Thánh địa Mỹ Sơn, được phát hiện bởi học giả người Pháp M.C Paris năm 1898, thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.Thánh địa Mỹ Sơn được bắt đầu xây dựng vào khoảng thế kỷ IV, ban đầu là đền thờ được làm bằng gỗ. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng Linga và Shiva. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền gỗ bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV), các triều vua tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chăm tại Việt Nam.Thánh địa Mỹ Sơn có tổng cộng hơn 70 công trình kiến trúc. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.Đền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo hoặc hình tượng của thần Siva – Đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hóa kiến trúc Chăm cũng như của Đông Nam Á.Các nhà nghiên cứu tháp Chăm cổ cho rằng: nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; phong cách Hòa Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; phong cách Đồng Dương từ giữa thế kỷ IX; phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Định; phong cách Bình Định…Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m với thân tháp cao, thanh tú với một hệ thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng tỏa ra như cánh sen. Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thủy quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị không quân Mỹ hủy hoại trong chiến tranh vào năm 1969.Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc – thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa – thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Tất cả các đền tháp được xây xựng từ gạch nung và đá sa thạch, không hề có chất kết nối giữa các viên gạch. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thực sự thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Thánh địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm và là nơi chôn cất các vị vua, hoàng thân quốc thích, thầy tu nhiều quyền lực. Các kết quả khai quật cho thấy các ngôi mộ đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV.Tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới hiện đại. Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam
THÁNH ĐỊA MỸ SƠNThánh địa Mỹ Sơn có khoảng thế kỷ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc.Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa.Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.Tôi đã đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn được 3 lần. Lần đầu vào những năm 2000 còn hoang sơ, còn bây giờ thì khá khang trang và dịch vụ khá tốt, nhất là hướng dẫn viên rất nhiệt tình và am hiểu sâu.Nguyen Thanh Phuong, PhD.,
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Đường đi lên tháp Mỹ Sơn rất đẹp, qua quầy soát vé thì bạn sẽ gặp nhà bảo tàng, mình khuyên bạn hãy vào nhà bảo tàng đó đọc, tìm hiểu trước khi đi lên khu đền tháp, trong đó có các bài viết rất chi tiết về cách xây dựng, lịch sử và hiểu rõ về những biểu tượng mà người Chăm-pa trang trí trên đền tháp của họ. Đi lên một chút bạn sẽ thấy trạm xe trung chuyển vì từ bảo tàng lên tới khu đền tháp đến 2km. Khi lên tới khu đền tháp thì bạn sẽ thấy sự tuyệt diệu về kiến trúc mà người Chăm-pa đã làm.Hãy đến trải nghiệm để biết thêm nhiều điều thú vị nhé.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa.Đi vào ngày thời tiết rất đẹp. Thoáng mát. Vui vẻ.Vé vào cổng ng Việt 1oo.ooo, ng nc ngoài 15o.ooo.
1/2/2020Trải qua cung đường đầy cây xanh bạn sẽ đến được nơi đây. Khuyến khích bạn nên dừng lại chụp trên cung đường này.Giá vé lần này mình quay lại là 100k/ người do đã tính phí dịch vụ xe điện đưa vào và đón ra (các cụm tháp cách cổng vào khoảng 2 km).Nên có hướng dẫn viên để hiểu thêm ý nghĩa của các cụm tháp. Nếu không thì đi dạo ngắm nhìn phong cảnh cũng không kém thú vị.Khuyến khích không đi giầy cao gót vì đi bộ rất nhiều và cần mang theo ô, mũ nón phòng say nắng.Đánh giá chung: đáng để đi.
Sản phẩm du lịch khá nghèo nàn và không đủ sức giữ chân du khách (chắc chỉ có khách quốc tế mới tới xem nhưng chẳng ai muốn trở lại).. khó hiểu là khu di tích cố tình thiết kế đường entrance khá xa và lại chẳng có gì để tham quan (trong khi đường exit lại là nơi tập trung chính các đền tháp), do đó tôi đi lần đầu cứ tưởng đi lạc. chỗ này không có hướng dẫn viên thì nên để các loa phát nội dung thuyết minh cho khách chứ đi xem và đọc bảng giới thiệu tóm tắt chả hiểu lắm.. tư duy làm du lịch nơi đây còn khá lạc hậu và đơn giản
Đây là một địa điểm văn hóa, lịch sử. Khi đến đây chúng ta chứng kiến kiến trúc người Champa cổ. Hiểu thêm về văn hóa, kinh tế thời đó. Rất ý nghĩa
Thánh địa Mỹ Sơn. Một di sản của Champa được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 14. Với hơn 70 công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng tại nơi đây.Tuy nhiên vì chiến tranh tàn phá nên nhiều đền tháp đã bị sụp đỗ.Đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận được khu vực linh thiêng của các vị thần.Một di sản được Unesco công nhận là một phần của di sản thế giới.Một điểm không thể bỏ qua khi khám phá các di sản của Miền Trung.
Tiếc là đi vào mùa mưa
Đường đi mát mẽ, cảnh đẹp. Nên đặt thêm nhiều bản đồ chỉ dẫn.
Di chỉ tuyệt vời về một nền văn hóa, văn minh. Ai đến đây cũng có thể chiêm ngưỡng quần thể đền tháp kỳ vĩ, đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Một điểm đáng đến tham quan. Lời khuyên chân thành là chuyến đi nên có 1 hdv tốt, quan trọng nhất vẫn là một hướng dẫn viên có tâm, có kiến thức thì chuyến đi sẽ thực sự ý nghĩa hơn là bạn lò dò đến đó chỉ để ngó nghiêng rồi về nhận xét không hơn gì các lò gạch bỏ hoang
Địa điểm tham qua phù hợp với những người thích thú với kiến trúc Chăm.Khác du lịch nơi khác nên tham quan buổi sáng. Chiều tối tới Hội An thì hợp lý.
Một điểm du lịch tuyệt vời. Rất có giá trị văn hóa truyền thống của người Viêd
Từ TP Đà Nẵng đi ngược phía tây hơn 60km đến khu Thánh địa. đây là trung tâm tôn giáo của các triều đại champa. tuy bị hủy hoại nhiều nhung vẫn còn khá nhiều cụm tháp với nhũng giá trị lịch sử kiến trúc và mỹ thuật xúng đáng là di sản thế giới
Mùa covid cũng ít người, Văn Hoá người chăm còn sót lại , qua năm tháng cũng tàn phai, đọng lại chút cổ xưa về lịch sử.
Khu di tích mang giá trị lịch sử văn hóa kiến trúc cao. Vào các khung giờ cố định trong ngày có biểu diễn nghệ thuật.Giá cả dịch vụ hợp lý. Tiện lợi.Không gian xanh sạch thoáng mát.Nên đi lúc sáng sớm cho mát. Ở đây rất nắng.
Thánh địa Mỹ sơn rất rất đẹp. Nó nằm sâu trong rừng, với không khí thiên nhiên trong lành. Nơi bạn có thể vừa đi bộ vừa ngắm cảnh, mọi thứ vẫn còn nguyên sơ. Chỉ tiếc là các di tích đã không còn nguyên vẹn, do chiến tranh và thời gian. Nhưng những thứ tự nhiên đó, cùng với rêu phong của thời gian, khiến Mỹ sơn càng cổ kính, có cảm giác thật thiêng liêng. Những bức tường, những cảnh cổng và đền đài tạo nên những bức ảnh rất đẹp, hùng vĩ,... Thật thích
Phù hợp cho giới nghiên cứu nhiều hơn
Thích hợp với những bạn muốn tìm hiểu lịch sử, bảo tồn các quần thể đi tích lịch sử tốt.Giá cả các nhà hàng không có tình trạng chặt chém.
Địa điểm đến thăm cổ kính. Thánh địa Mỹ Sơn xứng danh thánh địa.Đẹp, cổ kính, yên bình
Khu di tích cổ rất đẹp và nhiều giá trị.
Thánh địa, độc đáo, đẹp
Nơi tìm hiểu về Vương quốc Chăm.Nhưng bị hư hỏng quá nhiều
Được trải nghiệm những kiến trúc Cham, nền văn hóa vẫn hiện diện. Rất đáng ngưỡng mộ con người nơi này
Khu thánh địa Mỹ Sơn, văn hóa xưa.
Rất nhiều điều đáng khám phá.Văn hóa của người Chăm rất phong phú và đa dạng.
Đặc trưng của văn hoá cổ champa.
Khu quần thể đền tháp mỹ sơn là di tích gần như nguyên bản còn sót lại của của người Chăm, cần được giữ gìn và bảo tồn hơn nữa để lớp sau thấy được khối kiến trúc và lịch sử của người chăm lúc xưa
Đẹp
Lần đầu tiên đi thánh địa Mỹ Sơn, mới thấy được nét văn hoá của người Chăm Pa, những nét cổ kính, ai cũng nên thử đến đây tìm hiểu về nét văn hoá của người Chăm nhé
Nên đếnĐẳng cấp khu di tích thế giớiGiá vé 100k/ ng Việt150k/ ngoại quốcCó xe điện đưa đón
Hơi nhỏ so với kỳ vọng của mình, các bạn nên mua tour có hướng dẫn viên để hiểu thêm về khu Di sản này
Nắng! Đền tháp u buồn vì Covid
Phù hợp cho những ai muốn tham quan nghiên cứu, học hỏi. Giá vé vừa phải. Xe tiện nghi.sạch sẽ. Hdv thuyết trìh có tâm. Hay
Di tích văn hoá tuyệt vời, nhất định phải tới khi đến với Quảng Nam
Có xe trung chuyển từ cổng vào đến thánh địa Mỹ Sơn. Vào các giờ nhất định còn có phục vụ các tiết mục múa của người Chăm.
Đây là nơi mang giá trị lịch sử văn hóa - kiến trúc đặc sắc .Nhưng đây k phải là nơi nên đến cho giới thích chụp ảnh .
Quần thể đền đài di tích của người Chăm thời xưa
Di sản văn hoá Thế giới , Mỹ Sơn một thời vàng son
Di tích văn hoá ngàn năm xưa ...
Một nơi đi mà không có một ghi chú gì và cũng không biết gì có từ bao giờ và của vương triều nào...
Đi Mỹ Sơn bằng xe đò từ Bến xe Trung tâm TP Đà Nẵng, đến ngã tư Mỹ Sơn gọi xe thồ 4km là đến. Mỹ Sơn thật tuyệt
Dịch vụ sơ sài, duy chuyển khá xa khu trung tâm
Nên gọi là khu đền tháp Mỹ Sơn vì người Champa không thờ thánh,họ xây đền tháp thờ thần. Đến Mỹ Sơn phải gặp chú Tiến để được nghe giảng giải một cách chi tiết và chính xác về khu đền tháp này. Các bạn nên đi vào lúc sáng sớm để bớt nắng và có nhiều thời gian tham quan. Một lưu ý các bạn không được quên đó là : ĐỪNG MANG ĐI BẤT CỨ THỨ GÌ THUỘC VỀ KHU ĐỀN THÁP ( tất nhiên trừ các món lưu niệm được bày bán).
Khu di tích chưa có dịch vụ gì
Khu di sản văn hóa bảo tồn mỹ sơn
Một di sản tuyệt vời, đáng tự hào của người Vietnam. Rất nhiều giá trị lịch sử để tìm hiểu!
Một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Quảng Nam
Quá đẹp và hùng vĩ.
Tuyệt vời
Xem lại di tích
Văn hoá champa
Rất tuyệt vời. Lên hình rất đẹp
Thánh địa của Vương quốc Chăm Pa còn xót lại
Nơi đáng để tham quan kiến trúc cổ, tìm hiểu lịch sử dân tộc Chăm, Đất Nước ChămPa
Nên cho con trong dịp hè tham quan và biết nhiều về Lịch Sử nhé các Mẹ
Địa điểm đáng đi để khám phá tìm hiểu lịch sử tuy nhiên cần có nhiều ưu đãi về vé vào đối với người bản địa . Ví dụ như người Quảng Nam- Đà Nẵng được giảm 50% giá vẻ chẳn hạn thì sẽ kích thích đc khách du lịch hơn. Và cũng phù hợp hơn khi đi vào chỉ có tham và quan chụp ảnh 🙁. Cho 3* vì khu du lịch chưa tạo ra nhiều giá trị hơn cho dù khách.
Bạn nên đến 1 lần trong đời.Văn hoá champa thì ở đâu mình thấy cũng như nhau.Nhưng do khí hậu ở MY Son rất dễ chịu, bạn nên đến .
Di tích được unessco công nhận
Có bán vé (nội địa 100k/vé)
Kết hơp thêm du lich sinh thái
Đẹp
Tuyệt vời
Di tích lịch sử cần phải đến khi du lịch đà nẵng
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng Tuesday dược thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.
Đáng đi, đang xem. Quần thể kiến trúc cổ người Chăm Pa được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Công tác bảo tồn tốt, địa điểm thoáng mát. Bảo tàng trong khuôn viên rất đẹp và khoa học.
Mỷ sơn xity
Đẹp về kiến trúc và văn hoá Sa Huỳnh, Tiếc cho một triều đại Chăm Pa. Mình là người Việt,nhunge thăm quan thánh địa phải ngưỡng mộ nhiều điều. Thánh địa được xây dựng từ thế kỉ thứ tư, qua nhiều thậm kỉ & chiến tranh . Ngôi đền vẫn còn dữ được vẻ huyền bí tâm linh Champa!
Tuyệt vời
Tuyệt đẹp
Bị bom tàn phá khá nhiều, nếu ko còn đẹp hơn nữa
Đẹp, ý nghĩa, hướng dẫn nhiệt tình, có trải bghieemj rất thứ vị
Quá nắng
Rất đẹp.
Thánh địa đẹp bảo tồn đúng như nguyên bản. Ghi chú khoa học có nhiều thông tin bổ ích nhưng đường vào hơi xa và đi taxi khá đắt tiền.Vé vào cổng là 100k đối với khách việt nam và 140k với khách nước ngoài. Từ đà nẵng bắt chuyến số 6 đến trạm phú đa rồi phải bắt xe taxi hoặc xe ôm đi 10km nữa mới đến cổng. Nên mang nhiều nước và đồ ăn vì đi khá mệt.
Di sản hiếm hoi còn nguyên vẹn của đồng bào Chăm.Đến đây, bạn sẽ kinh ngạc trước những kiến trúc người Chăm có từ nhiều thế kỷ trước.
Thật tuyệt vời một công trình thật vĩ đại của người xưa, vé vào cổng 100k cho người Việt, 150k cho người nước ngoài, điều này làm mình không thích vì không nên phân biệt người nước ngoài, mình không ủng hộ điều này. Có mấy tháp đang trùng tu, chỉ hy vọng các người có chức năng hãy trùng tu chứ đừng làm mới, vì giá trị ở nơi đây là nét cổ xưa chứ không phải xi măng hoá. Dịch vụ khá ok.
Một điểm tham quan lý tưởng khi đến với quảng nam
Di sản của Thế Giới cần được quan tâm trùng tu nhanh hơn nữaNhư vậy mới có thể để cho con cháu sau này biết đến
Nét cổ kính & văn hóa chapa không lẫn vào đâu được khi bước đến thăm quan. Điều thích nhất ở đây là luôn sạch sẽ & xe đưa đón tân tình, mặc dù hằng ngày tiếp đón rất rất nhiều du khách tham quan như mình. (Mình đã đến & dắt bạn bè tham quan lần 3 rồi, nợ ảnh ;) )
Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp thánh địa lớn nhất của người Chămpa cổ, trải qua chiến tranh 69-72 nên đã bị phá hủy một phần, nay chỉ còn lại các khu BCD và các khu vực này đang trong quá trình trùng tu bởi các chuyên gia từ Ấn độ.
Đẹp tuyệt vời
Di tích gần 600 năm quá dữ
Bạn hãy dành 1 ngày để khám phá tất cả, ở đây sẽ có những tour guides.hướng dẫn viên thổi hồn vào các hòn đá, bức tường rêu phong,để bạn sống lại,nhìn lại một vương quốc chăm pa.
Di sản văn hóa thế giới, nhưng vé vào cửa hơi mắc, bù lại nhà vệ sinh sạch sẽ, oke !!
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Kinh thành cổ với những kiến trúc của người Chămpa
Tiếc thay cho một tàn tích lừng lẫy một thời