#Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại đường Võ Năng Tế Quận 6, TPHCM (đối diện với Bến Xe Miền Tây )# Với kiến trúc cổ kính xen lẫn hiện đại và diện tích rộng lớn xanh mát, là nơi mà du khách không thể bỏ qua khi tìm cho mình một nơi tham quan tâm linh Phật giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh.@ Các bạn hãy vào trang YouTube: Du Lịch Miền Đông Nam Bộ- Tham quan Chùa Huệ Nghiêm để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Chùa nhé.Cảm ơn các bạn.
Chùa tọa lạc ở số 204 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, chùa thường được gọi là chùa Huê Nghiêm 1 để phân biệt với Chùa Huê Nghiêm 2 ở phường Bình Khánh, Quận 2 do HT Thích Trí Quảng sáng lập năm 1975. ĐT: 08.8963023. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được Thiền sư Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681 – 1757) khai sơn vào thế kỷ XVIII. Nhiều tư liệu hiện nay đã xác định năm thành lập chùa là 1721, là ngôi chùa cổ nhất ở thành phố hiện nay.Lúc đầu, chùa xây ở vùng đất thấp, cách ngôi chùa hiện nay khoảng 100m. Về sau, bà Nguyễn Thị Hiên (1763 – 1821) pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm, đã hiến đất để xây lại ngôi chùa.Chư vị trụ trì tiền nhiệm của chùa là: HT Thiệt Thụy – Tánh Tường (đời thứ 35 Lâm Tế Chánh Tông), HT Tế Lý – Quảng Đức (đời thứ 36 Lâm Tế Chánh Tông), HT Liễu Xuân – Tiên Minh (đời thứ 37 Lâm Tế Chánh Tông), HT Đạt Lý – Huệ Lưu (đời thứ 38 Lâm Tế Chánh Tông), HT Từ Thông – Hồng Tín (đời thứ 40 Lâm Tế Gia Phổ), HT Lệ Phương – Thiện Bửu (đời thứ 42 Lâm Tế Gia Phổ), HT Hồng Phước – Trí Đức (đời thứ 40 Lâm Tế Gia Phổ), Trụ trì hiện nay là HT Nhật Lượng – Trí Độ (đời thứ 41 Lâm Tế Gia Phổ). Viện chủ là HT Nhật Nghiêm – Trí Quảng (đời thứ 41 Lâm Tế Gia Phổ).Chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức. Kiến trúc chùa hiện nay được thay đổi ở những lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 và 2003 do các ngài Thiện Bửu, Trí Đức và Trí Độ tổ chức, với mái ngói chồng diêm, các đầu đao cong vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách điệu.Khuôn viên chùa khá rộng, có nhiều tháp cổ. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước chùa được xây vào năm 1990.Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Bàn thờ kế tiếp thờ Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền). Trước có tượng Thích Ca Đản sanh và bảy vị Phật Dược Sư. Bàn thờ hai bên thờ Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và Bồ tát Di Lặc. Sau điện Phật, có bàn thờ linh vị chư Tổ và bàn thờ bà Nguyễn Thị Hiên cùng chư vị Phật tử quá cố.Bài Tổ đình Huê Nghiêm và huyền thoại ở ngôi mộ cổ (Báo Giác Ngộ ngày 10-01-2001) cho biết: “Đến cuối đời, trước ngày tạ thế, bà bảo với mọi người rằng mình sẽ lâm chung vào ngày mồng 1 tháng 6. Rồi bà nhờ người thân viết vào lòng bàn tay bằng sơn đỏ với dòng chữ: Nguyễn Thị Hiên, làng Linh Chiểu Đông, Gia Định, An Nam, Hoa Nghiêm Tự. Cùng năm ấy (1821), Hoàng hậu triều Mãn Thanh (Trung Quốc) hạ sanh công chúa, ở bàn tay cũng có những chữ giống như trên tay bà Hiên. Vua Mãn Thanh đã gửi sứ giả qua Việt Nam làm rõ nguyên nhân. Theo địa chỉ trên, họ tìm tới chùa Huê Nghiêm và được Tổ Tế Lý (1763 – 1829) xác thực là đúng. Sứ nhà Thanh đã xin trùng tu lại ngôi chùa và xây cất ngôi mộ bà Nguyễn Thị Hiên trong khuôn viên chùa”.Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết: “Bà Hiên là một Phật tử chí thành. Bà không chỉ hiến mảnh đất để dựng chùa mà còn là một thí chủ nổi tiếng về lòng từ thiện. Tục truyền, do công đức lúc sanh tiền nên sau khi tạ thế, bà được đầu thai làm công chúa triều nhà Thanh (Trung Quốc). Truyền thuyết kể rằng: Năm 1821, Hoàng hậu nhà Thanh sanh một công chúa, trên lòng bàn tay công chúa nổi một dòng chữ son đỏ: Nguyễn Thị Hiên, Linh Chiểu Đông thôn, Gia Định, Đại Nam. Chính vì vậy, vua nhà Thanh đã sai sứ sang xứ ta để truy tìm tông tích. Tìm đến chùa Huê Nghiêm, xác định rõ lai lịch bà Nguyễn Thị Hiên, sứ giả đã kể lại điều hiển linh kỳ diệu đó, và dâng cúng cho chùa một pho tượng Quan Âm bằng đồng”.Chùa là nơi phát xuất nhiều vị cao tăng của Phật giáo miền Nam, như Thiền sư Tế Giác – Quảng Châu tức Tiên Giác – Hải Tịnh, Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu, Hòa thượng Thích Từ Văn, Hòa thượng Thích Trí Đức, Hòa thượng Thích Trí Quảng…
Đường vào chùa đối điện bến xe miền tây. Bạn cứ để ý đối diện bến xe miền tây lối vào chùa có bảng tên chùa Huệ Nghiêm. Bạn cứ đi theo con đường sẽ thấy ngôi chùa rất dễ tìm. Chùa rộng và thanh tịnh. Vừa bước vào cổng chùa sẽ 2 bên là tượng Phật và Quan Thế Âm giữa hồ sen rất oai lực. Thắp hương các tượng Phật và Quan Thế Âm bên ngoài xong bước lên chánh điện chính một không gian yên tịnh lắng nhẹ và hương trầm thoang thoảng làm cho mình chút bỏ mọi thứ tâm nhẹ đi.Nam mô A Di Đà Phật...🙏🙏
Ngôi chùa Huệ Nghiêm, là nơi gia đình mình trở thành phật tử thật ra thì cũng có duyên hết hihi, . Mẹ mình thì hằng ngày vào đây để tụng kinh lạy phật.+ không gian trang nghiêm, thanh tịnh. Vào những ngày lễ mình được vào khuôn viên bên trong thăm quan (như hình mình đi lễ chay tăng)+ ở đây có hai hồ nước lớn, một bên là hồ rùa (hay còn gọi là quy), một bên là hồ cá. nếu như các bạn có lòng thì hãy cho cá ăn mà nhớ là thực phẩm tốt nhé. còn như các phật tử nào có lòng phóng sanh rùa, thì đừng bỏ rùa tai đỏ nha, mấy em đó hung dữ lắm, vô cắn mấy em rùa bth, và còn sinh sản rất nhanh.+ hằng năm ở chùa có mở tiệc buffet chay, tuỳ vào dịp mà free tất cả mọi người, ko thì mình mua vé ủng hộ từ thiện đấy.#cungghien#dimoinoi
Chùa rất đẹpKhông gian phật pháp nghiêm trangPhật học viện Huệ Nghiêm hay chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại 220/110/1 đường Đỗ Năng Tế, khu phố 2, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Chùa là nơi đào tạo Tăng tài về giới luật nổi tiếng của miền Nam cũng như Việt Nam. Chùa Huệ Nghiêm là ngôi tự viện đầu tiên xây dựng giới đàn truyền giới luật Phật giáo trong lịch sử hơn 2000 năm truyền thừa của Phật giáo Việt Nam.Chùa do HT Thích Thiện Hòa khai sáng, xây dựng vào ngày 11-11-1962 theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. HT người làng Tân Nhựt (Chợ Lớn). Ngài xuất gia với Tổ Khánh Hòa tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (chùa Lưỡng Xuyên,Trà Vinh) vào năm 1935. Ngài theo học nhiều Phật học đường ở miền Trung, miền Bắc từ năm 1936 đến năm 1948. Ngài là một danh tăng lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam về các lãnh vực truyền giới, kiến thiết và trước tác. Hòa thượng viên tịch vào ngày 07 – 02 – 1978. Chùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985 với các tên: Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm gồm 400 Tăng sinh, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm (1963 – 1985).Tịnh Nghiệp Đường hay Sám Hối Đường là nơi sám hối của giới tử trước khi đưa lên hàng thập sư già nạn. Hàng ngày, nơi đây được dùng để Chư Tăng trong nội Viện Lạy Kinh Pháp Hoa từng chữ, Niệm Phật, Tọa Thiền và Tụng giới Bổn.Tịnh Nghiệp đường là nơi chư tăng, chúng sanh sám hối về tội lỗi mình đã gây ra, từ đó giúp thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác...Bên trong Tịnh Nghiệp đường có Cửu thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm của người tu Tịnh Độ được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức phật A Di Đà. Cửu thể Di Đà có 8 pho tượng cao 3,6 mét, nặng 2 tấn được đặt dọc hai bên gian phòng Tịnh Nghiệp đường và 1 pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ đường kính 2,6 mét và tuổi thọ có thể lên đến ngàn năm. Đây là pho tượng được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là pho tượng phật A Di Đà bằng gỗ cao lớn nhất Việt Nam.
Vô đây cảm giác rất yên bình tĩnh lặng
Chùa đẹp và trang nghiêm, là một trong nhưng ngôi chùa lớn và đẹp nhất khu vực. Ngày lễ phật giáo chùa tổ chức đại lễ nên phật tử rất đông, chùa trang nghiêm, các sư ở đấy giảng pháp rất uy nghi và hay. Nam mô bổn sư thích ca mau ni phật.
Chùa đẹp . Rộng và trang nghiêm
Nơi trang nghiêm đông đúc vào ngày rằm. Nhưng không có “kiểm” để ăn
Ngôi chùa đẹp ở Bình Tân, rất nhiều phật tử theo học tập tại đây. Khuôn viên chùa rất rộng và thoáng mát
Khuôn viên rộng rải, thoáng mát, yên tỉnh.Cảm giác như trút đi hết gánh nặng khi đến chùa Huệ Nghiêm
Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại đường Đổ Năng Tế phường An lạc a quận Bình Tân chùa có diện tích rộng bật nhất Sài Gòn
Chùa có đại điện lớn, không gian rộng rãi với cây xanh,hoa lá, hồ cá. Đông phật tử cũng như khách tham quan. Tuy nhiên, có vài điểm không gian khá lộn xộn và dây điện lòng thòng khá mất mĩ quan.
Ngôi chùa khang trang sạch sẽ và mình cảm thấy rất thanh tịnh khi đến đây vào dịp Mùng 2 Tết Kỷ Hợi 2 0 1 9
Chùa rất đẹp và thanh tịnh mọi người nên đi cho tinh thần thoải mái nhé
Chùa rất thanh tịnh! Lớn có sân vườn. Có dàn chuông gió rất hay. Nghe chú trong chừa nói nhập ở nước ngoài về.
Chùa gần bx miền tây thanh tịnh và mát không khí trong lành có tượng phât dát vàng 24k tuyệt đẹp
Khuôn viên chùa xanh sạch đẹp, cảnh chùa trang nghiêm, thanh tịnh, địa chỉ dễ tìm
Chùa có không gian rộng rãi, kiến trúc đẹp yên tĩnh, giữ xe bằng thẻ từ rất an toàn. Mặt tiền chùa trong hẻm nhỏ nên lễ tết đông người dễ kẹt xe.
Là Chùa Chuyên Tu Pháp Môn Vãng Sanh Tịnh Độ - xin Thường Niệm Nam Mô A Di Đà Phật
---Thời kinh của chùa mà mình biết---- 7h00 sáng lạy Quán Âm (Ngũ Bách Danh)- 15h00 chiều tụng Địa Tạng Kinh- 16h45 chiều tụng Pháp Hoa Kinh, sau đó là lạy sám Pháp HoaHàng tháng âm lịch vào ngày 14 và 29 (hoặc 28 cho tháng thiếu) sẽ lạy Hồng Danh sám hối lúc 16h45.Hy vọng đủ thông tin cho người cần. Nguyện cầu ân Tam Bảo, chư hộ pháp thường ủng hộ các vị hữu duyên dành cuộc đời mình cống hiến Phật Pháp, độ thoát tất cả chúng sanh.---Vài nét về Chùa - nguồn WikipediaChùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985 với các tên: Trường trung học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm, Viện cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm. Chùa đã được trùng tu vào năm 1965 và năm 1989. Trong khuôn chùa có nhiều công trình đẹp như tháp chuông, đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng (cao 32m, xây năm 1972), đặc biệt là pho tượng đức Phật Thích-ca (cao 4,5m, ngang 4,5m) do điêu khắc gia Lê Thành Nhơn sáng tác, an vị vào năm 1979.
Chùa khá rộng, có nhiều cây xanh mát mẻ. Các bức tượng đều rất đẹp và có hồn.
Chùa khá rộng, giữ xe bằng thẻ từ tránh được tình trạng mất xe. Có 2 cái hồ cá và hoa sen rất đẹp. Ngày mai 25/03/2018 Chùa có tổ chức hiến máu từ 7h-10h sáng bạn nào đi được thì nhớ ghé!
Thanh tịnh.
Thức ăn ngon, chất lượng, hải sản tươi sống, phù hợp nơi dành cho gia đình, họp mặt bạn bè, người thân, chiêu đãi khách.Phục vụ vui vẻ, dễ thương,.....
Sẽ ghé thăm lại ngôi chùa này. Ngôi chùa với khuôn viên rộng, thoáng mát. Nam mô A Di đà Phật
Thật bình an mỗi khi đến chùa ngồi trong chánh điện nghe bao nhiêu phiền muộn âu lo tan biến, muốn được ở lại thật lâu...Ngôi chùa có nhiều tượng bằng gỗ rất to, không gian rộng với nhiều cây cảnh thật đẹp.
Chùa có kiến trúc & cảnh quan rất đẹp, không gian thực sự rất yên bình. Mọi người quẹo vào đường vô Chùa nhớ chạy xe từ từ, tuân thủ nội quy của chùa & giữ trật tự khi tham quan nhé !
Chùa rất đẹp và lớn.
Chùa rộng lớn, đẹp, lâu đời, phật tử thường viếng bái nên đông đúc.
Thanh tịnh, rộng rãi, hương khối nghi ngút
Chùa đẹp và thanh tịnh
Ngôi chùa rất đẹp
Rất trang nghiêm, khuôn viên chùa rất rộng, đẹp. Đến ngày thường thì các bạn được thông thả ngắm chùa, được ‘thưởng thức’ cảm giác yên bình. Ngày mùng 1 và rằm thì đông lắm nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật ,Con nguyện cho những đều tốt đẹp.
Lúc sa cơ, chùa này nuôi tôi 1 bửa cơm, tôi rất nhớ và biết ơn, 1 ngày nào đó tôi cố gắng làm lại rồi tôi sẽ quay lại đây ở 1 ngày ôn lại 1 thời đả qua, a di đà phật
Không gian ngôi chùa rất cổ kính , trang nghiêm . Cảm giác vô cùng quang đãng ,thanh tịnh và bình yên . Mỗi khi đến chùa đều cảm thấy rất nhẹ nhàng , buông bỏ mọi mệt mỏi, muộn phiền
CHÙa rất rộng, tượng phật rất to rất đẹp. Rất mát, yên tĩnh.
Mấy Anh chị em cô chú làm ơn mặc quần dài , và các chị cô dì không nên mặc váy khi vào chùa Huệ Nghiêm xin cảm ơn các vị ạ !.
Giới đài Huệ Nghiêm - Đây là giới đài duy nhất ở Việt Nam
Là một nơi tạo cho các phật tử về đây cảm giác bình yên khi đến
Chùa rất đẹp. Mình thích bộ tượng 18 vị La Hán gần cổng rất đẹp và có hồn.
An lạc thanh bình. Hiến máu tại chùa ngày rằm tháng giêng rất ý nghĩa.
Trang nghiêm thanh tịnh
Thanh tịnh. Thoáng. Tôn nghiêm.Ps: Nhà vệ sinhbđi thẳng qua cổng quẹo trái.
1 ngôi chùa lớn nằm đối diện bến xe miền tây , rợng rải , thanh tịnh thoáng mát được nhiều phật tử ghé đến thắp hương cầu nguyện
Hôm nay rằm Tháng Giêng, đi lễ và được dùng thiện tại Chùa, rất ngon.
Chùa rất rộng và trang nghiêm! Đầy đủ bãi xe máy - ô tô
Nơi tu viện cao cấp nhất và cảnh đẹp 🙏 nổi tiếng 🙏
Chùa đẹp, yên tĩnh, đáng để tham quan bái phật.
Chốn tổ!!!
Khuôn viên chùa rất rộng
Chùa đẹp
Rất hài lòng
Chùa rộng, trong hẻm Đỗ Năng Tế, từ đường Tên Lửa rẽ phải vô
Chùa đẹp sạch và xanh
Đẹp và trang nghiêm
Chùa yên tỉnh thoat mát danh cho cac bạn that tinh buồn và muốn được yên nơi cửa phật để tịnh tâm
Chùa tổ chức buffet và nấu đồ rất ngon
Ngồi chùa có quan cảnh đẹp khuôn viên rộng lớn. Ngôi chùa Phật giáo
Adidaphat. Mỗi lần đi chùa là ghé quán chay này ăn. Đồ ăn ngon, sạch sẽ, tuy có nóng nhưng giờ bà chủ đầu tư cái máy quạt r :)))))). Bên trong có chị bán nước mía nước rất ngon, xoay bằng máy ngày xưa nên bọt nhiều.
Rất đẹp!
Chùa rất đẹp nhiều cây xanh. Nhiều tượng phật rất đẹp. Rất yên tĩnh. Chánh điện rất đẹp. Khuôn viên chùa rất rộng. Có nhiều cây cảnh. Có khu rừng trúc .
Chùa ngày nay rất sạch sẽ, rất rộng. Gần chùa có quán chay mai ăn rất ngon. Mình hay thấy phật tử với thầy ăn quán thảo nhưng mình ăn thử 2 quán thì quán chay mai ăn ngon hơn, đồ ăn sạch làm tại chỗ cho khách luôn. Bên trong quán còn có chị bị câm bán nước mía nếu k để ý nhìn vào chả thấy được.
Không gian yên tĩnh, rộng rãi, thứ hai không tiếp khách
Nơi có một thời tuổi thơ bên mái chùa và sư phụ.
Nơi trang nghiêm
Đi thăm thằng bạn!!!
Rất đẹp
Chùa Huệ NghiêmNơi giúp tâm thanh tịnh, từ bỏ bến mê
Nơi tuyệt vời để hành hương...
Đẹp và yên tĩnh
Đường vào chùa từ bến xe miền tây vào chật chội bị lấn chiếm kinh doanh làm mất vẻ tôn nghiêm.
Tâm tịnh và thanh thản mỗi khi vào chùa lạy Phật. Quang cảnh đẹp và tĩnh lặng.
Khu nội viện rất đẹp !!!
Đẹp thanh tịnh
Tuyệt vời
Chùa Huệ Nghiêm phật tử cúng bái đông. khung canh đẹp va rộng.
Rất thanh tịnh và thoáng mát
Uy nghiêm, thánh thiện.
Tâm linh,
Nơi tôn nghiêm, cảnh đẹp, yên tịnh
Chùa sang trọng