Cụm di tích tháp Hòa Lai (Ba Tháp) nằm ngay cạnh đường 1, tiện kết nối tuyến du lịch Nha Trang-Ninh Thuận nhưng chưa được khai thác. Nếu được làm đường đi từ cổng vào đến tháp và nối giữa 2 tháp thay vì cỏ lau mọc và biển chỉ dẫn cung cấp thông tin lịch sử và các mốc thời gian tu bổ, trùng tu sẽ thu hút hơn. Ngoài ra việc để bát hương và đốt hương nén ở trong tháp có lẽ cũng cần xem xét lại vì người Chăm không đốt hương mà thường dùng gỗ trầm và nến (đèn cầy) trong nghi lễ.
Po Klaong Garai và đền háp Po Romé trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận [Parang – vương quốc Champa vùng Panduranga xưa]. Công trình kiến trúc nghệ thuật đền tháp Hòa Lai là những gì còn sót lại của một thời vàng son, rực rỡ của vương quốc Champa vùng Panduranga. Một công trình kiến túc nghệ thuật đến nay chưa có lời giải về cách xây dựng, ai là người xây nên và xây lên vì mục đích gì khi bên trong đền tháp không thờ bất kỳ một vị thần; vị vua hay người có công nào với vương quốc Champa.
Khu tháp Hòa Lai (hay còn gọi là di tích Ba Tháp) nằm ở ngay trên Ql1 thuộc huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận. Tháp chính ở giữa đã bị sụp đổ hoàn toàn cách đây cả trăm năm. Hai tháp còn lại còn gần như nguyên vẹn, không bị thời gian cũng như cây cỏ xâm hại dù hầu như chưa phải bảo tồn gì (may mắn quá).Tháp phía bắc được điêu khắc hoa văn rất đẹp và tinh xảo. Còn tháp phía nam thì hầu như không được điêu khắc gì (có lẽ chưa hoàn thiện). Theo thông tin thì khu tháp này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX, là một trong những khu tháp cổ xưa nhất tồn tại đến ngày nay. Và theo mình thì đây là một trong những khu tháp Chăm đẹp nhất là tồn tại.Khu tháp đã bị bỏ hoang hàng trăm năm nên bên trong tháp hoàn toàn trống không ngoài trừ mùi hôi nồng nặc của cứt dơi.
Các bạn vào tham quan thì lại ngay chốt có chú bảo vệ ở đó mở vào nhé
Cụm tháp Champa cổ xưa này có ba ngôi tháp, nằm sát trục đường Quốc lộ 1A thuộc thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tháp được xây dựng từ thế kỷ 9 theo phong cách Hòa Lai và được Nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc đặc biệt vào năm 2016. Buổi sáng đi ngang thôn Ba Tháp, du khách có thể ghé quán gần bên di tích để thưởng thức tô bánh canh chả cá đặc sản Ninh Thuận, rồi vừa nhâm nhi ly cà phê bình dân thơm lừng hương vị đặc trưng Ninh Thuận, vừa ngắm ngôi tháp ánh vàng trong nắng ban mai để nhớ lại một thời vàng son của Vương quốc Champa...
Ngôi tháp cổ rất đẹp
Nơi đây gọi là 3 Tháp nhưng thực ra chỉ có 2 tháp thôi. 1 tháp chỉ còn phần móng. 2 tháp này rất gần đường, đứng ngoài cũng có thể chụp hình và thấy rất rõ.
Trong số những công trình kiến trúc, nghệ thuật được người Champa xưa xây dựng ở Ninh Thuận (vùng Panduranga), thì đền tháp Hòa Lai được xậy dựng sớm nhất (Tk IX).Theo như lời của người Chăm tại Parang (Phan Rang nay), họ cho rằng, đây là đền tháp không phải do ông bà, tổ tiên họ xây mà là người Khmer. Bởi lẽ, đền tháp không thờ bất kỳ một vị thần, vua nào. Thêm vào đó, biên niên sử Chăm cũng như Việt không ghi rõ đền tháp này xây lên bởi ai, mà chỉ lưu truyền rằng, tháp xây lên là vì bắt đầu từ một cuộc chiến trí tuệ giữa người Chăm và người Khmer bằng việc xây tháp để tránh đổ máu.
Di tích Tháp Hòa Lai là 1 trong 3 cụm tháp Chăm tiêu biểu nhất của tỉnh Ninh Thuận (2 nhóm khác là Poklong Giarai và Pô rô mê). Đây còn là di tích dễ tiếp cận nhất khi có vị trí phía Bắc tỉnh và gần kề với quốc lộ 1A.Với những nét tiêu biểu về bố cục, chức năng, kiến trúc mỹ thuật, lịch sử tên gọi Hòa Lai của tháp đã được các nhà nghiên cứu sử dụng gọi cho 1 phong cách trong kiến trúc Chăm pa phong cách Hòa Lai.Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Tháp Hòa Lai là Di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể tháp tuyệt vời, được cho là có 3 tháp, nhưng hiện tại chỉ còn 2 ngọn tháp bắc và tháp nam, ngọn tháp ở trung tâm đã bị hư hỏng hoàn toàn. Nhưng rõ ràng nhìn nền móng phế tích xung quanh thì ta có thể hy vọng sẽ phát lộ thêm thông tin. Nói về 2 ngọn tháp còn lại thì giống như các tháp Champa cửa nằm hướng đông, tháp có 5 tầng và 2 tháp được xây dựng từ khá sớm (được cho là TK IX), được xây rất vững chắc, nhưng thấy ít có kết cấu bằng đá (tượng, trụ mái, cửa), nhưng cửa tháp xây nhô ra. Tháp bắc được trang trí tinh tế hơn bởi rất nhiều hoa văn trên tường gạch, còn ngọn tháp nam thì trông đồ sộ, mạnh mẽ hơn một chút. Cả 2 tháp đã được phục chế một phần bên ngoài do hư hại bởi thời gian. Trong 2 tháp không thấy còn có bộ linga và Yoni, địa hình chỗ này có lẽ nguyên thủy nằm ở địa thế cao hơn xung quanh giống như các tháp khác, nhưng do các công trình như QL1A chạy bên cạnh, nên có lẽ địa hình đã bị tác động nên hiện nay nhìn không rõ ràng. Tháp trung tâm có lẽ khi được người Pháp ghi nhận thì có lẽ nó vẫn chưa sập hoàn toàn, nhưng hiện tại thì đã hỏng hoàn toàn chỉ còn nền móng. Ở đây chưa có dấu hiệu họ sẽ phục chế tháp này, cũng dễ hiểu có lẽ họ còn đang tập trung vào Mỹ Sơn mà mọi thứ còn vô cùng ngổn ngang, chưa làm được bao nhiêu. Việc phục chế có lẽ phụ thuộc vào những chuyên gia am hiểu của nước ngoài, chứ người VN thật đáng buồn và cũng thật lạ là không có tiếng tăm gì trong những chuyện như thế này. Phục chế tử tế thật sự là chuyện vô cùng khó khăn.
Cụm tháp cổ này có kiến trúc tương tự như tháp Chăm ở Phan Rang và Nha Trang. Hiện chỉ có rào quây, không có hoạt động gì. Rất đáng tiếc.
Nơi tôi sống
Ở đây chỉ còn lại 2 tháp mới được trùng tu, sửa chữa nhưng trong khuôn viên thì còn rất nhiều phế tích. Về mặt kiến trúc thì khác so với ở Po Klong Garai.
Một di tích nên viếng thăm khi ngang qua di tích này
Tháp Chăm có hoạ tiết rất đặc sắc. Rất tiếc cụm 3 tháp này giờ chỉ còn 2 tháp.
Có mùi rất là ko thơm
Kiến trúc Chăm đẹp
Cổ kính, linh thiên
Quá đẹp
Đây là nơi trùng tu ngôi tháp cổ của Chămpa ven đường QL AH1 THÁP HÒA LAI, trời mưa nhiều nhưng cửa khóa không hiểu vì lý do gì đã lâu không mở. Tòa nhà hành chính của Champa cũng đã thay đổi thành nhà hoang, tường lở lụp xụp nên tôi chạy vòng vòng dưới mưa để xem trùng tu chùa Champa, may ra chụp được ảnh cả hai hướng Tây - Bắc. Tôi không biết tại sao nó lại bị tấn công, nhưng tôi nghĩ nó đã được khôi phục lại theo đúng sự thật. Đó là một nơi tuyệt vời hơn nhiều so với một cuộc trùng tu ngu ngốc khiến Campusian nhẹ nhõm mà không có bất kỳ bằng chứng học thuật nào. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi nó bị bỏ quên.
Tôi luôn ngưỡng mộ những tháp Chăm và chúng cũng đẹp ở nơi này! Điều rất bất thường là họ đang ở rất gần đường đua. Thật tiếc khi tháp chính đã bị phá hủy. Chúng tôi đi vào bên trong tòa tháp xa - có thể là chim hoặc dơi sống bên trong - mọi thứ rải đầy phân. Rất có thể đây là những con chuột, bởi vì một tiếng rít liên tục được nghe thấy. Chúng tôi bị tính phí 20.000 đồng cho hai người vào cửa. Nhân tiện, bạn không thể leo lên tháp. Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy những hoa văn cũ được bảo tồn, bên cạnh có những hoa văn mới - tức là các tháp đã được trùng tu.
Ban đầu có ba tòa tháp nhưng tòa tháp trung tâm đã bị phá hủy một phần để xây gạch ở thế kỷ trước thuộc địa của Pháp trước khi sụp đổ hoàn toàn cách đây không lâu (hiện tại nền móng vẫn còn). Được xây dựng trong thế kỷ thứ 9, đây là một trong những tòa tháp Chăm đẹp nhất còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, thật đáng buồn là người Chăm không bao giờ thờ cúng ở đây. Tùy thuộc vào các yêu sách khác nhau, đó là bởi vì những tòa tháp này hoặc được xây dựng bởi người Khmer của chúng ta - người Chăm đã chiến đấu ở nhiều thời điểm khác nhau trong thời gian tồn tại như một vương quốc độc lập.
Phải đến. Đó là một trong những biểu tượng của văn hóa và kiến trúc Chăm.
Tốt
Một trong những địa điểm còn lại của di tích vương quốc Champa.
Siêu