừng chụp dính Bà đấy nhá. Ở đây có trưng bày các ống chữa cháy còn sót lại của ngày xưa. Một địa điểm nên đi nha
Thiên Hậu Thánh Mẫu tên thật là Lâm Mặc Nương (CN 960-987), con gái thứ sáu của Lâm Nguyện, người quê ở eo My Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bà sinh vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (CN960). Tương truyền khi sinh ra bà có hương thơm ngào ngạt, có những vòng ánh sáng lạ xuất hiện chung quanh; Khi lớn lên Bà rất thông minh, hoạt bát gan dạ, hiền lành và có khả năng tiên đoán được sự đổi thay của khí hậu, thời tiết, Bà rất thích đi ngao du tứ hải nên người ta thường gọi Bà là “Long Nữ”, Bà còn có biệt tài về chữa bệnh, khử tà, bơi lặn, do đó được người dân vùng biển rất thương yêu, kính phục. Từ tuổi hoa niên bà đã phát hiện ra một thứ rong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân, và còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc rút từ cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài...Theo truyền thuyết dân gian, vào một ngày nọ, cha Bà cùng hai anh trai đi thuyền chở muối đến Giang Tây, giữa đường gặp bão lớn. Lúc đó Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ, nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh; Bà dùng răng cắn vạt áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc ấy mẹ gọi, buộc Bà phải lên tiếng trả lời, Bà vừa hở môi để trả lời thì sóng đã cuốn cha mất dạng, chỉ cứu được hai anh, và cũng theo truyền thuyết này, mỗi khi tàu bè trên biển bị nạn, người ta thường khấn vái, nhờ đến sự che chở của Bà.
Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ khẩu hoặc chữ quốc. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc tứ linh.Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.Kiến trúc độc đáo này được Vương Hồng Sển khen ngợi:...Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu, gạch xây liền mí không tô hồ, đếm rỡ từng tấm một, lằn hồ thẳng đường thẳng lối khít rịt và ngay bon như vẽ, thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa. Truy ra chùa nầy trùng tu năm 1860 (Hàm Phong năm thứ 10). Ngày nay đứng sân chùa ngắm lên các cảnh chưng trên nóc bằng đồ gốm nung bên Tàu là biết được những phong tục Trung Hoa cổ thời, thuở vua chúa còn trị vì: đả võ đài, thi đậu vinh quy, công chúa tuyển phò mã, v.v... những vật này đáng được liệt kê vào sổ cổ tích vậy.
Chùa trang nghiêm
Một nơi linh thiêng và rất đẹp. Các cô chú rất thân thiện, tốt bụng.Mọi người khi đến hãy Cúng dường để hội quán có chi phí tu bổ chùa nhé. ❤️
Kiến trúc người Hoa vô cùng độc đáo. Không gian yên tĩnh.
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, trước kia chùa rất nhiều khách thập phương đến viếng, nhất là dịp Tết, nhưng từ khi không còn cho thấp hương khi đến đây viếng chùa, đã vắng đi nhiều hơn trước. Vì đây nay là di tích văn hóa lịch sử nên đã không còn hương khói như xưa.
Miếu này của người Hoa. Không gian vô cùng cổ kính, nghiêm trang. Kiên trúc độc đáo, mang nét văn hoá tâm linh đặc sắc.
Chùa cổ kính, kiến trúc người hoa, nhiều góc chụp đẹp, bác bảo vệ không mấy thân thiện lắm.
Một nơi rất đáng để các bạn du lịch sài gòn nên đến nhé, mình luôn đến viếng chùa vào đầu năm mới, về lịch sử thì mình không thật sự quá rành, nên mình xin phép lấy nguồn từ nơi khác đáng tin cậy hơn để review nhé.Lịch sử của chùa:Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ điền, nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức,...đầu phía bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía tây có Ôn Lăng Hội Quán...
Chùa nằm kế bên chùa Ông nên cẩn thận ko lộn chùa nha. Mình hẹn với bạn mà cuối cùng mỗi đứa 1 nơi sau 1 hồi mới gặp nhau 🤦♀️ chùa mang vẻ xưa cũ, hơi hướng trung hoa. Nghe nói linh về cầu duyên nhưng mình lại đi xin sự nghiệp. Mong chùa Bà phù hộ. À gửi xe bên trường tiểu học kế bên là được. 5k/xe. Nên đến với chùa 1 lần để ngắm chùa nhé và cầu nguyện nha.
Chùa bà Thiên Hậu nằm ngay tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau 256 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Chùa bà Thiên Hậu, quận 5. Một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời của ngừoi Hoa tại Sài Gòn, cổ kính và linh thiêng.
Nếu các bạn thích đi du lịch bụi thì đây sẽ là một địa điểm lý tưởng cho các bạn, chùa nằm tại quận 5 rất đông đúc và náo nhiệt, ở đây cũng rất vui nữa, các bạn có thể đến đây để trải nghiệm ẩm thực người hoa. À rất may là hôm đó mình được tận mắt chứng kiến một lễ kết hôn theo phong cách người hoa, hehe rất độc đáo và khác biệt, hai anh chị dễ thương. Về kiến trúc thì không có gì phải bàn cãi nữa rồi, mình cho 10đ luôn. Còn hình dưới đây là mình local guides.
Kiến trúc độc đáo của người Hoa, dịp 5/5 đi quanh thấy được văn hoá sống của họ. Cảm giác gần gũi.
Cổ kính ,kiến trúc đẹp là nơi linh thiêng & đáng để khách thập phương tới tham quan ,Cúng kiếng
•Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.•Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.•Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.•Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ điền, nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức,...đầu phía bắc đường lớn có đền Quan Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía tây đường lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía tây có Ôn Lăng Hội Quán...
Kiến trúc tuyệt đẹp. Không gian đầm ấm.
Một ngôi chùa linh thiêng mà người thành phố saigon đều biết, sáng mồng một đi chùa bà xin lộc là nét độc đáo mà khách nước ngoài cũng muốn tham gia, mẫu mẹ nào cũng bao la với lòng con tín ngưỡng
Chùa đẹp cổ kính và được giữ gìn rất tốt. Có điều, những cây dù quảng cáo nước khoáng Lavie không phù hợp với cảnh quan của ngôi chùa.
Một trong những ngôi Miếu xưa nhất của đất Saigon Gia Định do người Hoa di cư xây nên.Chùa còn lưu giữ những tượng điêu khắc, trên cột , tường mái rất đẹp.Miếu toạ lạc ngay mặt tiền đường Nguyễn Trãi Q5. Nơi đây giờ là điểm tham quan cho khách dulich nước ngoài rất đông khi khách ghé thăm Saigon.Ở đây khách có thể mua 1 khoanh nhang treo lên trần mái cao để câu An cho gia đình, giá cũng khá rẻ chỉ đôi ba chục ngàn.
Chốn linh thiêng thờ phụng
Chùa Tàu, cổ kiểu Trung Hoa, đi để biết được văn hóa của người Tàu. đẹp, đặc trưng, nên đến tham quan
Rất nên đến.... không biết hồi xưa tới giờ như thế nào... mà toàn thấy ng nước ngoài chụp hình cưới... chắc rất tâm linh
Chùa tọa lạc trên mặt tiền đường Nguyễn Trãi quận 5. Kiến trúc cổ Trung Hoa đẹp và độc đáo. Rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan trong dịp Tết Cổ truyền. Khu vực chính điện rất nhiều người đến viếng và thắp nhang. Điều đặc biệt có rất nhiều loại, kích cỡ nhang, có cây to cỡ bắp tay người, có cả một khu vực phục vụ bán nhang, viết sớ...tên từng gia đình đính kèm trên những khoanh nhang vòng được treo lên trần nhà...mà chắc phải đốt vài ngày thì ngang mới tàn. Các gia đình người Hoa cầu bình an, cầu may mắn, cầu tiền tài....trên những tấm sớ đó. Rất đặc trưng. Chỉ có điều, nhang khói nhiều quá, người lại đông đúc...nên không khí hơi ngột ngạt...
Chùa rất đẹp và có không gian thanh bình.
- Chùa đẹp, phải nói là rất đẹp. Nằm tọa lạc trên con đường Nguyễn Trãi, quận 5. Tuỳ bên ngoài tan trường học sinh qua lại rất nhiều nhưng bên trong chùa vẫn có một nét cổ kính trang nghiêm làm con người thảnh thơi. Luôn đốt hương nên có thể vào để thanh tịnh. Ngoài ra trong chùa còn có cầu an, cầu duyên, cầu con cái.... Rất nhiều.Kiến trúc của chùa đẹp, cổ kính ở ngoài và trang nghiêm ở trong. Thành thật mà nói chụp hình trong chùa không đẹp, phải đến tận nơi chiêm ngưỡng chùa mới biết trong đó đẹp đến mức nào. Mỗi bức tượng đều có một cái khí riêng làm nên nét uy nghi của chùa.Trong chùa còn có làm từ thiện, làm công quả, phát sách vở cho trẻ em, người già. Nhưng đối tựơng họ nhắm tới là người Quảng. Nên những ai quen biết những học sinh nghèo hiếu học hoặc người già neo đơn gốc Quảng thì liên hệ nhà chùa.
Đây là một trong những ngôi miếu có niên đại lâu nhất tại đất Sài Gòn, mang đậm văn hóa của người Hoa. Tuy có vẻ cũ kỷ hơn so với những ngôi chùa bây giờ nhưng nơi đây sẽ mang lại cho bạn 1 cảm giác vô cùng yên bình, 1 cảm giác hồi ức như bạn trở lại thời ông cha của mình vậy. Và ngôi miếu được truyền tai nhau rằng nơi đây rất linh thiêng đấy👍
Yên bình! Tết đi chụp hình áo dài bao đẹp
Một ngôi đền thờ mang trong mình nhiều đặc sắc riêng. Linh thiêng và mang tính giá trị tâm linh cao
Địa điểm đẹp,linh thiêng ❤ nhiều góc chụp hình đẹp
Nơi đây buổi tối có quán sữa đậu nành rất ngon..những bạn ở tp nên ghé đây thưởng thức
Tết đến nhiều người đến chụp hình. Nhiều du khách nước ngoài. Không gian khá đẹp
Chùa mang một vẻ đẹp cổ kính đậm chất á đôngCông trình này được xây dựng vào năm 1760 bởi cộng đồng người Hoa gốc Quảng ĐôngBên trong có rất nhiều cổ vật(400 cổ vật), gồm 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 9 bia đá, 2 chông nhỏ, 4 lư hương đồng, 1 lư hương đá, 10 bức hoành phi, 23 câu đối, và 41 tranh nổi,.... Tất cả những cổ vật này được chế tác hết sức công phu và tỉ mỉ, đường nét sắc sảo và tinh tế
Thật sự không có đi chùa. Chỉ ghé đây vào buổi tối và uống sữa đậu nành. Buổi tối là quán mở. bán rất đông. Chỉ là ko có chỗ đậu xe ngay quán. phải đi qua 1 khúc bên đường Triệu Quang Phục. thêm vào...thỉnh thoảng quán có PET chạy ngang qua lại kiếm ăn.
Các chi tiết chạm khắc rất đẹp, kiến trúc độc đáo của văn hóa khu vực Chợ Lớn
Chùa bà thiêm hậu được mệnh danh có tiếng từ sất lâu đời.Năm ở khu vực quận 5Diện tích chùa khá rộngCó thể gọi chùa cầu gì được ấy.Ai có duyên với phật hãy đên đây một lần để gặp phật.Phong cảnh của chùa sất đẹpTạo bới của những người trung hoaXin bùa làm ăn may mắn đầu năm xin duyên phận tốt lànhNAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Ngôi chùa mang kiến trúc Hoa cổ có tuổi đời hơn 100 năm, các công trình bên trong là những bức hoành phi, bức liễn được sơn sơn thếp vàng và chạm khắc tinh xảo, chùa là nơi viếng thăm của nhiều người địa phương cũng như du khách nước ngoài.
Lối kiến trúc cổ xưa và lên hình rất đẹp. Không gian thoáng khi thăm chùa vào những ngày thường. Vào lễ thì rất đông và ngộp vì chùa nhỏ nhưng khách viếng thăm nhiều.
Chùa cổ kính và linh thiêng
Kiến trúc rất đẹp, tâm linh có thể cầu hạnh phúc và an yên cho gia đình
Nơi tôn nghiêm
Nơi đây rất cổ kính rất đẹp. Nơi kể chuyện bằng hình ảnh, bằng các pho tượng về lịch sử oai hùng của dân tộc Trung Hoa thời nhà Minh.
Ngôi chùa mang nét kiến trúc của người Hoa tại quận 5, tp HCm. Mình đi đến đây thấy có rất nhiều người Hoa.
Từ cuối thế kỷ XVII, ngoài nhóm quan lại “phản Thanh phục Minh” rời bỏ Trung Hoa còn có đông đảo người Hoa di cư đến những miền đất mới sinh sống. Tương truyền khi lênh đênh trên biển họ mang theo bài vị Thiên Hậu Thánh Mẫu để cầu xin Bà phù hộ bình an. Theo truyền thuyết Thiên Hậu Thánh Mẫu tên là Lâm Mặc Nương, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch năm 960 ở Mi Châu, Bồ Điền, Phước Kiến, Trung Hoa. Bà có khả năng đặc biệt thấy trước tương lai, cứu người hoạn nạn nhất là người di biển. Sau khi mất Bà rất hiển linh nên dân chúng lập miếu thờ và được các triều đình Trung Hoa phong tặng nhiều tước hiệu cao quí.Hội quán Tuệ Thành do nhóm người Hoa sinh sống tại khu Sài Gòn xưa – Chợ Lớn ngày nay xây dựng làm trụ sở của hội và cũng là nơi thờ Bà Thiên Hậu để tỏ lòng biết ơn sâu sắc.Niên đại xưa nhất tìm thấy tại hội quán là năm Ất Dậu niên hiệu Càn Long thứ 60 tức năm 1795. Hội quán đã được trùng tu vào các năm 1828, 1830, 1841, 1859, 1908, 1972, 1997. Theo bia đá lập năm 1859 thì hội quán “nằm ở nơi đón mừng sắc tước. Trước mặt là nơi các dòng sông hội họp, hai bên thời rồng múa hổ vờn”. Tuy vậy trước hội quán, phía bên kia đường vẫn có thêm hồ cá phóng sinh để tụ khí, trấn mạch.Hội quán Tuệ Thành thuộc dạng nhà khung gỗ, tường hồi chịu lực, mái lợp ngói âm dương, được xây dựng trên khuôn viên có chiều dài hơn 65 mét, chiều rộng 27 mét. Bố cục mặt bằng hội quán Tuệ Thành gồm khoảng sân nhỏ phía trước, lần lượt từ cửa chính vào là tiền điện, thiên tỉnh, trung điện, nhà hương và chính điện. Hai dãy Đông sương và Tây sương nằm dọc hai bên, kéo dài từ tiền điện tới chính điện và được ngăn cách bằng hành lang. Dãy Đông sương gồm phòng họp, phòng khách và phía cuối, ngang với chính điện, là điện thờ Quan Đế. Dãy Tây sương bố trí đăng đối với Tây sương, gồm phòng khách và điện thờ Thần Tài. Bên phải hội quán là trường Trung học cơ sở Mạch Kiếm Hùng, nguyên là trường tiểu học Tuệ Thành được xây dựng vào năm 1911.Hội quán Tuệ Thành thật “bắt mắt” bởi các phù điêu gốm trang trí trên tường, trên mái ngói. Mái của mỗi điện thờ và Đông sương, Tây sương được trang trí cả hai mặt bằng phù điêu gốm do hai lò gốm Đồng Hòa và Bửu Nguyên tạo tác vào năm 1908, có chiều ngang đến 16 mét, cao hơn 1 mét, dày 0,4 mét. Tầng trên của các phù điêu đều lấy đề tài “lưỡng long tranh châu” để trang trí, còn hầu hết các tầng dưới khác nhau với các điển tích “Tây du ký”, “Thiết Phiến cung”, “Bát Tiên quá hải”, “Ngọc Hoàng Đại Đế”, “Bao Công xử án”, “Hán Sở tranh hùng”… xen kẻ với hoa lá, long, lân, qui, phụng… Mảng tường bên dưới các phù điêu gốm đắp nổi hình bầy nai, cặp gà trống mái bên cành hoa mẫu đơn, cá hóa long, long mã, sư tử… Ở các đầu đao gắn các tượng gốm ông Nhật, bà Nguyệt, rồng có cánh, Võ Tòng đả hổ…Sân trước hội quán, ngoài hai tượng sư tử đá chầu hai bên còn có các phù điêu gốm, tượng đắp nổi bằng ô dước và các bài thơ Đường nổi tiếng.
Đi dịp đầu năm nên đông, chen chúc nhau, con dân đốt hương nhiều nên khói mịt mù, không gian linh thiêng, nghe đồn chùa cầu duyên rất thiêng
Chùa Bà Thiên Hậu được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.Chùa xây theo hình ấn, là kiểu kiến trúc đặc trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ khẩu hoặc chữ quốc. Ba dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương.Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng. Chùa còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc tứ linh.Chùa có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc chùa, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường... do 2 lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908.Kiến trúc độc đáo này được Vương Hồng Sển khen ngợi:Chùa ngày nay như ta thấy, toàn xây bằng vật liệu bên Tàu đem qua, từ viên gạch, tấm ngói, đến những đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở sang đây, đến cách thức phong tô cũng giữ y thể thức Tàu, gạch xây liền mí không tô hồ, đếm rỡ từng tấm một, lằn hồ thẳng đường thẳng lối khít rịt và ngay bon như vẽ, thiệt là rất khéo và tưởng chừng thợ kim thời khó làm sắc sảo hơn được nữa. Truy ra chùa nầy trùng tu năm 1860 (Hàm Phong năm thứ 10). Ngày nay đứng sân chùa ngắm lên các cảnh chưng trên nóc bằng đồ gốm nung bên Tàu là biết được những phong tục Trung Hoa cổ thời, thuở vua chúa còn trị vì: đả võ đài, thi đậu vinh quy, công chúa tuyển phò mã, v.v... những vật này đáng được liệt kê vào sổ cổ tích vậy.Được biết pho tượng Bà Thiên Hậu tạc từ một khối gỗ nguyên cao 1m, có từ khá lâu, trước khi xây chùa, vốn được thờ ở Biên Hòa và đến năm 1836 mới di chuyển về đây. Hai pho tượng còn lại bằng cốt giấy sơn màu. Các pho tượng đều được khoác áo thêu lộng lẫy. Gian phụ nằm hai bên chính điện thờ Quan Thánh, Địa Tạng, Thần Tài.Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác: đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Quảng Đông).Sự tích Bà Thiên Hậu, qua người kể đôi khi có ít nhiều dị biệt nhưng chủ yếu vẫn là đề cao một người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, đức hạnh, dám xả thân vì mọi người...Sự đề cao này nhằm mục đích giáo dục.Mặt khác trên bước đường nguy nan, nhiều sóng gió [2] khi sang vùng đất mới để mưu sinh, người Hoa tin tưởng sự hiển linh của bà sẽ giúp họ vượt qua được mọi trở ngại và được an cư lạc nghiệp. Để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với sự phù trợ của Bà, Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng đối với người Hoa và cả người Việt.Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, người Hoa gọi là Phò Miếu (tức miếu Đức Bà). Do bên cạnh chùa có Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Hoa Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa rất đẹp và cổ kính, kiến trúc đặc trưng của người Hoa, nhưng mình cho 4 sao vì mấy bác Bảo vệ, gác chùa ở đây thái độ không hay cho lắm
Đây phải nói là ngôi chùa đẹp nhất Sài Gòn
Một Ngôi Đền nổi tiếng mà ai đến Sài Gòn cũng muốn ghé qua, một Ngôi Đền cổ của người Hoa xa xứ....
Không bình luận về khía cạnh tâm linh, chùa bên trong rất đẹp
Nghe nói Chùa rất linh thiêng, cầu gì được đó nên nhiều người ghé thăm và cúng kiếng để xin được bình an. Mình thì thấy kiến trúc của ngôi chùa này rất đẹp, rất cổ kính và đạm chất phương Đông. Những nét Rồng Phượng chạm trỗ trên mái chùa đại diện cho văn hóa của triều đại phong kiến thời xa xưa. Nơi đây có rất nhiều khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh.
Ngôi chùa cổ nổi tiếng là điểm đến của nhiều du khách.
Miền sông nước
Rất cũ kỹ nhưng ở đây có những khung hình trạm khắc rất tỉ mỉ và lâu đời.
Một điểm tham quan thú vị và khá đặc sắc cho những du khách thích tìm hiểu về tín ngưỡng văn hóa người Hoa.
Miếu đẹp, theo phong cách cổ, k có bãi gửi xe.
Địa chỉ du lịch cần đến, nhưng khách tham quan đông quá thành ra mình thấy nó ko phải chốn linh thiêng như trc nữa
Chùa trang nghiem
Miếu Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của cộng đồng người Hoa – Quảng Đông, gốc ở huyện Tuệ Thành (Trung Quốc).Miếu được xây dựng vào năm 1760. Từ đó đến nay, miếu đã được trùng tu nhiều lần. Miếu có cấu trúc mặt bằng dạng chữ Quốc, chia làm 3 dãy: tiền điện, trung điện và hậu điện. Hội quán Tuệ Thành và truờng học nằm hai bên miếu.Nóc miếu được trang trí hoa văn hoa lá, hình nhân bằng gốm sứ do hai lò Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm Mậu Thân (1908), có cảnh đả võ đài, bái tổ vinh quy, mô tuýp lưỡng long tranh châu, có hình ảnh tiên đồng, tiên nữ với hàng chữ hòa hợp nhị tiên... Hai con lân đá, chạm từ khối đá nguyên được đặt trong sân miếu.
Kiến trúc đẹp..ấm cúng
Con Giu duoc di tich van hoa nguoi Hoa, nhieu Doan nuoc ngoai den tham quan.
Địa điểm nên ghé dịp tết để tìm hiểu về văn hóa ngươdi Hoa quận 5
Chùa rất đẹp, nhiều kiến trúc cổ tuyệt vời.
Đẹp cổ kính
Chùa đẹp, không cho quay phim chỉ cho chụp ảnh
Chùa mang lối kiến trúc Trung Hoa rất đẹp
Chùa người hoa cực đẹp và cổ kính
Ngôi chùa lâu đời của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn
Đẹp, cổ kính
Kiến trúc cổ đã tồn tại rất lâu ở sài gòn.
Một ngôi chùa cổ
Nơi linh thiêng và bình yên giữa lòng Sài Gòn.
1 nơi tuyệt, khách du lịch đông
Rất ấn tượng với các bức tượng nhỏ trang trí trong chùa
Một ngôi chùa cổ của người Hoa ở quận 5 TP. HCM. Chùa trang nghiêm, ấm cúng. Bạn nào yêu nhiếp ảnh và muốn có những tấm hình đẹp, hãy ghé thăm nơi đây, đảm bảo các bạn sẽ hài lòng. Cảm ơn bạn đã đọc tin của mình.
đẹp, yên tĩnh, đc hướng dẫn đầy đủ cầu an mua nhang khóm, châm dầu
Nơi di tích của Chợ Lớn .điểm cầu an cho moi người
Chùa đẹp
Ngôi chùa bên nên ghé đến thăm một lần.
Chốn tâm linh, không nên chụp hình đâu mọi người.