user
Binh Dong Temple
PJHR+6GP, Phường 7, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngoại hình
Binh Dong Temple
Bình luận
Do
Ôn tập №1

Đình nằm trên cù lao nhỏ, hồi xưa thì phải đi phà qua, giờ thì có xây cầu bình đông, chạy xe qua cầu gửi xe ở chùa thì ko ai coi, có thể đi phà qua, không gian thoáng đãng. Không phải là chùa nên sẽ không thờ Phật.

Nh
Ôn tập №2

Đình ông Bình Đông có thể nói là những trải nghiệm tuyệt vời của gia đình tôi khi đến đây. Hằng năm khoảng 4 - 5 lần đều đặn đến nơi đây xin săm và cầu bình yên cho gia đình. Đình lớn bên sông là đình phổ biến và dễ thâyd nhất nhưng các bạn nên thử thuê suồng (khoảng 100k) của các bác đạu sẵn để đi sâu vào trong để trải nghiệm nhiều đình khác nhau. Khi các bann yêu cầu thì các bác chở rất nhiệt tình và các đình bên trong khá vắng và yên tỉnh so với đình ngoài. Có khoảng 2 3 đình bên trong, dành cho các bạn nào muốn trải nghiệm và thăm viếng. Ngoài ra, đi thuyền trên sông cũng rất mát và thú vị. Tuyệt nhiên khi mua cá thả xuống sông ưu tiên những con cá có thể sống ở vùng nước không quá sạch vì nếu các bạn nghe lời của các thương buôn thả cá gì cũng được thì rất tội cho các bé cá không sống được lâu. Mình đã bị một lần nên rất để ý những lần sau. Thả thì nên chịu khó ra xa xa tí thả nha 😊

Kh
Ôn tập №3

Nếu đi đình thì chạy xe qua luôn nhé không cần phải gửi xe đâu, mình đi ngày chủ nhật cũng không quá đông người đến.

Đạ
Ôn tập №4

Từ cầu Bà Tàng vào khoảng 300 mét, theo con rạch cùng tên là rạch Bà Tàng, ta thấy một cù lao nhỏ, rộng khoảng 2 héc ta. Trên cù lao có một ngôi đình kiến trúc rộng rãi, uy nghi, cổ kính. Tại đây, vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng ở các nơi trong thành phố và ở các tỉnh bạn đến cúng bái đông đảo. Đó là đình Bình Đông mà ngày trước nhân dân thường gọi là Bình Đông Hội Quán.Năm 1968, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đình bị bom đánh sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bêtông - cốt sắt) nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên. Lần xây dựng này có thêm nhà Truyền Thống.Đình Bình Đông là một di tích văn hóa và lịch sử, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 2890 - VH/QĐ ký ngày 27/09/1997.

Ôn tập №5

Ngôi đình không phải cổ kính nhưng sự tâm linh và lòng tin của nơi này đã có từ hơn 100 năm trước rồi ạ. Khi đến đây các bạn hỏi người dân cái tên Đình Ông sẽ dễ có câu trả lời hơn Đình Bình Đông.Một ngôi đình nhỏ nằm trên 1 cù lao. Trong Đình thờ 1 cái mũ quan. Tương truyền, người dân nơi đây nhặt được 1 cái mũ quan trôi trên sông. Họ đoán rằng có lẽ có 1 vị quan lại của triều đình đã hy sinh tại đây, tin tưởng và thờ cúng, sự trù phú đã đến với người dân trong vùng khiến họ càng tin tưởng hơn và thờ cúng nhiều hơn. Sau này, thời kháng chiến thì đây còn là căn cứ kháng chiến của bác Tôn Đức Thắng và hiện tại trong đình còn có tượng thờ bác Tôn. trước đây muốn qua ngôi đình này bạn phải đi đò qua. Năm 2017 đã xây dựng cây cầu bắt qua cù lao thật đẹp, khó tìm được 1 cây cầu như thế ở Sài Gòn này nhé.

Mi
Ôn tập №6

Nhìn ra bờ sông thấy cũng đc, trc phải đi đò, giờ xây cầu đi tiện hơn, có bán chim cá để phóng sanh.

Th
Ôn tập №7

Đình nổi tiếng với giá trị lịch sử và tâm linh cho bà con

QU
Ôn tập №8

Di tích lịch sử cấp quốc gia ,nơi đền thờ ông Tôn Đức Thắng ,cù lao thoáng mát ,sạch sẽ....

T.
Ôn tập №9

Yên tĩnh, thanh bình, mát mẻ... Nhưng có mấy người câu cá, với mấy đứa nhỏ đi bắt cá của mấy người vừa mới thả phóng sanh...

Th
Ôn tập №10

Nơi linh thiêng cầu xin tài lộc làm ăn

Đặ
Ôn tập №11

Cảm nhận được sư yên tĩnh và sự tách biệt ở nơi đây, tôn nghiêm

Ôn tập №12

Rất đẹp, di tích lịch sử cấp Quốc Gia.

nh
Ôn tập №13

Noi dep nhat

Dr
Ôn tập №14

Đình rộng rãi, có truyền thống lâu đời, có khu phóng sinh cá và chim, có lịch sân khấu cải lương.Đường vào đình hẹp, khó đi xe hơi

Ph
Ôn tập №15

Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi linh thiêng đối với nhiều người. Cổng đình mới xây lại năm 2016. Đình nằm trên một cù lao nên phải sang bằng đò, tuy nhiên hiện nay cầu bắc qua đình đang được xây (3/2017)

Đấ
Ôn tập №16

Đình Bình Đông (quận 8) được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, nằm ở ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi. Hiện chưa rõ năm xây dựng nhưng từ năm 1853, ngôi đình đã nhận được sắc phong của vua Tự Đức.Hơn 150 năm trước, khi mới xây dựng, kiến trúc của đình chỉ là ngôi nhà lá cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Đến năm 1922, đình được trùng tu bằng mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ theo dạng đình Nam Bộ.Năm 1968, đình Bình Đông bị phá hủy nặng nề do chiến tranh. Sau nhiều lần trùng tu, đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bê tông cốt sắt nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên.Các công trình xây dựng theo dạng đình Nam Bộ với võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh lại có nhà Nghĩa Từ.Sân đình rộng với nhiều cây xanh, ba cổng vào và đều hướng ra bờ kênh. Cổng chính được xây dựng theo kiểu tam quan, trên nóc là hình ảnh lưỡng long tranh châu quen thuộc trong kiến trúc đình chùa của người Việt. Phía trước chánh điện là nhà võ ca, không có tường xung quanh. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ trong các dịp lễ hội.Chánh điện đình Bình Đông dù được xây lại, vẫn giữ nét kiến trúc truyền thống với các gian thờ, hoành phi, câu đối… sơn son thếp vàng.Trong chánh điện vẫn giữ được các hiện vật như toàn bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, Hội đồng, bộ bát bửu... Ở hai bên chánh điện là hình tượng hai con ngựa đen, trắng biểu tượng cho sự uy linh, tôn nghiêm và tính cân xứng.Trong đình còn có nhà truyền thống, trưng bày ảnh hoạt động của nguyên Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Từ năm 1925 khi từ nước ngoài trở về, ông Tôn Đức Thắng chọn ngôi đình là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật.Mỗi ngày, đình Bình Đông đều có nhiều người dân, du khách tới tham quan, cúng bái. Lễ hội lớn nhất là lễ Kỳ Yên được tổ chức ngày 12, 13 tháng hai âm lịch, thu hút đông đảo bà con trong khu vực và các tỉnh miền Tây tham dự.Mọi người cố gắng chia sẻ rộng, một nơi rất linh thiêng

ca
Ôn tập №17

Linh thiêng. Rất thích cảm giác đi qua cây cầu đường vô đình. Tóm lại thích nơi này!

đư
Ôn tập №18

Đi mùng 3 tết 2018 cũng khá đông , đã có cầu bắc qua đình .

Ta
Ôn tập №19

Đình thoáng mát sạch sẽ

Py
Ôn tập №20

That tuyệt vời

Th
Ôn tập №21

Đình nghe đồn là nơi rất linh thiên nên hàng năm có rất nhiều khách thập phương đến cúng , do nhà khá gần đó nên mình cũng hay đi , bên đình thờ ông , bà ngũ hành , ông hổ... với không khí thoáng mát , có nơi bán cá phóng sinh , bán đậu phộng luộc khá ngon 😋 nhưng đừng ăn chè bên đó , bao dở , mua 1 ly nếm được nữa muỗng là quăng luôn cả ly , ăn 1 lần sợ khiếp .

Ph
Ôn tập №22

Nơi tâm linh.

Mi
Ôn tập №23

1 địa điểm tôn giáo xưa cũ, đường đi hơi khó đi 1 chút.

Th
Ôn tập №24

Tâm linh!

Ge
Ôn tập №25

Yên tĩnh

Ôn tập №26

Quá tuyệt vời

Al
Ôn tập №27

Nơi tâm linh

Lu
Ôn tập №28

Có cầu chạy xe qua luôn không cần đi đò như trước

TH
Ôn tập №29

Lúc trước ba mình hay đi đình ông,ba nói đình ông này rất linh thiêng,và mình cũng hay đến đây.

Th
Ôn tập №30

Ngày tết dân phòng ra mở bãi giữ xe... 10.000đ/lượt.

Ôn tập №31

Tôn nghiêm!

ng
Ôn tập №32

Đẹp, linh

Đứ
Ôn tập №33

Linh thiên

Ng
Ôn tập №34

Ngày rằm tháng 7, được các chú thiện nguyện mời lại dùng bữa cơm chay trong khuân viên ngôi đền đã hơn 150 tuổi ( Từ 1853 ). Bề dày lịch sử khiến nơi đây trở thành một điểm văn hoá của của không chỉ những người tín ngưỡng mà còn là nơi thanh tịnh giữa chốn nhân gian giữa bộn bề cuộc sống. Không gian nhẹ nhàng, thanh tịnh và linh thiêng. Mọi người lịch sự và chân thành.Chúc cho mọi người có một ngày rằm nhiều ý nghĩa

Th
Ôn tập №35

Yên tĩnh

Ha
Ôn tập №36

Ở miếu này mình lạ 1 điều là khi xăm keo và que muốn lấy số xăm là phải mua (ko bắt buộc nha mọi người) . Ở miếu Hòa Tây mình thì ko có vậy xăm keo thì lấy bình thường bạn nào muốn cúng dường thì tùy tâm.

Ta
Ôn tập №37

Thân thiện, hòa đồng.

Ki
Ôn tập №38

Đình cổ co tiếng trước đây, nằm trên một cù lao, nay có cầu rồi, nơi di tích hoạt động của Bác Tôn Đức Thắng.

Bả
Ôn tập №39

Địa điểm tôn nghiêm

Ng
Ôn tập №40

Di tích lịch sử quốc gia, có từ 100 năm trước

Li
Ôn tập №41

Di tích lịch sử, khá đông vào dịp lễ, lưu ý trẻ em!!!

Hả
Ôn tập №42

Đi ngày thường bạn chạy qua cầu để vào đình, khỏi tốn tiền gửi xe! Ngày lễ thì nên gửi xe ngoài!

Tr
Ôn tập №43

Đình ở cù lao, đã có cầu đi bộ từ năm 2017

Ph
Ôn tập №44

Đền này thờ ông Thần Bình Đông, thêm miếu ông Tạ, được xếp hạng du tích lịch sử cấp quốc gia, đi qua cây cầu rất đẹp, cầu được xây năm 2017...!

Vo
Ôn tập №45

Khuôn viên rộng , thoáng mát, nơi thích hợp cho người lớn tuổi đến để cầu nguyện và ngồi nghỉ ngơi

Th
Ôn tập №46

Như bao nhiêu đình khác,thờ cúng người có công khai phá tạo lập nên vùng này

ho
Ôn tập №47

Sạch, yên tĩnh, đẹp. Nước kênh cần cải tạo để phù hợp hơn.

Ng
Ôn tập №48

Đình cổ kính , có chút xôm tụ ngày tết ,vía .

Tr
Ôn tập №49

Đình Bình Đông tọa lạc trên một cù lao, cách đầu cầu Bà Tàng, quận 8 khoảng 300 mét. Theo chia sẻ từ Phòng Văn hóa-Thông tin, Ủy ban Nhân dân quận 8, Đình Bình Đông được xây dựng từ những năm 1852, với kiến trúc lúc đầu là ngôi nhà lá đơn sơ thường xuyên tổ chức hội họp, cúng lễ của dân cư trong vùng.Năm 1920, trở về Sài Gòn, bằng tình cảm yêu mến, sự giác ngộ về Cách mạng tháng Mười Nga và Nhà nước Xô Viết cùng với những kinh nghiệm trong tổ chức đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đặc biệt là nghiệp đoàn ở Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng đã cùng với những người bạn chiến đấu thành lập và lãnh đạo Công hội bí mật Sài Gòn. Đây là tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam, đánh dấu sự chuyển biến mới của giai cấp công nhân Việt Nam từ thời kỳ chưa có tổ chức sang thời kỳ có tổ chức.Theo ông Dương Quang Đông (nguyên Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ), Chủ tịch Câu lạc bộ Hưu trí Thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ năm 1925-1928, đồng chí Tôn Đức Thắng đã đến Đình Bình Đông để dự, tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Công hội. Tại đây, Bác Tôn đã thuyết giảng về Chủ nghĩa Mác, lòng yêu nước cho các công nhân nòng cốt của Hội.Nhờ vào địa thế của Đình nằm ở một cù lao khá hoang vắng, nổi tiếng linh thiêng nên lính Pháp rất e ngại, không dám đến gần. Vì thế, trong khoảng thời gian 3 năm này, ngay tại Đình, đồng chí Tôn Đức Thắng đã chỉ đạo nhiều hoạt động của Công hội mà không bị địch phát hiện. Hơn thế nữa, các mật thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được chuyển từ nước ngoài về và các sách báo tuyên truyền cho Chủ nghĩa Marx cũng đều được cất giấu rất an toàn ngay chính tại chánh điện của Đình Bình Đông.Nhằm tưởng nhớ công lao của Bác Tôn, vào năm 1991, cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và người lao động quận 8 đã đóng góp, xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngay tại khuôn viên của Đình Bình Đông.Bên trong Nhà tưởng niệm là bàn thờ và di ảnh Bác Tôn được đặt trang trọng, ngoài ra còn trưng bày các hình ảnh, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Trước khu Nhà tưởng niệm còn đặt tượng bán thân Bác Tôn bằng đồng tôn nghiêm.Hiện nay, Đình Bình Đông vẫn còn lưu giữ khá nhiều hiện vật bằng gỗ xưa được chạm trổ công phu, tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao với rồng vờn châu, tứ linh (long, ly, quy, phụng)..., có chiếc ngai thờ Thần cổ…Gắn bó với Đình Bình Đông và Nhà tưởng niệm Bác Tôn hơn 12 năm qua, ông Nguyễn Văn Vinh (77 tuổi), Hội trưởng Ban Trị sự Đình Bình Đông cho biết ngay từ khi còn nhỏ ông đã được ông, bà, cha mẹ dẫn đến đình nhiều lần. Đình Bình Đông là nơi linh thiêng nên nhiều lượt du khách từ thập phương đã kéo đến cầu bình an, may mắn và tài lộc.Đặc biệt, từ khi Nhà tưởng niệm Bác Tôn được xây dựng, người dân càng thêm tự hào hơn, thường xuyên đến đình thắp hương, tưởng nhớ đến cống hiến của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng với Cách mạng Việt Nam và thế giới.

qu
Ôn tập №50

Nơi di tích lịch sử của tôn đức thắng

Hi
Ôn tập №51

Đình Bình Đông nằm trên một cù lao với kênh rạch bao quanh trông như một hòn đảo nhỏ trên sông - một thắng cảnh nổi bật, là di tích lịch sử quý giá và là địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn của TP.Hồ Chí Minh.Đình Bình Đông được xây dựng trên cù lao ngay nhánh rẽ của dòng Kinh Đôi, thuộc phường 7 quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Từ cầu Bà Tàng vào khoảng 300 mét, theo con rạch cùng tên là rạch Bà Tàng, ta thấy một cù lao nhỏ, rộng khoảng 2 héc ta. Trên cù lao có một ngôi đình kiến trúc rộng rãi, uy nghi, cổ kính. Tại đây, vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, dân chúng ở các nơi trong thành phố và ở các tỉnh bạn đến cúng bái đông đảo. Đó là đình Bình Đông mà ngày trước nhân dân thường gọi là Bình Đông Hội Quán.Theo lời các vị bô lão kể lại đã lâu lắm rồi, nơi ngôi đình hiện nay, dân cư hồi đó thưa thớt làm ăn khó khăn. Một hôm, có người vớt được chiếc mão trôi trên rạch, đoán rằng của quan quân nào đó bị nạn, nên đưa lên gò và khấn vái. Lạ thay, sau đó, vùng này trúng mùa liên tục, dân làng làm ăn khấm khá qui tụ về dựng nên mái đình ngày nay. Nơi bệ thờ chính luôn luôn có những chiếc mão mới được dân làng sùng bái dâng cúng cho đến tận bây giờ.Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, thôn Bình Đông thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đình có sắc phong Tự Đức ngũ niên (1853). Như vậy đình Bình Đông phải được xây dựng trước năm 1853, tức trước năm nhận được sắc. Sắc phong cho Thần Thành hoàng bổn cảnh của thôn Bình Đông, huyện Tân Long ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý (08/01/1853).Lúc đầu, kiến trúc của đình chỉ là ngôi nhà lá, dùng làm nhà làng cho dân cư quanh vùng tới hội họp và cúng bái. Đến năm 1922 được trùng tu bằng mái ngói, vách ván, cột kèo gỗ theo dạng đình Nam Bộ với võ ca và chánh điện nằm giữa, hai bên có Đông và Tây lang, bên cạnh lại có nhà Nghĩa Từ. Đến năm 1930, đình xuống cấp nên được sửa chữa lớn, mái ngói được thay bằng ngói đại ống 2 lớp, vách trét ô dước, nền gạch tàu.Năm 1968, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đình bị bom đánh sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bêtông - cốt sắt) nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên. Lần xây dựng này có thêm nhà Truyền Thống.Tuy toàn bộ cảnh quang không thay đổi nhưng kết cấu không còn nét xưa. Nổi bật còn lại vẫn là các hiện vật bên trong chánh điện như toàn bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, Hội đồng đều chạm thủng viền quanh với rồng vờn châu, từng lộc, tứ linh rất nghệ thuật.

hi
Ôn tập №52

Nói chung cũng ko đặc sắc gì mấy, tạm ổn thôi

Da
Ôn tập №53

Thấy cây cầu là biết đẹp rồi đó.

Mi
Ôn tập №54

Địa điểm di tích lịch sử quốc gia.

si
Ôn tập №55

Nơi tâm linh. Thờ ông Hồng Thánh Quân.

Te
Ôn tập №56

Nơi đây rất tuyệt nhưng có điều nếu xây cầu qua rồi thì những người đưa thuyền thì sao. Mong rằng ủy ban khu vực đó sẽ giúp họ tìm công việc mớiNên hạn chế cho xe 4 bánh di chuyển vào, dễ gây kẹt xe

Th
Ôn tập №57

Nơi phóng sanh cho Phật tử và mọi người

Th
Ôn tập №58

Tôn nghiêm - sạch sẽ - thoáng mát - linh thiêng - cầu được ước thấy

Du
Ôn tập №59

Không gian thoáng mát, sạch sẽ.Có nơi để phóng sanh.

Hồ
Ôn tập №60

Đình được xây dựng tu sửa lại khang trang đẹp rộng hơn đình cũ

Bả
Ôn tập №61

Không gian yên bình, đến đây tĩnh tâm, di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ph
Ôn tập №62

Năm mới vạn sự như ý.

hu
Ôn tập №63

Thường đến để thắp nhang và phóng sinh baba và cá

Th
Ôn tập №64

Đình đã được tu sửa mới. Cây cầu bắt qua con rạch cũng được xây mới. Đình rộng rãi có giá trị lịch sử. Nếu các con rạch và nhà cửa xung quanh được cải tạo thì cảnh quang xung quanh sẽ đẹp và sạch sẽ vệ sinh hơn

Tr
Ôn tập №65

Ngôi đền linh thiêng

Cu
Ôn tập №66

Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Di
Ôn tập №67

Đẹp yên tĩnh

BẢ
Ôn tập №68

Rất yên bình luôn!!!

Li
Ôn tập №69

Được biết nơi này rất linh thiêng

Tr
Ôn tập №70

Mang tính lịch sủ nhân văn

Ph
Ôn tập №71

Ngôi đình cổ linh thiêng.

Th
Ôn tập №72

Có bãi đậu ô tô, một nơi rất linh thiên

Tu
Ôn tập №73

Diễm tâm linh,nên dên khi tới q8

Hu
Ôn tập №74

Thú vị

Ôn tập №75

Rất đẹp

Kh
Ôn tập №76

Đi tích cấp quốc gia

Ha
Ôn tập №77

Tin sẽ có

Ho
Ôn tập №78

Đình Bình Đông - di tích lịch sử từ thời vua Tự Đức.

So
Ôn tập №79

Di tich ,tuy nhien duong di cach tro song rach

Th
Ôn tập №80

Ngoi dinh lich su lau doi

Mi
Ôn tập №81

Di tích lịch sử cấp Quốc gia

my
Ôn tập №82

Đã đen đây ngay 06.06.2017.vị trí yen tĩnh linh thiêng

Th
Ôn tập №83

Địa điểm tâm linh phổ biến

Ôn tập №84

Di tích đẹp

Th
Ôn tập №85

Lịch sử

Th
Ôn tập №86

Một nơi tôn nghiêm.

Ng
Ôn tập №87

Đẹp,trang nghiêm

Ch
Ôn tập №88

Thành kính.

Di
Ôn tập №89

Tín ngưỡng tự phát.

Ki
Ôn tập №90

Kiến trúc đẹp

Ôn tập №91

Bình thường

ng
Ôn tập №92

Nơi để cầu nguyện

Mi
Ôn tập №93

Một đi tích đang tham quan

So
Ôn tập №94

Đẹp, xưa, phong cảnh nên thơ

Ha
Ôn tập №95

Không gian yên tịnh

Mi
Ôn tập №96

Rất tốt

陳明
Ôn tập №97

Nơi rất bình yên

Lậ
Ôn tập №98

Rất đẹp

Sa
Ôn tập №99

Rộng thoáng ,sạch sẽ

Ôn tập №100

Yên tĩnh

Thông tin
100 Ảnh
100 Bình luận
4.4 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:PJHR+6GP, Phường 7, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thể loại
  • Điểm đến tôn giáo
  • Điểm thu hút khách du lịch
Tổ chức tương tự