Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.
Quần thể khu di tích Đền Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh bao gồm bốn đền, một chùa, Lăng Tổ.Đền Thượng (Kính Thiên lĩnh điện) được xây dựng trên nền cũ của ngôi miếu thờ thần núi, thần lúa, Thánh Gióng…, là nơi các vua Hùng thường tiến hành các nghi thức cầu khấn trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc.Có tài liệu cho rằng đền Thượng được xây dựng vào thế kỷ XV, hiện đền có ba gian, mái ngói đầu đao cong. Cửa đền có bức hoành phi: Nam Việt Triệu Tổ (Tổ muôn đời của nước Việt Nam), trong đền có bức đại tự: Tử Tôn Bảo Chi (Con cháu phải giữ gìn lấy). Ngoài ra còn có rất nhiều câu đối ca ngợi công đức của các bậc Thánh Tổ. Ban thờ trong đền có bài vị của 18 đời vua Hùng (Hùng đồ thập bát thế Thánh vương Thánh vị) và ba vị thần núi: Đột Ngột Cao Sơn (núi Nghĩa Lĩnh), Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn), hai bên trước cửa đền là hai cột đá, tương truyền do An Dương Vương dựng lên, thề muôn đời gìn giữ giang sơn gấm vóc họ Hùng.Lăng Tổ (Hùng vương lăng), tương truyền là phần mộ của vua Hùng thứ sáu – Hùng Huy Vương.Đền Trung: Truyền rằng xưa kia nơi đây là nơi dựng quán nghỉ ngơi, ngắm cảnh của các vua Hùng, vua cũng thường cùng Lạc hầu, Lạc tướng ngồi bàn việc nước; đây cũng là nơi Lang Liêu dâng lên bánh chưng, bánh dày và được truyền ngôi kế vị, trở thành vua Hùng thứ 7. Đền Trung xuất hiện sớm nhất, đến thế kỷ XV thì bị giặc ngoại xâm tàn phá, sau được xây dựng lại với kiến trúc kiểu chữ Nhất. Đền là nơi thờ các vua Hùng nên được gọi là : “Hùng Vương Tổ Miếu”Đền Hạ: Tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ trở dạ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con, tạo nên giòng dõi con Rồng cháu Tiên; hai tiếng đồng bào thiêng liêng cũng bắt nguồn từ đây. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVII – XVIII được làm hai lớp theo kiểu chữ Nhị; đây là nơi thờ phụng các vua Hùng.Chùa Thiên Quang Thiền Tự: Nằm bên phải đền Hạ, được xây dựng vào giữa thế kỷ XV. Kiến trúc ngày nay còn lại là phần tiền tế, gác chuông tám mái, xà, bẩy, chạm trổ đẹp đẽ mang dấu ấn thời Lê. Cạnh đó là cây thiên tuế khoảng 700 năm tuổi. Tương truyền khi mẫu Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, trên trời có làn mây sáng chiếu xuống. Về sau nhân dân dựng nên chùa tại đó gọi là Thiên Quang Thiền Tự (nơi có ánh sáng trên trời dọi xuống), ngoài ra chùa còn có tên khác là Sơn Cảnh Thừa Long TựĐền Giếng: Nằm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, được làm chùm lên giếng Ngọc, tương truyền nơi đây xưa kia hai con gái vua Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa thường đến soi bóng, chải tóc. Đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ XVIII với ba nếp nhà song song, hai nhà oản hai bên.Ngoài những kiến trúc kể trên, khu di tích Đền Hùng còn có cổng đền (xây dựng năm 1918), nhà công quán (xây dựng năm 1962), bảo tàng Hùng Vương (xây dựng xong năm 1993) và các công trình phụ trợ. Hiện nay Nhà nước đã có dự án lớn đầu tư vào việc tu bổ, tôn tạo và xây dựng hạ tầng tại khu di tích Đền Hùng và các xã phụ cận như Phù Ninh, Vân Phú, Kim Đức…trên một diện tích tự nhiên rộng 1.625 ha. Một số công việc đã được triển khai trong thực tế, tương lai nơi đây sẽ xây dựng công viên văn hóa thanh niên Hùng Vương, làng văn hóa Hùng Vương, các nhóm tượng đài, chuyển đền thờ Mẫu Âu Cơ từ xã Hiền Lương về núi Vặn phía tây bắc Đền Hùng, chuyển đền thờ Lạc Long Quân từ xã Bình Đà (Hà Tây) về núi Nỏn ở phía nam Đền Hùng. Tất cả các công trình này sẽ tái tạo những sinh hoạt văn hóa thời Hùng Vương, tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa Hùng Vương, đáp ứng nguyện vọng tâm linh của đồng bào và nhu cầu nghiên cứu, học tập, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc.
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chực vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.. Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 10 là chính hội. Lễ hội diễn ra tại đền Hùng, Phú Thọ.
Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con.
Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Kiến trúc đền Hạ kiểu chữ nhị gồm hai tòa tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m.
Di tích linh thiêng. Cây vạn tuế trước cửa đền Hạ được cho là đã 800 năm tuổi.
Mỗi khi vào lễ hội leo đến khổ
Đất Tổ linh thiêng!
Rất ý nghĩa, một công trình tuyệt vời
Cây vạn tuế và cây đại cổ
Đẹp mê hồn
Đền rất đẹp
Một ngôi đền rất đẹp
Tâm linh
Tâm linh
Cảnh đẹp
Linh khí ngập tràn
Tuyệt Vời
Đền hạ là ngôi đền mà Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
Mát
Đẹp.
Dep
Đền Hạ
Tốt
Tốt