Cung Nam Phương Hoàng hậu tọa lạc tại số 4 đường Hùng Vương, phường 10, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Cung chỉ cách trung tâm Tp. Đà Lạt khoảng 3 km, gần với Dinh 1 và Dinh 2 Bảo Đại. Ngày nay Cung nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng.Ban đầu nơi đây là Dinh thự Nguyễn Hữu Hào (đại điền chủ người Gò Công - sau được phong là Long Mỹ Quận công), được xây dựng trên một ngọn đồi cao vào năm 1932 và là một trong những dinh thự cổ, có vị trí rất đẹp, bao quát không gian của thành phố, nổi tiếng có lối kiến trúc mang đậm phong cách Pháp, rất độc đáo và đẹp bậc nhất Đà Lạt.Sau khi con gái Nguyễn Hữu Thị Lan lấy Vua Bảo Đại ngày 6/2/1934 và được tấn phong thành Nam Phương Hoàng hậu, ông Nguyễn Hữu Hào đã tặng Dinh thự này cho con như món quà hồi môn nên từ đó Dinh thự được gọi là Cung Nam Phương Hoàng hậu.Từ ngoài cổng đi vào, con đường uốn vòng quanh đồi thông tiếp nối với những bậc tam cấp lát đá đã tạo ra cái dáng vẻ vừa nên thơ vừa uy vũ. Cung có 3 tầng (hầm, trệt, lầu), diện tích khoảng 500 m2. Tại đây vẫn còn lưu trữ những hiện vật cung đình triều Nguyễn mang tính giá trị di sản cao. Không chỉ vậy, nhiều đồ đạc của vợ vua Bảo Đại như tủ quần áo, giường ngủ, bàn trang điểm, triều phục... vẫn còn khá nguyên vẹn.Cung Nam Phương Hoàng hậu nổi tiếng với 9 lò sưởi được xây dựng với kích cỡ, chất liệu, kiểu dáng hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt nhất là lò sưởi tại phòng tiệc được ốp đá hoa cương nhập từ Ý, với kích thước lớn nối từ sàn nhà lên tới trần nhà (cao 3 m, rộng 2 m). Theo đánh giá của các chuyên gia, thì đây là một trong những kiến trúc lò sưởi đẹp nhất trong hệ thống các biệt thự cổ tại Đà Lạt.Trong một lần tu sửa ở Cung Nam Phương Hoàng hậu, người ta đã phát hiện ra dấu tích rằng nơi đây từng có một đường hầm bí mật thông với Dinh 1 và Dinh 2 Bảo Đại (ba khu vực này chỉ cách nhau khoảng hơn 1 km). Cũng giống như tại phòng ngủ của Vua Bảo Đại ở Dinh 1 từng có đường hầm ra đến bãi đỗ trực thăng...* Ảnh từ nguồn Internet và Facebook. Xin cảm ơn!
Điểm cộng (👍):- Trưng bày khá gọn gàng, đầy đủ các mẫu đồ vật được sử dụng trong sinh hoạt của HHNP- Có nhiều hình ảnh và chú thích về gia đình của HHNP- Không gian được giữ gìn tốt, sạch sẽĐiểm trừ (👎)- Không gian hơi u ám chút, có thể do lúc đó buổi trưa vắng và chỉ mỗi mình trong cung, bối cảnh lại xưa cũ, mờ ảo- Một số phòng bị đóng cửa, hi vọng sẽ mở trong tương lai để mọi người tham quan đầy đủ hơnNhận xét chung: Cung Nam Phương Hoàng Hậu là nơi đáng để tham quan một lần, nên đi vào ngày trong tuần và buổi trưa để có thời gian tìm hiểu và không gian yên tĩnh đủ để cảm nhận không khí sinh hoạt của HHNP ngày xưa (cũng hơi lạnh gáy).
Sau khi tham quan Bảo tàng Lâm Đồng, vòng ra phía sau là cung của Nam Phương Hoàng Hậu - bà hoàng nổi tiếng về nhan sắc cuối thời nhà Nguyễn.Cung Nam Phương Hoàng Hậu là tòa nhà 3 tầng mang phong cách kiến trúc Pháp. Tại đây còn lưu giữ nhiều vật dụng sinh hoạt hằng ngày của Hoàng hậu.Đứng trên tầng 3 của tòa nhà phóng tằm mắt nhìn bao quát thật là tuyệt vời. Không gian yên tĩnh không tiếng xe cộ chỉ có tiếng chim líu lo đâu đó bên ngoài, gió thoang thoảng mát lạnh khi đứng ngoài balcony nhìn xuống triền dốc xanh tươi bên dưới.
Bôi bác Hoàng Gia Việt Nam, Gia đình Quận Công Nguyễn Hữu Hào , cha Hoàng hậu Nam Phương giàu có tột bậc, Ngài Lê Phát An, Cậu ruột Bà Hoàng là người giàu nhất Đông dương thời đó, nhìn mấu cái đồ nội thất bài trí phục dựng lại trong Dinh Ông Nguyễn Hữu Hào mà phát chán. Thế Kỳ 21 rồi mà còn làm Bảo tầng với tư duy rặt mùi công Nông xô viết nghệ tĩnh thời đồ đá. CHÁN MẤY ÔNG BÀ NHÀ NƯỚC này quá.
Kiến trúc đẹp trang nhã. Còn lưu giữ rất nhiều vật lưu niệm của Nam Phương hoàng hậu.
đi đến đây như đc hòa mình vào không gian sông của hoàng hậu khi xưa. có điều tưởng nó xa hoa hơn chứ.nhưng thưc tế nó giông nhà lầu kiểu cổ hơn
Kế bên Bảo tàng Lâm Đồng, tham quan xong có thể ghé sang. Có chuẩn bị miếng vải để bọc giầy, không làm dơ sàn nhà. Tuy nhiên, vì ít đèn và chỉ có đèn vàng nên hơi âm u.
Nằm trong Bảo Tàng Lâm Đồng, mọi người cẩn thận ko tìm được đường vào
Cung NPHH nằm trong khung viên của Bảo tàng Lâm Đồng. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về lịch sử và thiên nhiên của ĐL từ xưa thì hãy đến đây nhé. Giá vé rẻ 15K/ng lớn nhưng biết được thêm nhiều điều thú vị ở ĐL.
Lối vào cổng bảo tàng Lâm Đồng, không tham quan bên trong được sau 16:00 :-(
Nhiều người đến Đà lạt sẽ k biết nơi này. Đẹp mà xuống cấp quá
Cổ kính, đáng tham quan
Địa điểm này là nhân chứng lịch sử mọi người nên ghi nhớ
Cổ kính
Một địa điểm đáng để bỏ vào cẩm nang du lịch của bạn,địa điểm nằm trong khuôn viên của bảo tàng Lâm Đồng, tới đây bạn có thể kết hợp vừa tham quan bảo tàng để hiểu hơn lịch sử vùng đất này qua các thời kỳ đồng thời là hiểu hơn về cuộc sống của những hoàng tộc nhà nguyễn tại dinh nguyễn Hữu Hào hay chính là Cung Nam Phương.
Một nơi thú vị để tham quan và tìm hiểu về cuộc đời của Nam Phương hoàng hậu vị hoàng hậu đẹp cuối cùng của Việt Nam trong cung còn lưu giữ rất nhiều hình ảnh về vị hoàng hậu này và các con của bà cũng như các vật mà khi còn sống bà từng sử dụng đồng thời có thể tìm hiểu thêm Xem cách thiết kế xây dựng cung điện ngày xưa
Địa điểm nằm trong Bảo tàng Lâm Đồng, giá vẻ vào cửa chỉ 20k, mình nghĩ khá rẻ so với các địa điểm thăm quan khác. Không được bề thế như các dinh hay biệt viện TLX nhưng mang phong cách rất trang nhã đúng như con người gd Nam Phuong Hoàng hậu. Thăm BT cũng vui và cũng khá rộng.
Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, đây là vị Hoàng Hậu cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam. Du khách đến Đà Lạt nên đến đây trải nghiệm.
Cung Nam Phương hoàng hậu nằm trên ngọn đồi thoáng đãng ở đường Hùng Vương, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 3 km. Nơi đây hiện nay thuộc khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng, gần Dinh I và II của vua Bảo Đại. Dinh thự do ông Nguyễn Hữu Hào, đại điền chủ giàu có xứ Gò Công (Tiền Giang), xây dựng vào năm 1932, hai năm sau thì hoàn thành.Ban đầu, tòa nhà gọi là dinh Nguyễn Hữu Hào, được xây dựng kiên cố, mái lợp ngói, tường gạch, đá dày 40 cm để đảm bảo được khả năng giữ ấm những ngày trời lạnh và mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng. Toàn bộ hệ thống cửa, cầu thang, sàn lầu, vật dụng đều bằng gỗ. Tòa nhà được thiết kế xây dựng theo phong cách cổ điển Pháp, kết hợp với họa tiết mang đậm phong cách Á Đông.
Cung điện cổ kính nhưng bây giờ không còn được nguyên vẹn. Đây thuộc quần thể di sản Cố Đô Huế, nằm trong Đại Nội của Kinh Thành Huế. Nếu các bạn muốn vào đây tham quan thì phải mua vé với mức giá là 150,000 vnd/ người lớn. Sau khi mua vé các bạn phải qua cổng Ngọ Môn để được soát vé vào tham quan.
Cung điện cổ kính nhưng bây giờ không còn được nguyên vẹn. Đây thuộc quần thể di sản Cố Đô Huế, nằm trong Đại Nội của Kinh Thành Huế. Nếu các bạn muốn vào đây tham quan thì phải mua vé với mức giá là 150,000 vnd/ người lớn. Sau khi mua vé các bạn phải qua cổng Ngọ Môn để được soát vé vào tham quan.
Nhìu thứ để chụp ảnh
Địa điểm này đưa vào khai thác du lịch gần đây nên chưa nhiều người biết đến. Cảnh đẹp từ cổng vào, sân sau của dinh cũng rất đẹp, lần đầu đến mình rất mê. Điểm trừ vé cổng khá cao so với những địa điểm khác
Địa điểm tuyệt vời.
Một công trình đẹp, hơi u buồn đặc biệt phòng có cây đàn piano.
Cung nam phương hoàng hậu rất đẹp và thoáng mát. Ơ đây vẫn con lưu dữ đươc 1 số hiện vật dùng hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương. Đây là một điểm đến lý tưởng khi tới với đà lạt
Xịn quá xịn, một vị hoàng hậu tuyệt vời.
Lối kiến trúc rất đặc trưng thời thuộc địa đậm chất Pháp, bài trí nội thất rất lộng lẫy và ấm cúng, đủ cho thấy quyền thế của chủ nhân khi xưa.
Đẹp và cổ kính
Biệt thự cổ trên đồi thông rất đẹp
Dịch vụ tốt
Một địa diệm nên ghé cho biết ở Đà Lạt
Cảnh đẹp, không khí trong lành!
Di tích lịch sử
Tưởng nhớ tuyệt thế giai nhân :(
Nam phuong hoang hau sang giàu pháp
Di tích lịch sử
Đẹp
Đẹp lắm
đã đến
Dc
Đó là một sự hấp dẫn tiềm ẩn. Không gian sống của nữ hoàng cuối cùng của khu vực vẫn còn nguyên.
Chúng tôi đến lúc 11:00 sáng, mua vé (15.000 đồng), leo lên cung điện, nhân viên cho biết ca làm việc của anh ấy đã kết thúc (mặc dù họ sẽ đóng cửa lúc 11:30) và yêu cầu chúng tôi quay lại vào buổi chiều. Chúng tôi đi bộ đến quầy bán vé để yêu cầu hoàn tiền. Người phụ nữ bán vé nói Không vì nó được hệ thống tính.Đó là tất cả bối rối và lộn xộn trong tổ chức, hoàn toàn thất vọng.
Bảo tàng nổi bật. Chỉ cần ở đây một mình cảm thấy như một người đang bước vào quá khứ. Vẫn còn có những đồ tạo tác được Nữ hoàng sử dụng, mặc dù theo câu chuyện được khắc họa, cô đã không ở đây lâu. Thực sự đáng tiền.
Tới thăm nơi ở cũ của 40 của Nữ hoàng tên là Nam Phương, cũng là nhà của cha cô là Công tước Nguyễn Hữu Hạo, lò sưởi đẹp.
Trải nghiệm tuyệt vời!
Rất đẹp
Khá và rất đẹp !!!!!!
Tốt
Được chứ
Great place for bài học lịch sử.
Một địa điểm tốt
Xinh đẹp