Tôi có ghé chúa từ hồi T01.2021. Chùa nằm giữa xong, muốn qua chùa thì phải đi đò sang. Vé đò khoảng 20k cả lượt đị và về cho 1 người. Chùa nhỏ, mình chỉ không thích một việc là trong địa phận của chùa có một số quầy kinh doanh như: bán cá phóng sinh, có một số quầy bán đồ mặn và đồ chay,.... Nếu đến thì chủ yếu thắp nhang chớ chùa khuôn viên nhỏ, đông người nên hơi ồn.
Năm 2006 tôi đã vô tình đến ngôi chùa cổ người hoa này, ở đây tượng cổ hồn thiêng linh lắm.Rất cổ kính là một ngôi miếu đền có một thầy tăng trụ trì ở bến đò, đi lối vào bên trong là ngôi đền thánh mẫu bà chúa châu đốc do người hoa quản lý.Bây giờ năm 2021 tôi quay lại đây, thật sự rất buồn buồn lắm. Tất cả di tích cổ xưa, tượng cổ danh lam kiến trúc từ thời xưa đã bị phá vỡ đập đi toàn bộ. Xây dựng lại ngôi miếu cổ lợp bê tông giống gian nhà hơn là miếu bà, ngôi chùa bên ngoài thì giống một tiệm bách hoá tượng phật bê tông cốt thép, người chen lấn, lối đi nhỏ hẹp chì toàn là hàng quán mua bán tất nập.Khói nhanh nghi nghút, lối đi nhỏ hẹp, tượng quá nhiều xâm chiếm hết đất đi lại giành cho phật khách đến đây.Loa phát thanh là 2 cái, một bên thầy tăng, một bên thầy ni cùng nhau hô hào khẩu hiệu cúng giường tiền bạc, cầu siêu cầu an, đúc tượng nghe thật sự chói tai, nhức đầu khi 2 loa nó đập vào nhau tạo ra thứ âm thanh quái dị.Tôi không có cảm giác đây là đang đi chùa, giống như lạc vào một vùng đất huyễn mộng cảnh nào đó.Hai chữ thất vọng và buồn có lẽ sẽ không bao giờ có lần thứ hai tôi quay lại, chưa kể chèo kéo khách mua cá phóng sinh từ bến đò đến ngồi trên thuyền.Trên bờ hô khẩu hiệu mua cá phong sinh, còn trong khuôn viên chùa thì bán lẩu cá diêu hồng v...Thật sự quá lố bịch, chùa là nơi chay tịnh chứ đâu phải chốn hàng quán nhà xá lại đi bán cá phóng sinh rồi bán cả lẩu cá.
QUÁ XÔ BỒChùa nhưng không tĩnh, đông không nói mà 2 thầy đấu 2 loa vào kêu gọi đóng góp xây tượng như các chị rao mua cá. Nói không ngừng nghỉ, nói liên hồi suốt 1 tiếng mình có mặt ở đây còn trước và sau thì không rõ. Cứ nửa bao xi măng cũng đọc, 1 bao xi măng, 100k, họ tên,...Góp ý nếu xây thì để bảng thật to và bàn ghi quyên góp, ai có lòng thì tới góp. Thiết nghĩ tiền tới thì làm. Chưa tới thì làm sau huống hồ chùa đã quá hoành tráng và hàng trăm bát hương, thùng tiền. Đừng bày việc xây tượng ra để chụp check in rồi đi huy động như vậy. Từ mưu cầu dẫn tới THAM.Còn tùm lum kiểu buôn bán. Nhà vệ sinh nhiều vòi không nước, bồn khai thúi nồng nặc. Khu nấu nướng tối ồm kế nhà vệ sinh.Nếu lo xây đẹp bên ngoài mà bỏ bê cái nhu cầu đến chùa để thanh tịnh trải nghiệm thì nên đổi thành một đơn vị tham quan du lịch.Quay lại thích chùa Hoằng Pháp ở chỗ ít nơi để vái và dành không gian cho khách đến thăm và học tập.Xin phép không đăng hết ảnh và video những ý kiến trên để mọi người đến cảm nhận.Bài ghi nhận chuyến đi ngày mùng 10 năm 2021 âm lịch, 22/02/2021.
Chùa nằm trên cù lao...đi thuyền khoảng 5 phút. bên bến khá nhiều thuyền nhưng chúng ta nên nhớ đi bến nào về bến đó. chùa đang xây dựng và hoàn thiện khá ngổn ngang...quanh chùa khá nhiều quán nước lán lụp sụp . chính điện rộng nhưng khá u tối mới thắp nhang thì đã có người đi dập k hiểu vì sao. trong chùa có nuôi 1 con chó đen to rất là mất mỹ quan nguy hiểm. phía sau có 1 con đường bê tông nhỏ dẫn ra các miếu ở phía sau. có tượng của 12 con giáp hai bên khá hoang sơ nhiều muỗi. các bạn đến đây nên mang theo kem trống muỗi. trong chùa 1 1 số đồ cổ như oto cổ, xe đạp và rất nhiều bánh xe gỗ
Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km.Chùa được xây dựng vào năm 1965, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Khi ấy, chùa chỉ là nhà mái tranh vách đất, các hạng mục như hiện nay chủ yếu được xây dựng, trùng tu năm 2009 trên diện tích rộng 1,5 ha.Điểm đặc biệt của ngôi chùa là có rất nhiều tượng với màu sắc sặc sỡ như thập bát la lán, các bồ tát, những nhân vật theo tín ngưỡng nhân gian, có cả tượng Tôn Ngộ Không, Đường Tăng…Nhìn từ phía cổng chùa vào, nổi bật là pho tượng Phật nằm dài khoảng 10 m.Khuôn viên chùa như một vượn tượng, tượng Quan âm bằng đá ở chính giữa hồ nước, bao quanh bởi những con rồng.Ở vị trí trung tâm chùa Phước Long là chánh điện dài 80 m, rộng 25 m, diện tích 2.000 m2 được thiết kế với liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ trong ba năm.Bên trong chánh điện gồm ba gian với kết cấu chính là gỗ. Màu nâu gụ của gỗ, các cột kèo, mái sơn son thếp vàng càng làm không gian thêm phần cổ kính.Kiến trúc gỗ của các cây cột, kèo, cánh cửa đến tượng Phật được các nghệ nhân nổi tiếng đến từ Huế chế tác tỉ mỉ.Ngoài ra, hầu hết vật dụng như bàn ghế, tủ thờ, chân đèn dầu, lư… trong chùa cũng đều bằng gỗ. Nhiều nhất có thể kể đến các bộ bàn gỗ được điêu khắc tinh xảo. Nhà chùa dành hẳn một không gian rộng để trưng bày những món đồ này.Du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập xe cổ, đồ gốm sứ qua các thời kỳ… cũng như nhiều vật dụng có giá trị lịch sử được nhà chùa sưu tầm, trưng bày.Mỗi buổi trưa, khách viếng chùa đều được miễn phí cơm chay do Phật tử nhà chùa nấu.
Địa chỉ và đường đi chùa châu đốc 3 quận 9Chẳng sai chút nào khi chùa Châu Đốc 3 tọa lạc trên cù lao Long Bình giữa sông Đồng Nai. Ngôi chùa này nằm ở phường Long Bình, quận 9 với phong cảnh non nước hữu tình thật khiến du khách không thể chối từ điểm đến này. Du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe buýt di chuyển đến đây cũng không có gì khó khăn. Với những ai yêu thích phượt có thể đi xe máy để ngắm được nhiều cảnh trên chặng đường đi nhưng tuy nhiên nên lưu ý cẩn thận và chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu hành trình. Nếu đi ô tô cũng là lựa chọn hợp lý cho du khách muốn được chủ động về thời gian. Chỉ cần xuất phát từ Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) chạy hết đường Lê Văn Việt rẽ phải đường Nguyễn Văn Tăng khoảng 5km, bạn sẽ gặp một biển chỉ dẫn đến bến đò chùa Hội Sơn. Chỉ với giá vé 10.000 đồng/ 2 chiều, du khách từ bến đò chạy dài trên sông Đồng Nai khoảng 20 phút sẽ thấy ngay chùa Châu Đốc 3 kỳ vĩ và thơ mộng.Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn xe buýt số 76 hoặc số 611 gần nhất để đi đến đây, sau đó bạn sẽ phải mất thêm khoảng 1km đi bộ để ra được bến đò nhộn nhịp người qua lại.Bến đò Hội Sơn tiến dần đến chùa Châu Đốc 3, cập bến nằm gọn dưới chân quả đồi tọa lạc ngôi chùa. Còn có tên gọi khác là Chùa Phước Long, từ xa nhìn vào cổng chùa, du khách sẽ thấy ngay hình ảnh con rồng uốn lượn in dưới bầu trời xanh thẳm, trài dài dọc dòng sông như chào đón du khách đã đến nơi đây cũng như mang một ý nghĩa biểu trưng cho sự thịnh vượng, may mắn, an lành.
Theo lịch sử thì ngồi chùa có tên là chùa Phước Long được thành lập năm 1960 do Đại đức Thích Nhật Phát kiến tạo. Chùa có tên là chùa Phước Long vậy tại sao người người vẫn thích gọi là chùa Châu Đốc 3 hơn?Có giai thoại kể rằng, xưa kia trên cù lao có một miếu nhỏ thờ Bà Chúa Sứ. Một hôm có người nằm mơ thấy Bà Chúa hiện về, bảo dời chùa ra gần mép sông cho người đời tiện thăm viến.Thế là miếu Bà Chứ Sứ được dời ra gần chùa Phước Long xây dựng trước đó. Về sau miếu bà Chúa Sứ và chàu Phước Long gộp thành một. Chính vì thế mà ngoài tượng Bà Chúa Sứ tại chùa còn thờ nhiều tượng Phật theo tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam.Vì chùa Châu Đốc ở An Giang thờ Bà Chúa Sứ nổi tiếng linh thiêng, thay vì lận lội xuống An Gian cúng bái thì nhiều người lũ lượt tìm đến Bà Chúa ở cù lao Long Bình chiêm bái cầu nguyện.Dần dần về sau người ta gọi đây là chùa Châu Đốc 3 chứ ít ai gọi là chùa Phước Long.
Có đi mới bít chùa nằm trên cù lao thuộc nhánh sông Đồng Nai, trong khu quận 9, thành phố HCM! Chạy dọc trên đường Nguyễn Xiển, tới khu bến đò! Khách tham quan mua vé khứ hồi lượt đi - về, để vượt sông Đồng Nai qua bên kia cù lao! Lòng sông rộng mênh mông, nước sông đầy phù sa! Xa xa thấy đc cảng container, thấy đc đỉnh tháp của chừa Bửu Long, quận 9. Đò chạy cũng nhanh, thoáng chốc đã tới đc cù lao - nơi chùa toạ lạc! Người dân mua bán đồ ăn, trái cây, muối chay, chao, nước uống cho khách tham quan; đặc biệt có võng cho khách tham quan nghĩ trưa, nhâm nhi đồ uống! Đi sâu vào là khuông viên chùa! Tượng phật rất nhìu! Uy nghiêm của vùng đất linh thiên! Chua rộng lớn! Chánh điện ở dưới trệt và trên lầu! Bên trong chùa có rất nhìu bộ bàn ghế gỗ, có bộ vàn ghế cẩn xà cừ rất đẹp cho khách tham quan ngổi nghỉ chân! Trên lầu, nhìn ra xa nước sông mênh mông! Bên kia là chùa Bửu Long, có thể nhìn thấy núi (không bít núi đó ở đâu!), gió thổi mát mang theo hương phù sa sông Đồng Nai! Tháng 7 hàng năm, khách tham quan rất đông! Đi để trở về! Hãy thử một lần tham quan để thấy cây cối, vẻ đẹp của tự nhiên! Có cây trôm 120 năm thuộc khu bảo tồn sau chùa! Chùa có cả xin xăm, thẻ lộc tặng cho khách tham quan! Mình đi vào tháng 7 âm lịch, có cơm chay ăn, tuỳ hỷ cúng dường! Canh chua chay rất ngon!Đi chơi tham quan ý nghĩa! Rất vui!
Quanh Chùa hơi nhiều tiểu thương chèo kéo khách!
Vài năm gần đây khách thập phương thường rủ nhau đến viếng Chùa Bà Châu Đốc 3, ở quận 9, TPHCM. Các trang mạng, báo điện tử viết về du lịch cũng thi nhau viết rất nhiều bài giới thiệu điểm đến độc đáo này. Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3 chính tên là Chùa Phước Long, quận 9.Chùa Phước Long nằm trên một cù lao ở giữa sông Đồng Nai, cho đến giờ muốn đến chùa phải qua đò. Bạn đi dọc theo đường Nguyễn Xiển (con đường dọc bờ sông) sẽ thấy khá nhiều bảng chỉ hướng ra các bến đò, các bến đò này tổ chức khá tốt và vì cạnh tranh nhau nên giá cả và phục vụ không xê xích bao nhiêu (có thể bạn đọc trên trang web nào đó nói rằng có 2 bến đò sang chùa thì đừng tin, không ít như vậy đâu!).Cù lao mà ngôi chùa tọa lạc - nếu bạn xem trên Google Maps - có tên là Cù lao Ba Xang, tuy nhiên tên chính thức ghi trên giấy tờ của TPHCM thì là Cù lao Bà Sang.Nghe đồn là trước đây trên cù lao này đã có miếu thờ Bà Chúa Xứ nhỏ xíu, không mấy ai biết. Cách đây 6 - 7 năm, có người nằm mơ thấy Bà hiện về yêu cầu đưa miếu thờ ra sát bờ sông cho khách thập phương dễ thăm viếng và tiếng đồn là linh thiêng nên người ta nô nức tới. Còn chùa Phước Long thì lại khác, trước đây là một ngôi chùa mái lá, xây dựng năm 1965 và mới được đại trùng tu năm 2009 nhờ công của Hòa thượng Thích Nhật Phát (trụ trì từ 1974). Ấy vậy nhưng du khách tới viếng chùa Phước Long, thắp nhang lạy Phật và nói là tới... chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc!Ở khu vực phía cổng chùa có rất nhiều cụm tượng mà hầu hết đều vụng về, rất thô, thậm chí phản cảm nữa.Khách quan mà nói, ngoại trừ nhóm tượng hơi... nhố nhăng ở phía ngoài thì các tượng khác đạt vẻ mỹ quan, trang nghiêm cần thiết.Và ấn tượng nhất (ấn tượng thiệt, theo nhận xét của tui) là ngôi chánh điện của chùa. Chánh điện dài 80 m, rộng 25 m, diện tích 2.000 m2 được thiết kế với chất liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ quý. Kết cấu các gian chánh điện là gỗ, với cột, kèo, cửa đều là gỗ. Hầu hết vật dụng như bàn ghế, tủ thờ, chân đèn dầu, lư… trong chùa cũng đều bằng gỗ. Các tượng Phật trong chùa cũng đều là gỗ. Và tất cả ở đây đều được chạm khắc, điêu khắc tỉ mỉ, có tính nghệ thuật rất cao chứ không phải hời hợt như một số tượng... xi măng bên ngoài.2.000 m2 chánh điện của chùa, lại thêm một tầng lầu như vậy nữa đầy những tác phẩm điêu khắc quý giá đủ khiến khách tham quan choáng ngợp.Chùa dành hẳn một không gian rộng trong chánh điện để trưng bày các bộ bàn ghế được điêu khắc tinh xảo. Ngoài ra còn có không gian trưng bày... xe cổ, đồ gốm sứ cổ và những thứ đồ cổ khác. Khách tham quan có cảm tưởng như đang ở một showroom chớ không phải chánh điện một ngôi chùa.
Đây là ngôi chùa rất linh thiêng, nằm trên một cù lao lớn giữa sông đồng Nai, muốn đi qua đó bạn phải đi bằng đò gỗ nhỏ chạy từ quận 9 qua, thời gian 10’ cho thời gian đò cập bến. Giá 30.000d/1 vé khứ hồi ( dù giá in trên vé chỉ 15.000d). Cứ 1 tiếng đồng hồ sẽ có một chuyến đò chở bạn qua và về. Nên nhớ giữ lại vé và nhớ tên đò chở mình để khi về đúng. các bạn nên đến vào dịp rằm sẽ có rất đông khách tham quan cúng viếng . Chùa có nấu cơm chay miễn phí cho phật tử dùng hàng ngày.
Chùa bà Châu Đốc 3 là một ngôi chùa thiêng theo phong cách miền Tây. Đường ra chùa không khó. Đi xe máy từ về chỉ tầm 15km. Khá gần chùa Bửu Long.Đi phà mất 7 phút. Ngày cuối tuần chuyến đi và về khá nhiều nhưng thường trễ nhất là 2h chiều.Chùa rộng, thoáng mát, rất nhiều tượng phật và đồ gỗ nên nhìn hơi hơi ngộp, chưa kể đường đi còn khá nhỏ.Tuy nhiên khuông viên rộng, khách hành hương nhiều, ngoài ra chùa còn có các phong tục cổ. Có chỗ ăn chay tùy hỉ.Đánh giá 4,5/5saoNhược điểm: phà thu ăn gian tiền. Vé ghi khứ hồi 15k nhưng thu 30k/ người. Chùa nhiều tượng và nội thất gỗ nên dẫn đến đường đi khá nhỏ.
Chìa nằm trên cồn nên muốn qua phải đi đò, lúc về thì cũng phải chờ đò để về nên hơi bất tiện, trên chùa bầy quá nhiều hàng quán, kinh doanh lộn xộn làm cho lỗi đi trở nên chật hẹp. Từ bến đò đi qua cồn khoản 5 phút, giá vé thì tùy đò mà có giá khác nhau từ 15 đến 30k vé 2 chiều.
Đi Chùa Châu Đốc 3 là qua dòng sông thơ mộng. Ngồi phà để đi qua sông thật nên thơ và bình dị. Ngôi chùa Châu Đốc 3 là thánh địa linh thiên quận 9. Có nhiều nơi cầu tự. Nghe nói cầu con ở đây cũng rất linh thiên. Đến chùa Hội Sơn xong ra ngoài bến đò có thể phóng sanh cá, chim. Khuôn viên Chùa rộng lớn nhưng theo mình thì chua được trang nghiêm lối đi vào chùa, rất nhiều người bán hàng nên hơi lộn xộn. Nhưng bên trong chùa thì rất đẹp và an bình.
Chùa đang trong quá trình xây dựng. Muốn đến chùa phai dùng đò.ko có giờ cố định đủ 5 người trở lên là chạy 20.000 đ một vé đi về. Đi ngay thì 120.000đ đi về
Để đi qua chùa Phước Long, bạn tìm những bến đò dọc đường Nguyễn Xiển. Chùa còn nhiều điểm bán hàng trong khuôn viên nên hơi ồn ào. Tuy nhiên, khách đến từ nơi xa luôn được chùa tiếp đãi ăn, và khi khách đến cúng dường thường được đọc tên là 1 điểm cộng cú chùa
Chùa đẹp, khuôn viên rộng bao quanh là dòng sông. Từ đất liền ghé vào chùa phải đi qua bằng thuyền máy với giá vé khứ hồi là 20k/ 1 người (giữ xe máy tính tiền riêng), đi thuyền nào về thuyền đó, không được đi lộn xộn. Chùa trưng bày rất nhiều cổ vật, ngoài việt thờ Bà thì chùa vẫn có thờ Phật Thích Ca. Trong chùa có mấy người ngoài kinh doanh nước uống, có ghế, có võng, có bán cá, rùa 🐢để phật tử mua phóng sanh...
Cách chùa bửu long không xa lắm nếu có diệp thì bỏ thêm chút thời gian ra để đến chơi và thắp hương nhé.
Chùa đẹp, tới chùa đi bằng thuyền ra tạo cảm giác lạ, mát mẽ trong những ngày hè, có nhiều người đến không có ý thức xã rác xuống sông, hơi thất vọng về ý thức chung.
Chùa rộng có rất nhiều Tượng Phật đẹp Tuy nhiên cảnh tượng hàng quán ăn uống ở trong đây còn hơi bát nháo
Chùa Bà Châu Đốc 2 thuộc huyện Nhà Bè – TP Hồ Chí Minh là một ngôi chùa rất nổi tiếng trong cầu lộc, cầu tiền tài, cầu cho làm ăn phát đạt,… Cho nên rất được các thương nhân từ tiểu thương cho đến những doanh nhân lớn ưu ái chọn chùa Bà Châu Đốc 2 làm nơi cúng bái đầu năm. Tuy nhiên ít ai biết được những sự thật về nguồn gốc ngôi chùa này vốn dĩ là “Chùa mà không phải chùa”
Chùa rất đẹp. Có nhiều tượng phật nhưng m.n chú ý giữ tư trang của mình cẩn thận.
Thật sự đến đây cũng là một cái duyên, từ trước đến nay vẫn chưa đc nghe về ngôi chùa này, nhưng hôm nay bỗng nhiên có cơ hội đc ghé tham quan.Ngôi chùa đang trong quá trình tu sửa nên cũng ko có hình ảnh nhiều.Cũng theo cảm ngận mọi người, khuôn viên chùa có nhiều cụm tượng phật nên phần lối đi khá hẹp, hàng quán nhiều, âm thanh hỗn tạp nên nơi đây dường như mất đi nét thanh tịnh.
Diện tích ko lớn lắm. Cuối năm vé khứ hồi đi tàu để ra chùa 30k, gửi xe máy 10k, mua thêm bó hương 10k. Đã đi ko có gì đặc sắc cho lắm. Đến thắp hương cầu sức khỏe may mắn rồi về, ko có phong cảnh chụp hình hay dịch vụ giải trí gì cả.
Phong cảnh chùa đẹp thật.
Nơi đây khá là đẹp như một vương quốc tâm linh thu nhỏ.Chùa nằm trên bán đảo đẹp,
Chùa rất linh thiêng, không gian chùa rộng rãi thoáng mát
Từ chùa Bữu Long đi qua phà là tới ạ rất đẹp Điểm trừ là chờ phà đi về hơi lâuDưới chùa có bán rất nhiều thứ
Chùa Châu Đốc 3 Sài GònĐược biết đến là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn. Mỗi ngày, ngôi chùa thu hút rất nhiều du khách từ nhiều nơi tới tham quan và cúng viếng chùa. Người Sài Gòn hay thường nói “Qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc”.Địa chỉ và đường đi chùa châu đốc 3 quận 9Chẳng sai chút nào khi chùa Châu Đốc 3 tọa lạc trên cù lao Long Bình giữa sông Đồng Nai. Ngôi chùa này nằm ở phường Long Bình, quận 9 với phong cảnh non nước hữu tình thật khiến du khách không thể chối từ điểm đến này. Du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe buýt di chuyển đến đây cũng không có gì khó khăn. Với những ai yêu thích phượt có thể đi xe máy để ngắm được nhiều cảnh trên chặng đường đi nhưng tuy nhiên nên lưu ý cẩn thận và chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu hành trình. Nếu đi ô tô cũng là lựa chọn hợp lý cho du khách muốn được chủ động về thời gian. Chỉ cần xuất phát từ Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) chạy hết đường Lê Văn Việt rẽ phải đường Nguyễn Văn Tăng khoảng 5km, bạn sẽ gặp một biển chỉ dẫn đến bến đò chùa Hội Sơn. Chỉ với giá vé 10.000 đồng/ 2 chiều, du khách từ bến đò chạy dài trên sông Đồng Nai khoảng 20 phút sẽ thấy ngay chùa Châu Đốc 3 kỳ vĩ và thơ mộng.
Muốn đến Chùa phải đi qua 1 con đò, tầm khoảng 10 phút với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Chùa vẫn đang xây dựng thêm một số kiến trúc. Vào buổi trưa có tổ chức một bữa cơm chay cho các du khách và Phật tử. Kiến trúc các tượng Phật cho đến các gian Chùa đều tuyệt vời, mang vẻ đẹp cổ kính, Chùa ngụ ở giữa sông như một Ốc đảo...
Lúc mình ra chùa còn đang xây dựng, chùa yên tĩnh , tịnh tâm, lúc qua đò người dân bán cá cũng rẽ tầm 10k , đi giữa sông thả.
Chùa cảnh quan đẹp, phải ngồi ghe từ quận 9 sang, có cafe võng giá hợp lý
Good. Ngày lễ rất đông khách viếng.
Hơi nắng, view đẹp tgian thuyền đón hơi lung tung nhưng tóm lại là đẹp lắm đáng đi
Cảnh đẹp , mát mẻ , yên tịnh và linh thiên
Chùa đẹp nhưng quản lý lộn xộn, ghé chùa đầu năm nhưng quá nhiều người kêu gọi ủng hộ xây chùa ồn ào quá , tình trạng quán xá buôn bán quá nhiều mất tính trang nghiêm nơi chùa chiền
Mình rất thích chùa này vì cảnh rất đẹp, muốn đến chùa phải qua sông. Nếu các bạn đi đông thì bác lái thuyền sẽ lấy 15k một người, nhưng nếu đi ít 1 2 người thì 100k nha.
Quá nhiều tượng phật và cây cối để ngổn ngang,làm đường đi thêm chật chội,buôn bán quá nhiều làm mất đi vẻ thanh tịnh của miếu Bà
Ngôi chùa rất đẹp, sông nước mênh mông.
Chùa đẹp nhưng các hoạt động buôn bán khá nhiều
Chùa rộng, đẹp. Địa điểm du lịch tâm linh cho mọi người.
Chùa đẹp, cổ xưa với nhiều món đồ cổ quý giá. Chùa đa số làm gỗ cực quý
Khi dùng thuyền để qua chùa Châu đốc nên hỏi kĩ giờ đón trả khách.
Chùa có cảnh rất đẹp, muốn qua chùa phải đi đò rất đáng để trải nghiệm
Chùa đẹp nhưng việc buôn bán tràn lan làm ảnh hưởng đến chốn tôn nghiêm. Nếu bạn là một Phật tử và muốn thay đổi nên hạn chế việc mua đồ ăn uống và các thứ khác tại chùa.
Bà con đi lần đầu xin chú ý:- Bà con đi đò qua sông thì cần phải nhớ tên đò, đi đò nào về đò nấy ( nếu đi nhầm đò sẽ bị chửi và phạt tiền )
Chùa rất đẹp
Nằm trên 1 cù lao giữa sông Đồng Nai. Chùa có kiến trúc không mấy khác biệt. Tuy nhiên, trong chùa có 1 bộ sưu tập đồ gỗ khá ấn tượng.Đường đến chùa, từ Suối-Tiên trên xa lộ Hà-Nội (xa lộ Biên-Hoà) quý vị rẽ vô đường Hoàng Hữu Nam rồi rẽ trái. Sau đó chạy hết con đường số 11 là đến bến đò qua chùa.
Chốn tâm linh và linh thiêng, chùa thờ phật, tam bảo và các vị thánh đặc biệt tín ngưỡng thờ Bà của người Miền Nam
Hôm nay đi thấy buôn bán, thắp hương quá nhiều!
Chú ý Đi bến nào thì phải ra đúng bến đó để đón phà nha. Ghế ngồi thì phải mua nước mới được ngồi. Cúng dường thì được nhà chùa đọc loa thông báo tên họ ,số tiền cúng🙄
Qua chùa bằng đò ngang giá 20 ngàn 2 chiều Chùa Long Phước bên trong có tượng bà Chúa Xứ Châu Đốc và có tượng phật nhiều loại, nhang khói nhiều, còn coi bói dâng sao giải hạn tam tai xin săm kêu gọi cúng dường , buôn bán trong chùa xô bồ
ĐC: Cù lao Long Bình, Quận 9, TP. HCMĐể đến đây bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau đến bến đò Hội Sơn. Để đến bến đò Hội Sơn bạn đến ngã tư Thủ Đức, rẽ vào đường Lê Văn Việt chạy hết đường Lê Văn việt rẽ phải vào đường nguyễn Văn Tăng chạy hơn 5km sẽ gặp biển chỉ dẫn vào bến đò Hội sơn. Đến đây bạn cần mua vé lên đò với 20.000đ/lượt và mất gần 20 phút đường thủy để đến ngôi chùa Châu Đốc 3.Theo lịch sử thì ngôi chùa có tên là chùa Phước Long được thành lập năm 1960 do Đại đức Thích Nhật Phát kiến tạo. Nhưng mọi người vẫn thường gọi là chùa Châu Đốc 3. Có giai thoại kể rằng, xưa kia trên cù lao có một miếu nhỏ thờ Bà Chúa Sứ. Một hôm có người nằm mơ thấy Bà Chúa hiện về, bảo dời chùa ra gần mép sông cho người đời thuận tiện thăm viếng. Thế là miếu Bà Chứ Sứ được dời ra gần chùa Phước Long xây dựng trước đó. Về sau miếu bà Chúa Sứ và chùa Phước Long gộp thành một. Chính vì thế mà ngoài tượng Bà Chúa Sứ tại chùa còn thờ nhiều tượng Phật theo tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam.Chùa xây dựng theo kiến trúc kiểu chùa cổ miền Bắc, mái chùa được lợp bằng ngói vảy màu đỏ nâu, đỉnh mái vuốt công hình đầu đao, được trang trí nhiều tượng rồng. Kiến trúc tổng thể của ngôi chùa gồm cổng tam quan, tòa Chính điện, khu giảng đường, nhà ở, phòng khác, Bảo tháp và hàng chục ngôi tượng lộ thiên xung quanh ngôi chùa. Tòa Chính điện được xây dựng kiên cố trên nền cao gồm 3 tầng thăng cấp. Bên trong ngôi chùa là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc gỗ như các bao hàm được chạm trổ công phu, hoành phi gấp nhiều câu đối chữ Hán, các khám thờ và những vật dụng nội thất được chạm khắc tinh xảo.Cổng tam quan chùa nằm sát bờ sông Đồng Nai, hai bên là tượng rồng uốn lượn đặc sắc. Phía trước cổng được đặt nhiều tượng Phật. Bước qua cổng, phía bên trái là một tòa tháp được chạm trổ công phu và trang trí nhiều màu sắc sặc sỡ bên trong có đặt nhiều tượng Phật. Chung quanh sân chùa là hàng chục tượng Phật đặt lộ thiên như tượng Phật Di Lặc, tượng Phật nằm Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thế Âm Nam Hải, Phật Thích Ca Khổ Hạnh và các vị La Hán. Ngoài Trong chùa còn có phòng trưng bày cổ vật quý hiếm và được Unesco công nhận là top 100 địa điểm hấp dẫn nhất tại việt Nam.Trong khuôn viên rộng rãi được bao phủ nhiều cây xanh, nằm cạnh con sông Đồng Nai hùng vĩ cùng với kiến trúc cổ kính. Chùa có vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa nguy nga tráng lệ. Đến chùa, chúng ta cảm nhận được một không khí trong mát, không gian thanh tịnh sen lẫn với nét cổ kính và sự linh thiêng trên từng khám thờ từng tượng Phật được điêu khắc tinh xảo. Mọi người đến chùa không chỉ chiêm bái cầu nguyện phước lành, mà đây còn là một thắng cảnh thật sự. Đến chùa để tạm gác những bộn bề cuộc sống, rời xa khói bụi thành thị, hòa mình vào thiên nhiên sông nước cây xanh rợp bóng và chiêm ngưỡng những nét đẹp nghệ thuật chùa cổ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn, thu hút nhiều du khách tìm tới tham quan và cúng viếng.Để đến Chùa Châu Đốc 3, từ Thủ Đức các bạn chạy hết đường Lê Văn Việt, sau đó rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng khoảng 5km, bạn gặp bảng chỉ dẫn đến bến đò chùa Hội Sơn, mua vé 20k/người/2 lượt ngồi đò tầm 20 phút sẽ đến Chùa Châu Đốc 3 nha!
Ngôi chùa nằm cách biệt với đất liền muốn qua chùa thì gửi xe và đi bằng phà. Chùa châu đốc 3 được cái bán đồ lưu niệm nhiều và có quán cafe võng cho khách nghỉ ngơi luôn
Chùa nhìn khá ok, có nhà sư thì làm tiền khách quá. Nếu đi chùa theo tâm thì ok còn sư thầy thì bỏ qua một bên. Có cơm chay miễn phí, nhưng nếu để ý kĩ thì đây chẳng qua là 1 hình thức kinh doanh trá hình thôi.
Hàng quán lùm xùm khi vừa vào cổng chùa, bên hông chùa có cái sân kín hết mái tôn. Âm thanh hỗn tạp, lộn xộn kêu gọi cúng dường. Đi tới đi lui cũng hok được 1 chút thanh tịnh, lòng bấng loạn, bị hụt hẫng, chạy trốn men theo con đường sau chùa thì gặp cái Miếu, vừa ngồi xuống chưa kịp nghỉ (mệt vì quá nắng) thì người trong chùa kêu nhớ vô lạy Bà (đang định sẽ vô), nói thêm nhớ cúng dường nha mấy đứa.
Rất đẹp
Đi thuyền hết 20k/ 2 lượt, có rất nhiều tượng phật, nằm ở cù lao trên sông Đồng Nai thuộc địa bàn Q9 TP HCM
Phóng sanh cá ra sông rồi lại có người đi quăng chài bắt lại cá, làm ơn làm phước đừng tạo nghiệp như thế chứ. Chùa thì rất đẹp, mà hai bên chùa thì bà con nhếch nhác quá
Chùa đẹp, yên tĩnh, nhưng có cái, các bác đi thì né hộ e cái bến đò thủy vân, hạnh, mười hòa nhé. Đò đợi full người mới cho đi, lượt về cũng thế. Vé 30k. Đi các đò khác thì tôi thấy lượt về tầm 6 7 người là người ta chở về r.
Chùa như một doanh nghiệp nhỏ về kinh tế, chèo kéo, ồn ào, xô bồ
Chùa rất đẹp !
Chùa đẹp. Nhưng phải qua đò và chờ đò hơi lâu
Đây là nơi tôn nghiêm. Năm nào mình cũng đến
Chùa lễ Phật.Đẹp.
Tuyệt đẹp và linh thiên
Lần đầu cx như lần cuối đi 1 lần cho bt chùa j đâu như cái chợ. Đó h ms đi chùa mà gặp cảnh này cảm thấy nản nhẹ. Nếu như sắp xếp hợp lý một xíu thì rất ok lun. Ngoài chuyện đó thì mấy cái khác điều rất đc, quang cảnh thoáng mát, nằm trên cù lao nên phong cảnh cx rất hữu tình
Nơi nay yên tỉnh đẹp
Đường đi xuống chùa. Mình tính đi theo XLHN (hướng cầu SG về Suối Tiên nha) đi đến ngã tư Thủ Đức rẽ phải và Lê Văn Việt, chạy hết Lê Văn Việt rẻ phải vào Nguyễn Văn Tăng chạy hết Nguyễn Văn Tăng sẽ gặp Nguyễn Xiển. Chạy thẳng nguyễn Xiển tầm 3km phía bên tay phải có mấy bến đò qua chùa Châu Đốc 3, thì mình quẹo vào gửi xe. Mua vé tàu để qua chùa. LƯU Ý: Nhớ để ý tên tàu mình đi, để khi về đi cho đúng nha Quý Phật tử.Nam mô A di đà Phật.
Quá đông người, mất đi ý nghĩa chốn thành tịnh
Chùa nằm cách biệt trên một đảo nhỏ ( cồn đất) .di chuyển đến chùa bằng đó .giá 25k / người, đợi khoảng tầm 8_10 người đò mới khởi hành.Chùa rất rộng , bên ngoài khuôn viên thờ rất nhiều vị phật .Bên trong rất nhiều bình cổ,bộ ván bằng gỗ quý .
Cảnh đẹp hữu tình , phải đi đò qua sông 15k cả đi và về thấy rất hay .
Ngôi chùa này nằm ở phường Long Bình, quận 9 với phong cảnh non nước hữu tình thật khiến du khách không thể chối từ điểm đến này.Du khách có thể đi xe máy, ô tô hoặc xe buýt di chuyển đến đây cũng không có gì khó khăn. Với những ai yêu thích phượt có thể đi xe máy để ngắm được nhiều cảnh trên chặng đường đi.Ngôi chùa được hình thành từ năm 1965 dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Nhật Phát xây dựng. Ngôi chùa ban đầu chỉ là mái lá đơn sơ sau nhiều năm hoàn thiện và tu sửa, ngôi chùa đã được trùng tu lại, tu hút nhiều du khách từ mọi nơi đổ về đây đi tham quan ngôi chùa.Từ phía ngoài ngôi chùa Châu Đốc 3, đứng từ trên đỉnh núi cao nhìn xuống, du khách như thấy được khung cành thiên nhiên thơ mộng bao quanh là núi đồi ôm trọn lấy sông Đồng Nai và những ngôi chùa xa xa.
Ở đó chạc ngọt sát bạn nhớ mang cho đỡ quê nhé chung bị trước rồi mới vào chùa ở bến phà qua sông chùa Long van
Dep ma rat ton nghiem nua
Một nơi hành hương.
Phát loa mời chào, cúng dường quá to,Xin cúng dường xay tượng to bự 19m???Trong chùa rất nhiều vật dụng tượng tranh bàn ghế...bày kín
Cân nhắc khi du khách đến tham quan thăm viếng
Chùa đẹp, yên tĩnh thoáng mát
Lần đầu tiên con thắp nhang cầu nguyện ở chùa bà. mong mọi điều tốt đẹp.
Tuyệt vời. Nơi đến của những tín đồ Phật Giáo.
Đẹp.
Chùa Bà Chúa Xứ 3...
Tôi thích nơi này
Chùa nằm giữa sông, nhưng đông đúc xô bồ , đồ ăn mặn bày bán ngay cạnh tượng phật , chen chúc đông nghịt người vào ngày mùa lễ , ngày rằm . Ngại chuyến đò về chen lấn nguy hiểm . Muốn dẫn mẹ đi mà nghĩ cảnh đó nên lại thôi
Chùa có view khá đẹp
Nằm giữa sông Đồng Nai. Vé đò 20k 1 vé khứ hồi. Ko nên đi khu bên hông chùa Hội Sơn, bến nhỏ chờ lâu giá cao hơn chỗ khác gấp rưỡi.
Chùa này đi qua sông ,phong cảnh rất đẹp.
Chùa khá dơ, đồ ăn ngon nhưng ăn xong lại bị đau bụng!!!