So với các nước trong khu vực Đông Nam Á và với 1 số tỉnh tại Việt Nam thì Bảo tàng lịch sử Tp.HCM quy mô khá nhỏ, không gian không nhiều dù là hiện vật không thua kém ai nhưng lấy đâu ra diện tích mà trưng bày.Mức giá 30k là quá rẻ, có thể nâng lên gấp đôi cũng được, vẫn rẻ hơn rất nhiều so với các bảo tàng đã từng đi. Ngân sách thu được từ tiền vé đầu tư bảo dưỡng, tu bổ các hiện vật, cổ vật hoặc bồi dưỡng cho nhân sự tại đó làm sao để cho bảo tàng thật sự đáng giá như tiêu chí ban đầu của nó.Cafe mở tại bảo tàng nhưng lại không mang hơi thở của bảo tàng, kiểu như cho bên ngoài vào đấu thầu rồi cũng ko quan tâm lắm là họ làm gì. Hơi tiếc khoảng này.Số mình xui, đi đúng dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương nên buổi sáng bảo tàng ko hoạt động để hỗ trợ đền Hùng kế bên Thảo Cầm Viên. Mà đúng là đông thiệt, tự dưng sáng hôm đó bà con ở đâu mà đi Thảo Cầm Viên/Sở thú đông quá xá.Bảo tàng có 2 cổng, Cổng số 1 là từ sở thú vào, Cổng số 2 là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hoạt động giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ, còn Tết thì không rõ.
Một trong những bảo tàng chỉn chu và đáng đi nhất ở Sài gòn. Tự thân bảo tàng đã có một quá khứ thú vị. Thành lập và xây dựng từ thời Pháp với kiến trúc Đông Dương cách tân rất đẹp nằm gọn trong khuôn viên của Sở thú, đến sau này khi được tiếp quản nguyên vẹn dưới thời VNCH, năm 1970 kiến trúc sư nổi tiếng Nguyễn Bá Lăng đã xây dựng thêm một dãy nha phía sau - với kiến trúc tương đồng với tòa nhà nguyên bản.Cụ Vương Hồng Sển cũng đã có thời gian làm giám đốc ở Bảo tàng này, trong bảo tàng có trưng bày hẳn một gian nói về cụ. Cách hiện vật được trưng bày tương đối logic, từ thời Đồ Đá sơ khai qua các triều đại Việt Nam như Lý, Trần, Lê, Tây Sơn và cuối cùng là triều Nguyễn. Bên cạnh đó còn có một số bộ sưu tập cổ do các cá nhân trong nước đóng góp riêng cũng rất giá trị.So với các bảo tàng khác ở Châu Á và Châu Âu mình có dịp đi qua, thì Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Sài Gòn tương đối tốt, nhưng cần được đầu tư nhiều hơn, như hệ thống máy lạnh vì khí hậu ở Sài Gòn mùa hè có khi rất oi bức, đồng thời các hình thức tương tác hiện đại mới để người tham quan có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu về lịch sử cha ông xưa.
Câu chuyện tháng 4CÂU CHUYỆN VỀ PHO TƯỢNG PHẬT CHÙA KHẢI TƯỜNGChùa Khải Tường là một trong những ngôi chùa quan trọng của vùng đất Gia Định xưa. Nơi đây gắn với sự kiện vua Minh Mạng chào đời nên được liệt vào hàng chùa quan từ rất sớm với danh hiệu “Quốc ân Khải Tường tự”. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Chùa Khải Tường ở địa phận thôn Hoạt Lộc huyện Bình Dương. Năm đầu niên hiệu Minh Mạng phụng Dụ nói: Năm Tân Hợi (1791) Ngài sanh ở đây vậy là đất lành, nên lập chùa thờ để ghi nhớ. Năm thứ 17 (1836) trùng tu”. Và câu chuyện về bức tượng Phật của chùa Khải Tường cũng bắt đầu từ sự kiện đó.Theo Đại Nam Liệt Truyện, tập 2: “Chuyện kể rằng, trong những ngày tháng tá túc tại chùa Khải Tường (thôn Hoạt Lộc, Gia Định) để ẩn tránh quân đội Tây Sơn đang truy đuổi, chúa Nguyễn Ánh phải đi phiêu bạt. Hằng đêm, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu của vua Gia Long thường đốt hương khấn trời rằng: “Hiện nay vận nước còn rối ren, chưa yên định đất nước, may nhờ phước lớn, sinh con trong bước loạn ly, ra đi mà bỏ thì không nỡ, mà bồng bế theo nhau thì không khỏi phiền lòng chúa thượng. Nếu mệnh ta đáng có con, xin chờ thiên hạ bình yên rồi hãy sinh”. Năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Ánh lấy lại được thành Gia Định. Có một đêm, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu nằm chiêm bao thấy người thân trình một cái ấn báu, hai cái ấn, cái ấn báu thì sắc đỏ bóng nhẫy tươi sáng như mặt trời; một cái ấn thì sắc tía, một cái ấn thì sắc rất nhạt, người đều nhận cả. Năm 1791, Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu sinh thành Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (sau chính là vua Minh Mạng), con thứ hai là Kiến An vương, tên là Đài; thứ ba là hoàng tử Hiệu chết sớm; thứ tư là Thiệu Hóa Quận vương tên là Chẩn”.Sau này khi lên ngôi vương, vua Minh Mạng đã ra lệnh cho Bộ Lễ đến thành Gia Định để tìm lại dấu vết cũ, sau đó quan thành Gia Định đã tìm được di chỉ và vẽ địa đồ dâng lên. “Vua bèn lấy của kho 300 lạng bạc, giao cho quan địa phương, theo cách thức đã định của Bộ Công, gọi thợ xây dựng. Lại mộ sư đến ở, hạn là 20 người. Các lễ tiết hằng năm, có ruộng tự điền được đặt để sung cấp”. Ngày lạc thành ngôi chùa mới, thiện nam tín nữ gần xa đã đến chùa rất đông để chiêm bái bức tượng Phật Di Đà do vua Minh Mạng gửi từ Huế vào phụng cúng cho chùa. Tượng được làm bằng gỗ mít, thếp vàng, cao 1,96m. Theo ghi chép thì tượng được làm từ 7 tấm gỗ ghép lại. Pho tượng thể hiện đức Phật Di Đà trong tư thế ngồi kiết già (Vajrasana), hai tay trong tư thế định ấn (Dhyana mudra), trên đầu có nhục kế (Unisha) nhô cao, dái tai dài xuống gần vai. Thân tượng choàng Samghati phủ hai vai, để lộ áo thiên y bên trong, giữa ngực có chạm chữ Vạn (Svastika).Năm 1859, khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định, chùa Khải Tường và một số cổ tự khác ở Gia Định trở thành nơi đóng quân của lính Pháp. “Nước mất chùa tan”, các ngôi chùa huy hoàng một thời bỗng nhiên lâm vào cảnh nhang tàn khói lạnh. Chùa Khải Tường cũng chịu chung tình cảnh đó, tượng Phật trong chùa bị bỏ ra sân và pho tượng Phật Di Đà bắt đầu một hành trình dài lưu lạc.Năm 1867, chùa Khải Tường bị tháo dỡ, pho tượng Phật Di Đà được chuyển đi nhiều nơi trước khi được người Pháp mang về lưu giữ trong kho của phủ Toàn Quyền (dinh Norodom). Tuy nhiên, theo một số bức hình xưa thì pho tượng Di Đà này đã được trưng bày tại đại sảnh của phủ Toàn Quyền như là một món chiến lợi phẩm trong công cuộc chinh phục thuộc địa của thực dân Pháp.Năm 1929, khi Bảo tàng Blanchard de la Brosse đi vào hoạt động thì tượng được chuyển về trưng bày tại Trung đường (phòng bát giác) của bảo tàng. Đây là một bước ngoặt chấm dứt “số phận” thăng trầm hơn nửa thế kỷ gắn với lịch sử đầy biến động của vùng đất Sài Gòn - Gia Định, từ đây pho tượng chính thức được an vị tại một nơi xứng tầm để tôn vinh giá trị của mình. Từ đó đến nay đã hơn 90 năm, pho tượng Phật Di Đà của chùa Khải Tường luôn là một hiện vật thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng. Hiện nay, pho tượng được đặt trang trọng tại phòng trưng bày Tượng thờ Phật giáo một số nước Châu Á để cùng với những pho tượng khác chuyển tải những sắc thái đa dạng trong nền văn hóa Phật giáo.Mời các cùng bạn ghé thăm
Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi theo Quyết định thành lập bảo tàng số 235/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 23 tháng 8 năm 1979. Tuy nhiên bảo tàng thường được gọi là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.Ngày 24 tháng 11 năm 1927, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse đã ký quyết định thành lập một bảo tàng để triển lãm lúa gạo. Bảo tàng mang tên ông, được xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư Auguste Delaval.Sau khi khánh thành vào ngày 1 tháng 1 năm 1929, Bảo tàng được sử dụng làm nơi trưng bày dân tộc học và nhân chủng học của Việt Nam và các nước trong khu vực. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Bảo tàng đã có 2893 hiện vật, chủ yếu là mua lại của nhà sưu tập Holbé với giá 45000 france. Viễn Đông Bác Cổ Học Viện (École Francais d’Extrême – Orient) chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt chuyên môn).Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành Viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam, trưng bày mỹ thuật Việt Nam, Chăm, Khmer, Trung Quốc, Nhật Bản và các sắc tộc thiểu số.Sau giai đoạn tiếp quản 1975 – 1978, ngày 23 tháng 9 năm 1978, Bảo tàng chính thức mang tên Bảo tàng Lịch sử - Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong hệ thống bảo tàng của Việt Nam.
Có tuổi đời 90 năm, do người Pháp xây dựng, mang nét kiến trúc Á Đông kết hợp phương Tây. Mặt chính hướng ra Thảo Cầm Viên, đối diện là đền tưởng niệm vua Hùng. Mặt sau của bảo tàng hướng ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Điểm nhấn kiến trúc là khối lầu bát giác ở trung tâm, cũng là trục đối xứng cho hai dãy nhà hai bên. Lầu bát giác mang quan niệm về bát quái trong Kinh Dịch phương Đông. Đây là một trong những bảo tàng có quy mô trưng bày lớn ở miền Nam với hơn 40.000 hiện vật có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc.
Bảo tàng nằm sát bên Thảo Cầm Viên, mua vé bên này có thể đi sang bên kia , giá vé 30/ng ( hs, sv được giảm vé).Đặc biệt bảo tàng có 2 xác ướp của người xưa, và biểu diễn múa rối nước .Là nơi đáng thăm quan tìm hiểu , tuy bảo tàng không rộng nhưng trình bày hợp lý , dữ liệu đầy đủ qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ).Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises, kể từ đây có khi gọi tắt là Hội)[1] đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối cùng đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong.[2]Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số di vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng).Thuận theo đề nghị, ngày 28 tháng 11 năm 1927[3], Thống đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse đã ký nghị định thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse (kể từ đây có khi gọi là Bảo tàng) ở Sài Gòn, đặt dưới quyền kiểm soát trực tiếp của chính quyền Nam Kỳ, và thuộc quyền kiểm soát khoa học của Viện Viễn Đông Bác cổ.Ngày 8 tháng 6 năm 1928, viên Bảo thủ văn thư của Hội là Jean Bouchot được cử làm Giám thủ đầu tiên của Bảo tàng.[4] Và ngày 1 tháng 1 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ đã long trọng khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse[5]Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Ngày 20 tháng 10 năm ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị định đổi tên các Học viện, Thư viện và Bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện [cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết vì ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn.
Nơi trưng bày những hiện vật mà giúp con chúng ta có thể quay lại từng thời kì lịch sử của người Việt cúng ta từ thời Nguyên Thuỷ cho tới triều nhà Nguyễn khi vào đây sẽ giúp chúng ta hiểu được rất nhiều thông tin
Khung cảnh trưng bầy rất mỹ thuật nhiều hiện vật cổ mình chưa từng thấy nên đến để mở mang kiến thức
Trưng bày có chủ đề và rất bài bản. Hy vọng bảo tàng sẻ tiếp tục phát huy. Mong các cấp chính quyền đầu tư bổ sung thêm nhiều cổ vật cho bảo tàng để trưng bày
Nằm phía ngoài Thảo Cầm Viên. Mở cửa từ 9-10g sáng hay sao ấy.
Nằm trong khuôn viên rộng rãi, mát mẻ với mầu xanh của bạt ngàn cây lá của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, khách tham quan bước tới cổng bảo tàng dường như đã thấy nhịp sống chậm lại phần nào. Bảo tàng có nhiều hiện vật quý, nhiều di vật, tác phẩm lôi cuốn khá đông khách tham quan cũng như nhiều người muốn nghiên cứu, tìm hiểu về quá khứ cũng như quá trình phát triển dân tộc Việt ...
Hiểu được thêm lịch sử Việt Nam. Trong này còn có 1 cái xác ướp. Các bạn hãy ghé thử.
Một địa điểm nên đến khi đến Sài Gòn. Lưu ý là khoing cần mua vé Thảo Cầm Viên vẫn vào tham quan được nha
Nơi mang đậm bản sắc dân tộc, gợi nhớ lại những chiến công lừng lẫy của cha ông trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Bảo tàng cũng có một số trưng bày về văn hoá Óc Eo, Khmer (campuchia) và cả nước Champa. Một nơi đáng để đi và gia ve 30k la quá rẻ so với cái giá 10$ ở một số bảo tàng của Campuchia và Thái Lan mà mình từng đi. Trước bảo tàng có một số cổ thụ và phong cảnh rất đẹp.Nice place to visit if you want to learn more about the history of Vietnam from the initial and how we fight to keep the country.The ticket is very cheap compare to the museum in Phnompenh or Bangkok.
Rất thú vị và bổ ích, rất nhiều hiện vật quý hiếm. Quy hoạch rất khoa học theo từng thời kỳ lịch sử của Việt Nam!
Kiến trúc bảo tàng rất đẹp. Giá vé thăm quan triển lãm là 30.000 vnd và khai thác tư liệu (chụp hình) là 40.000 vnd. Có hai cổng nếu muốn thăm quan: 1 là phía bên trái thảo cầm viên và 2 là trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đối diện bảo tàng là đền thờ Hùng Vương. Tòa nhà Bảo tàng đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.Trưng bày khá tổng quan về diễn trình lịch sử trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả văn hóa Chăm pa và Óc eo. Điểm sáng triển lãm là các bảo vật quốc gia, 2 bộ sưu tập tư nhân Dương Hà và Vương Hồng Sến. Ngoài ra còn có xác ướp xóm cải độc đáo.Trong bảo tàng có Museum cafe giá ok có cả đồ ăn. Khu vệ sinh phía cổng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các gian đồ lưu niệm tại giếng trời.Không quá xuất sắc hơn các bảo tàng lớn khác ở Việt Nam tuy nhiên đây cũng là một điểm nên thăm quan cho du khách tới tp. Hồ chí minh.
Vài góc nhỏ bên trong bảo tàng
Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng lịch sử ngày nay) thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 có thể được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa. Công trình được khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932 trên khu đất phía sau Nhà hát lớn, chạy dọc theo bờ đê sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố Quaï Guillemoto (phố Trần Quang Khải ngày nay), một vị trí có thể tạo ra điểm nhấn kiến trúc cho tuyến đường bờ đê.Mặt bằng bảo tàng được kiến tạo theo yêu cầu của không gian kiến trúc trưng bày nên được cấu tạo dựa trên những không gian khẩu độ lớn. Không gian chính sảnh hình bát giác có kích thước mỗi cạnh lớn lên đến 11m, không gian trưng bày chính nằm ngay sau đại sảnh có hình chữ nhật kéo dài và được tổ chức theo hình thức xuyên phòng có sự chuyển tiếp được tổ chức khéo léo. Ngoài ra còn có các không gian trưng bày chuyên đề nằm ở hai phía của đại sảnh tạo thành một tổng thể trưng bày khoáng đạt.Phía dưới tầng trưng bày là một tầng trệt cao 2,5 m nơi tổ chức các phòng phục chế, lưu trữ, kho và bộ phận hành chính, tầng này cũng mang ý nghĩa của một tầng cách ẩm làm cho không gian trưng bày phía trên luôn khô ráo trong điều kiện độ ẩm cao ở Hà Nội.Hình khối mặt đứng công trình được nhấn mạnh bởi hệ thống mái che khối sảnh hình bát giác nhô cao phía trên công trình. Đây là một hệ ba lớp mái bao gồm mái trên có độ dốc lớn và được ngăn cách với các mái dưới bởi hệ thống cửa lấy sáng và một hệ con sơn liên tục, phía dưới là hai lớp mái có độ dốc nhỏ hơn. Mặc dù hình khối theo kiểu bát giác mang nhiều nét của kiến trúc Trung Hoa cổ, nhưng nhìn toàn bộ khối mái này lại gợi cho chúng ta hình ảnh của tháp chuông chùa Keo, Thái Bình do cách xử lý khéo léo của các kiến trúc sư - tác giả theo kiểu hệ mái ba lớp với các con sơn liên tục chồng lên nhau. Bảo tàng là một công trình văn hoá lớn lúc bấy giờ nên khối sảnh bát giác mang nhiều tính hình thức của chủ nghĩa Biểu hiện là điều dễ hiểu và tạo được ấn tượng tốt.Toàn bộ hệ mái cho các khu trưng bày được cấu tạo theo kiểu mái chồng diêm hai lớp thường thấy ở các công trình tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam truyền thống. Khe hở giữa hai lớp mái đóng vai trò thoát gió trong hệ thống thông gió tự nhiên của công trình. Lớp mái phía dưới đua rộng ra khỏi hệ thống tường ngoài, có tác dụng che nắng và chống mưa hắt cho hệ thống cửa mở rộng phía dưới, đồng thời tạo bóng đổ trên mặt đứng làm tăng vẻ duyên dáng cho toà nhà. Phần mái đua được đỡ bởi hàng cột kép kết hợp với hệ con sơn cách điệu cùng các hoạ tiết trên lan can tạo ra một dáng vẻ Á Đông rõ rệt.
Rất tiếc không được chụp hình. Bảo tàng trưng bày các hiện vật từ thời đồ đá, hùng vương, phong kiến đến thời nhà nguyễn
Nơi tái hiện lại những trận chiến của dân tộc ta qua hàng nghìn năm lịch sử.
Bảo tàng trưng bày theo giai đoạn lịch sử. Có cả phòng trưng bày lịch sử và văn hóa của vương quốc Chăm Pa và Óc Eo. Đặc biệt có khu xem múa rối nước rất độc đáo và thú vị. Mình rất yêu nơi này. Là địa điểm tham quan tuyệt vời cho du khách khi đến TPHCM
Bảo tàn lưu lại nhưng kỷ vật của các dân tộc nước việt nam để khách các nước thăm quan và tim hiểu về đất nước viêt nam
Bảo tàng Lịch sử TPHCM là một toà nhà được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có tuổi đời gần 80 năm, là nơi trưng bày và lưu trữ những hiện vật, cổ vật của lịch sử Việt Nam giai đoạn nguyên thuỷ đến triều đại cuối cùng của giai đoạn phong kiến 1945, bảo tàng được chia 18 căn phòng với 18 chủ đề khác nhau được đánh dấu và sắp xếp theo dòng chảy lịch sử, ngoài ra còn có xác ướp xóm Cải hơn 200 năm cho thấy trình độ ướp xác hoàn hảo của người VN xưa. Giá vé khoảng 30.000 vnd/ người. Đây là nơi thích hợp để các gia đình, du khách trong và ngoài nước đi tham quan, học tập.
Tuyệt vời
Nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên Sài Gòn, đây là một điểm tham qua và tìm hiểu về lịch sử VN khá hấp dẫn, các HDV tại điểm ở đây rất nhiệt tình và thuyết minh rất hay. Những hiện vật trưng bày rất chuyên nghiệp và bắt mắt. Vé vào cổng là 2000 vnđ, ngày lễ miễn phí vé.
Đến với Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, khách du lịch trong và ngoài nước sẽ được tìm hiểu, thưởng ngoạn hàng chục ngàn hiện vật quý giá được sưu tầm công phu trong ngoài đất nước VN từ thời tiền sử đến thời Nguyễn, được tận mắt nhìn thấy các sản phẩm đồ gốm của các nước bạn Châu Á, tranh điêu khắc tinh xảo Campuchia, một số tượng Phật trong Châu Lục, súng thần công của thế kỷ 18 - 19
Bảo tàng nằm bên trái cổngThảo Cầm Viên. Trưng bày các hiện vật, tranh ảnh từ thời kì đồ đá đến thời Nguyễn Việt Nam. Bên trong có rất nhiều tượng phật. Đặc biệt có Xác ướp Xóm Cải thu hút tham quan. Khuôn viên bên trong đẹp.
Bảo tàng lớn và đa dạng các vật trưng bày,có cả xác ướp nhung tiếc là khi đi đang bảo trì nên không được xem.Giá vé vào cửa là 30k.Nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên nên thuận tiện cho đi cả 2 nơi.
Bảo tàng lịch sử việt nam . 1 bảo tàng lớn và lâu đời nhất việt nam. Nơi lưu giữ các giá trị lịch sử từ thời đồ đá cho đến ngày nay. Bảo tàng này thường bị lãng quên ở tphcm. Bảo tàng thường thì vắng mặc dù vé vào cổng là 2k k bao nhiêu. Có lẽ do bảo tàng này phân biệt đối xử ở chô là khi qua 11h thì khách việt sẽ bị đuổi đi để cho tour khách nước ngoài vào
Đi rất vui mặc dù không gian có vẻ nhỏ . Thích nhất xác ướp xóm cải. Có rất nhiều vật trưng bày .
Nhiều hiện vật quý về sự hình thành và phát triển của đất nước VN từ cổ xưa tới cận đại, một địa điểm nên đến.
Trống đồng...tiếng trống oai hùng đã vang lên cách đây hơn 3009 năm...Các bạn sẽ được đắm mình vào văn hóa Cham pa và Sa huỳnh khi xem các bức điêu khắc đá ở đây...
Nơi nên đến khi thăm tp HCM
Nơi thể hiện giá trị văn hoá và bản sắc con người Việt
Nơi tuyệt vời để rèn luyện và tiếp thu thêm nguồn kiến thức về lịch sử dân tộc, giá vé rẻ nên mọi người nên đi thử để trải nghiệm (ngoài ra còn có gốc để sống ảo rất đẹp nha)
Nơi này rất yên tĩnh và tĩnh mịch.Có cả nhiều du khách nước ngoài đến xem.Mọi người luôn giữ yên lặng gây nên một cảnh tượng yên tĩnh kì lạ.Ở đây có cả cửa hàng lưu niệm.
Bảo tàng trưng bày khá đầy đủ các hiện vật bao quát về lịch sử VN qua các thời kỳ. Giá vé vào cửa rẻ đến không ngờ: chỉ 2.000đ/người lớn!!! Tiếc là không có nv thuyết minh dù ngày chủ nhật khá đông khách nước ngoài.
Chi tiết về lịch sử và văn hóa việt nam
Mình thăm quan thì có trưng bày bộ sưu tập tiền giấy việt nam qua các thời kỳ. Vé người lớn 30k trẻ em 15k. Vao tang nhiều hiện vật từ thời hoang sơ đến thời nguyễn. Nhiều hiện vật. Có mấy khẩu pháo bên hông nữa , các bạn nhớ thăm quan. Thick hợp cho gia đình, trẻ em đi chơi và học hỏi.
Cải tiến hơn xưa nhiều, nhưng cần trang bị thiết bị đọc nghe đa ngữ, tài liễu mang về đọc thêm
Bảo tàng lịch sử
Đẹp, bổ ích để học và biết về cội nguồn. Nằm ngay khu Thảo Cầm Viên
Mình thấy bảo tàng rất đẹp, lưu giữ nhiều nét lịch sử, thu hút du khách bởi nét cổ điển và truyền thống
Tuyệt vời, bảo tàng rất công phu, có nhiều khu vực để du khách chiêm ngưỡng,tham quan.
Biết thêm nhiều về văn hóa, chặn đường lịch sử việt nam. Thật tuyệt vời
Nhiều hiện vật có giá trị và nhân văn.
Nơi tuyệt vời.Nên dẫn con cháu vào đây, và cháu sẽ hiểu được cả chiều dài lịch sử đất nước.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam ở địa chỉ số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé đích thực là một địa điểm du lịch Sài Gòn hay cho những ai muốn tìm hiểu về cội nguồn lịch sử nước nhà.Tất cả những hiện vật của bảo tàng đều được sưu tầm từ trong và ngoài nước. Mỗi một văn vật đều kể cho du khách nghe một câu chuyện lịch sử, một kho tàng kiến thức đồ sộ, khiến ai đã từng đặt chân đến đây một lần đều muốn quay lại lần thứ 2 để có thể tiếp tục chiêm ngưỡng.
Trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn nên mát mẻ, yên tĩnh, nhiều cây to bóng mát.
Mọi ng nhớ vào ở chỗ số một nhé :))) rất thú vị
Nơi du khách có thể tìm hiểu về Lịch sử Văn hóa Việt Nam và những đặc trưng của lịch sử văn hóa vùng đất Nam bộ, văn hóa các nước Đông Nam Á, châu Á qua 18 Phòng trưng bày với hàng ngàn hiện vật từ các sưu tập quý. Tòa nhà Bảo tàng Lịch sử cũng là một di tích nghệ thuật cấp Quốc gia được người Pháp xây dựng năm 1929. Hy vọng sẽ là điểm đến thú vị cho những trải nghiệm và nâng cao tri thức lịch sử văn hóa của du khách.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, nơi đây có khá nhiều cổ vật các vùng miền của VN. Tổ chức tiết học ngoài trường tại Bảo Tàng này rất tuyệt. Có thể mượn máy chiếu và miễn phí vé cho gv (10 người) nếu có giấy giới thiệu và văn bản xin của nhà trường.
Nhiều hiện vật quí hiếm, vào mà có cảm giác mình quay về thời xa xưa. Hihi
Tôi cảm thấy nơi này thật mất mẻ va trong sạch
Rất bổ ích khi đến đây!
Bảo tàng được trang trí rất đẹp, mang nhiều giá trị sâu sắc về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Đáng để đến xem và trải nghiệm👍
Bảo tàng về rất ít người Việt tham quan, chủ yếu phần lớn khách là du khách nước ngoài và.... trẻ em. Có lẽ đây là điều đáng buồn.Trong bảo tàng còn lưu giữ xác ướp của một người phụ nữ quý tộc cổ nhất Nam Bộ, vẩn còn nguyên vẹn.Bảo tàng nằm cạnh, phía trước Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Nhân viên bảo tàng lịch sự, thuyết trình tâm huyết, các bảo vật có giá trị lịch sử!
Có xác ướp người phụ nữ quý tộc 1869
Lần đầu đến đây cảm thấy rất thích. Đến đây được biết thêm rất nhiều điều mới từ bề dày lịch sử của người việt nam đến các chứng tích lịch sử xaay dựng và đấu tranh giữ nước của các cụ thời xưa. Đặc biệt có 1 xác ướp của người việt chính chủ còn nguyên vẹn. Xem rất kích thích.
Bảo tàng đi theo từng thời kỳ lịch sử rất hay. Mn nên dành thời gian lâu hơn để đọc về từng thời kỳ của Việt Nam
Trình bày không đẹp lắm nhưng khá ổn, hiện vật hơi ít. Văn hoá óc eo rất đẹp và đầy đủ
Một địa điểm lý tưởng để tham quan, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam
Mọi người cần đến để biết thêm lịch sử Việt Nam
Bảo tàng lịch sử trưng bày các hiện vật khảo cổ rất quý giá, thông qua đó giúp người xem chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của lịch sử nước ta & tiếp thu được thêm nhiều kiến thức quý báu.
Tôi thích địa điểm này vì ở đó có nhà thờ và lăng mộ ông bà Đỗ Hữu Phú, nguyên Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Cơ điện Thái Nguyên, nguyên Tham tán văn hóa Đại sứ quán Việt Nam tại Liên xô.
Quá tệ
Bảo tàng khá rộng rãi, trưng bày nhiều hiện vật lịch sử, bên trong có xác ước trăm tuổi nên đến tham quan
Nếu đến TPHCM nên đi bảo tàng này!
Nhiều thứ để xem, rộng, thoáng
Nằm trong khuôn viên cơ quan nên ra vào hơi bất tiện ở điểm xuống xe tắt máy dẫn bộ. Mọi điểm khác Ok.
Đưa 2 ẻm đi khám phá
Thật ấn tượng và bổ ích cho giới trẻ!
Tốt, nhiệt tình
Rất nhiều di tích hay và bố trí thời gian các triều đại rất rõ ràng. Chỉ là đang xem thì báo chuông đến giờ nghỉ trưa nên phải ra về.
Rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật đẹp
Hình ảnh, hiện vật trưng bày đa dạng qua từng thời kỳ lịch sử....Điểm tham quan của nhiều du khách nước ngoài khi đến TP. HCM
Bảo tàng ngay tại số 2 đường nguyễn bỉnh khiêm quận 1,ở đây bạn sẽ được ngắm nhìn những hiện vật về các cuộc kháng chiến cứu nước cũng như được giới thiệu chi tiết và tỉ mỉ về cuộc sống cũng như quá trình tìm kiếm tự do của đồng bào ta.Đang cảm thấy hãnh diện - Tự hào là một người con Việt!
Nơi thích hợp để tham quan
Nét đẹp khó tả
Đẹp, sạch sẽ, ý nghĩa. Nên miễn phí cho trẻ em
Hiện vật quý, đa dạng, trưng bày đơn gian nhưng chuyển tải được nội dung cần