user
Đền thờ Đức vua Lê Thánh Tông
8 Nguyễn Du, Hồng Gai, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam
Ngoại hình
Đền thờ Đức vua Lê Thánh Tông

Bình luận
K
Ôn tập №1

2013 công trình này được khánh thành và đi vào hoạt động, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh. Cùng với nhiều du khách, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, (trước bậc thềm kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV để bầu ông làm Chủ tịch nước), ông cũng đã đến thăm, thắp hương trước tượng vua Lê Thánh Tông tại đây và gặp gỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ  của tỉnh Quảng Ninh và nhân dân TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.Ý tưởng xây dựng công trình văn hóa có tầm quốc gia này, xuất hiện từ đầu năm 1988,  khi Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Ngày thơ Quảng Ninh hằng năm, vào ngày 29/3,  cũng gọi là Ngày thơ Lê Thánh Tông, nhân 520 năm vua Quang Thuận, hoàng đế và thi sĩ nhà Lê , sau chuyến duyệt võ trên sông Bạch Đằng, tháng 3/ 1468,  đã đưa đoàn chiến thuyền tuần tra vùng biển đảo An Bang, buộc thuyền dưới núi Truyền Đăng, mài đá đề bài thơ luật bất hủ:  “Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại ” ( Trời Nam muôn thuở non sông vững). 5 năm sau, 1992, hội thảo có ý nghĩa quốc gia, bởi sự tham gia của các nhà khoa học đầu ngành của cả nước, về nghiên cứu lịch sử, văn hóa và văn bản học Hán Nôm, do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy tổ chức mà trung tâm là thẩm định bài thơ này được tiến hành ( người chuẩn bị chính cho cuộc hội thảo này là cử nhân văn khoa Nguyễn Văn Tuấn, cán bộ của Ban, hiện là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch) và tên đường Lê Thánh Tông được đặt cho con đường đẹp nhất thị xã Hồng Gai lúc đó, chạy từ Bến phà, qua ven núi Bài Thơ, tên núi do sự kiện đề thơ của vua Lê mà thành, đến tận Cầu Trắng Cọc 8, dài đến  9km. Và 15 năm sau,  2003, “từ thực tế tổ chức và bài học kinh nghiệm của Ngày thơ Quảng Ninh, mà trong phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam ngày 26/12 vừa qua,  Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định lấy ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm, ngày được ghi trong bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Ngày thơ Việt Nam ” như lời nhà thơ Hữu Thỉnh tuyên bố tại Đại hội  Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, sáng  ngày 11/01/ 2003, mà sau đó nhiều báo đã đăng lại.Ý tưởng xây dựng Khu Văn hóa núi Bài Thơ, nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử  của vua Lê Thánh Tông và thời Lê ở Quảng Ninh, trong việc xây dựng và phòng thủ, bảo vệ đất nước, là điểm nhấn để tôn vinh các giá trị văn hóa và lịch sử ở Quảng Ninh, tại nơi nhà vua đã đi  qua, dừng lại và đề thơ. Bài thơ vẫn còn phế tích trên vách núi, và, do ý nghĩa lớn của nó,  Ngày thơ Quảng Ninh, đặt bài thơ này ở đầu nguồn, đã ra đời. Từ đó mà ghi nhận và khuyến khích các thành tựu văn hóa, văn nghệ và giáo dục của tỉnh, nơi vinhdanh các cháu học sinh học giỏi, đỗ đạt cao, các thành tựu về khoa học, các sáng tạo xuất sắc về văn chương nghệ thuật của các văn nghệ sĩ… vân vân …  Ý tưởng đó, do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đề xuất, được tiếp nhận quan tâm và chuẩn bị của nhiều cơ quan có trách nhiệm, của nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà tài trợ hảo tâm, chủ yếu bằng tiền xã hội hóa, trải qua sự lãnh đạo của  nhiều đời Bí thư Tỉnh ủy…

hu
Ôn tập №2

Đền có vị trí đẹp, mặt hướng ra biển , vịnh bến đoan . Lưng dựa núi .

Ki
Ôn tập №3

Nơi đền thờ tâm linh

Ho
Ôn tập №4

Đẹp, tĩnh mịch.

Thông tin
64 Ảnh
4 Bình luận
5 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:8 Nguyễn Du, Hồng Gai, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam
  • Điện thoại:+84 91 238 49 53
Thể loại
  • Điện thờ
Tổ chức tương tự