3/8/2020 đường vào nhà thờ đang thi công mới và rộng
Nhà thờ Nguyễn Bặc ở trên mảnh đất của tổ tiên để lại, rộng 3 sào 6 thước, quay hướng tây, nhìn ra sông Hoàng Long, uốn khúc như một con rồng khổng lồ. Theo lưu truyền của dòng họ Nguyễn, thì sau khi chôn cất Nguyễn Bặc xong, con cháu phát tán các nơi, mai danh ẩn tích đến thế kỷ XVII, ông Nguyễn Tài Nông từ Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn (nay là làng Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) về xã Đại Hoàng, huyện Gia Viễn (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) giữ mộ tổ Nguyễn Bặc và xây nhà thờ ông tổ của mình. Về sau, con cháu thờ phụng ông Nguyễn Tài Nông và các ông tổ tiếp theo. Theo thượng lương của nhà thờ thì vào năm Khải Định thứ 7 (1927), dòng họ Nguyễn xây dựng lại nhà thờ khá bề thế, kiến trúc tiền nhất hậu đinh. Tiền đường 5 gian, bằng gỗ xoan và mít, vì kèo kiểu chồng rường hạ kẻ, nhưng đã bị thực dân Pháp đốt năm 1948. Trung đường 3 gian, hai vì kèo giữa theo kiểu kẻ truyền, hai vì kèo bên làm theo kiểu “thượng rường, hạ kẻ”. Hai gian bên Trung đường thờ ông Nguyễn Tài Nông và các ông tổ tiếp theo. Ở giữa Trung đường có bức hoành phi khắc ba chữ lớn: “Khởi nguyên đường” (có nghĩa là khởi đầu dòng họ Nguyễn). Gian chính giữa Hậu cung thờ ông tổ Nguyễn Bặc.
Nhà thờ sao lại đưa ảnh chụp mặt vào đây làm gì? Thiếu tôn trọng quá
Nhà thờ rất đẹp