user
Đền Quát
Đường Cao Tốc 04 Thôn, Hạ Bì, Gia Lộc, Hải Dương 170000, Việt Nam
Ngoại hình
Đền Quát
Bình luận
Da
Ôn tập №1

☘️💐🌹❤️⭐️

Đứ
Ôn tập №2

Đền Quát có tên tự là “Yết Kiêu thần từ” ở thôn Hạ bì, xã Yết Kiêu. Tương truyền, Đền Quát được xây dựng sau khi Yết Kiêu qua đời nhưng phải đến thế kỷ 17 - 18 mới tôn tạo khang trang và đã tu sửa nhiều lần vào thời Nguyễn. Khuôn viên xưa của đền xưa khá rộng, nay vẫn còn trên 2.710m2Phía đông giáp sông Quát - một đoạn của sông Đò Đáy, phía bắc giáp ao hồ, phía đông và nam giáp khu dân cư. Di tích chia làm 2 khu vực: Đền và bãi bơi.Khu đền có kiến trúc hình chữ Đinh, hướng tây gồm có tiền tế 5 gian đại bái (16,5 x 7m) hậu cung 3 gian, hai bên có 2 giải vũ, giữa đền và bãi bơi có một hồ nhỏ (300m2)Bãi bơi rộng tới 2000m2, chạy dài theo bờ sông. Tại đây có 2 voi đá (65 x 116 cm) 2 ngựa đá (160 x 180 cm), một tấm bia Lịch triều khoa cử khắc vào đầu thời Nguyễn. đây là nơi tổ chức lễ hội bơi chải hàng năm.Trải qua những năm tháng chiến tranh, cổ vật tại đền Quát còn lại không nhiều nhưng phần lớn được làm ở thế kỷ 17 - 18. Một số di vật gắn liền với những truyền thuyết ly kỳ. Về đồ đá ở khu vực đền có 2 tấm bia khắc vào năm Cảnh Trị tứ niên (1866) đây là những văn bản quý để nghiên cứu lịch sử di tích, hai phỗng đá cao 1,4m tạo năm Cảnh Hưng 20 (1759), hai tượng đá cao 90cm, hai sấu đá cao 80 cm. Hiện vật bằng gỗ sơn có: Tượng Yết Kiêu và phu nhân, 2 khám thờ và nhiều đồ tế tự khác đều được làm vào thế kỷ XVII - XVIII, trong đó có chiếc mõ cá và mõ cáo. Hiện vật bằng giấy còn 4 sắc phong được ban tặng vào các năm: Cảnh hưng năm thứ 44 (1783), Cảnh Thịnh năm thứ 4 (1796), Tự Đức năm thứ 6 (1853), Khải Định năm thứ 9 (1924).Đền Quát thờ Yết Kiêu, một gia thần của Trần Hưng Đạo, là người có nhiều chiến công  trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông ở thế kỷ XIII. Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế , thân phụ là Phạm Hữu Hiệu, quê ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, tỉnh Hải Dương; thân mẫu là Vũ Thị Duyên người làng Lôi Động nay thuộc xã Tân An, huyện Thanh Hà. Ông sinh ngày 13- 2 năm Bính Ngọ (tháng 3- 1242) trong một gia đình ngư dân nghèo, cha mất sớm khi ông mới 8 tuổi. Từ nhỏ đã phải lặn lội trên sông nước kiếm ăn và nuôi mẹ. Truyền thuyết kể rằng: Năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, ông thấy hai con trâu trắng đánh nhau ở bến sông Quát. Vốn có sức khoẻ, ông rút đòn gánh ra can, tức thì cả hai con trâu đều lồng xuống nước và biến mất. Ông nhặt được hai cái lông trâu, đặt xuống nước nước rẽ làm đôi. Ông cho đây là lông trâu thần liền nuốt vào bụng. Từ đó ông có thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng (Nhập thủy như bình địa), gặp khi quân Nguyên xâm lược, ông đã ra tòng chinh cứu nước. Trong một cuộc đấu vật do Trần Hưng Đạo tổ chức tại Vạn Kiếp, Yết Kiêu (Phạm Hữu Thế) đã hạ đo ván Đô Châu- một đô vật đã từng nhiều năm giữ chức vô địch của triều đình.Giai thoại trên chỉ là sự thần thánh hoá tài bơi lội và trí dũng của Phạm Hữu Thế, Người được rèn luyện trong cuộc sống ở một làng chài vốn thành thạo nghề sông nước. Tài năng của Phạm Hữu Thế ngày càng nổi tiếng và đã được Trần Hưng Đạo trọng dụng, đặt cho một tên mới là Yết Kiêu cùng với Dã Tượng làm gia nô trong suốt cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai và thứ ba của Đại vương. Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Trần Hưng Đạo không thể tách rời cuộc đời của hai cận vệ rất mực trung thành, tài trí và mưu lược này.Yết Kiêu có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, có biệt tài thuỷ chiến, từng đục thuyền của tướng giặc, bảo vệ Trần Hưng Đạo vượt qua nhiều hiểm nguy. Kháng chiến thắng lợi ông được vua Trần phong tặng: Trần triều hữu tướng, đệ nhất bộ đô soái thuỷ quân, tước hầu. Sau khi mất được lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng, được các triều đại phong sắc. Đời sau khi dựng tượng Trần Hưng Đạo người ta thường dựng tượng Yết Kiêu và Dã Tượng bên cạnh Đại vương để nhắc nhở người đời sau luôn nhớ đến hai ông.Yết Kiêu- Phạm Hữu Thế là một Gia nô, đồng thời cũng là một danh tướng tài đức song toàn, đặc biệt là tài thuỷ chiến. Ông xứng đáng là thuỷ tổ ngành đặc công nước của quân đội ta. Ông mất ngày 28 tháng chạp năm Ất Sửu (tức tháng 1 năm 1303), thọ 61 tuổi. T

Ho
Ôn tập №3

Đền đẹp quá

Qu
Ôn tập №4

Khá đẹp nhưng, mình đi đúng dịp nỗi nên tương đối nhộn nhịp

Ph
Ôn tập №5

Đẹp

Da
Ôn tập №6

Linh thiêng

Th
Ôn tập №7

Địa điểm tâm linh, lịch sử.

Hu
Ôn tập №8

Tuyệt vời

Qu
Ôn tập №9

Đền thờ Yết Kiêu

AS
Ôn tập №10

Đẹp

Ng
Ôn tập №11

Đền rất thiêng

Tu
Ôn tập №12

Đền Quát

Ng
Ôn tập №13

Tuyệt vời

Thông tin
100 Ảnh
13 Bình luận
4.8 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:Đường Cao Tốc 04 Thôn, Hạ Bì, Gia Lộc, Hải Dương 170000, Việt Nam
Thể loại
  • Nơi thờ cúng
Tổ chức tương tự