Am
Am Mộc Cảo
Ngọa Vân, An Sinh, tx. Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam
Bình luận
Ôn tập №1

AM MỘC CẢO-KHU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TRẦN TẠI ĐÔNG TRIỀUDi tích am Mộc Cảo nằm bên tả ngạn suối Phủ Am Trà, thuộc địa phận thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều. Đây là nơi Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái Hậu tu hành khổ hạnh trong 10 năm cuối đời để trông nom lăng tẩm của vua Trần Anh Tông. Trải qua thăng trầm của lịch sử và thời gian, hiện am Mộc Cảo chỉ còn là phế tích.Thuận Thánh Bảo Từ là hoàng hậu của vua Trần Anh Tông (1293-1314) và là thân mẫu của vua Trần Minh Tông (1314-1329). Bà là con gái của Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, cháu nội của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Bà sinh năm nào không rõ, chỉ biết mất vào tháng 7 năm Canh Ngọ (1330). Sử chép rằng, sinh thời, bà là người đức độ, rất được người đương thời kính trọng.Suối phủ Am Trà bắt nguồn từ khu vực núi rừng Ngoạ Vân (Đông Triều), chảy về phía đông bắc và đổ vào khu vực hồ Trại Lốc (xã An Sinh) ngày nay. Con đường cổ đi từ An Sinh tới Ngoạ Vân men theo con suối này. Xưa, dòng suối phủ Am Trà vốn chảy qua khu vực đền Thái, một số lăng mộ các vua Trần, chảy phía sau đền An Sinh rồi đổ về khu vực đập Tân Việt ngày nay. Hơn 30 năm trước, khi xây dựng đập Trại Lốc thì dòng suối bị chặn ở đây, tuy nhiên, phần dưới của dòng suối, nơi chảy qua các di tích nhà Trần kể trên nay vẫn còn.Di tích am Mộc Cảo hiện nằm ở bờ nam của suối Phủ Am Trà (khu vực ngày nay gọi là suối 3), cách Thái Lăng (lăng Trần Anh Tông) 1,5km về phía tây bắc. Di tích là một khu đất bằng phẳng dưới chân núi, diện tích khoảng 1ha, chạy dài theo hướng Đông - Tây, quay mặt về phía bờ suối.Tại đây, qua các đợt điền dã, khảo sát thực tế tại di tích, các cán bộ Ban Quản lý các di tích trọng điểm Quảng Ninh đã tìm thấy dấu vết của nền móng kiến trúc với dấu vết của hai cấp nền. Cấp nền thứ nhất cao hơn nền suối khoảng 3-5m, tại đây tìm thấy dấu vết đoạn bó cuội dài hơn 10m. Trên bề mặt khu vực này có rất nhiều gạch ngói thời Trần, trong đó nhiều nhất là loại hình ngói cánh sen có kích thước lớn (40x24x2cm). Bên cạnh các loại hình vật liệu kiến trúc, tại đây cũng tìm thấy nhiều mảnh gốm và gốm sành thời Trần. Cấp nền thứ hai là một khoảng đất trống bằng phẳng, giật cấp so với cấp nền thứ nhất, tại cấp nền này cũng tìm thấy dấu vết bó cuội tuy không rõ bằng ở cấp nền thứ nhất. Những di vật hiện còn tại di tích cho biết tại đây đã từng tồn tại một công trình kiến trúc của thời Trần, tuy nhiên, chưa xác định được đây là công trình gì.

Thông tin
0 Ảnh
1 Bình luận
4 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:Ngọa Vân, An Sinh, tx. Đông Triều, Quảng Ninh, Việt Nam
Thể loại
  • Chùa phật giáo
Tổ chức tương tự