user
Đền Thiên Hậu( đền thượng)
56 Trưng Trắc, Quang Trung, Hưng Yên, Việt Nam
Ngoại hình
Đền Thiên Hậu( đền thượng)
Bình luận
Ôn tập №1

Thương cảng Phố Hiến xưa là nơi phồn hoa đô hội, có sự giao thương tấp nập tàu bè của nhiều nước trong đó có Trung Hoa. Người Hoa đi đâu cũng đều mang theo dấu ấn văn hóa tín ngưỡng riêng của họ. Tại Phố Hiến còn lưu dấu một công trình kiến trúc mang đậm văn hóa Trung Hoa như thế. Đó là di tích đền Bà Thiên Hậu. Bà Thiên Hậu được thờ cúng tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, như ở Sài Gòn, Phố Hiến...nơi mà có nhiều người Hoa làm ăn buôn bán.Sự tích bà Thiên Hậu có nhiều dị bản. Theo học giả Vương Hồng Sển thì Thiên Hậu Thánh Mẫu (vị thần được thờ chính trong chùa) có tên là Mi Châu, người Bồ Dương (Phước Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Đạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ Nguyên vị bí quyết và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo.Một lần, cha bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền cùng hai trai (anh của bà), chở muối đến tỉnh Giang Tây để buôn, giữa đường thuyền lâm bão lớn...Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, buộc bà phải trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu . Tích này có điểm hợp lý khi mà giải thích được vì sao theo tín ngưỡng Trung Quốc, Thiên Hậu Thánh Mẫu được tôn làm thần Biển. ( nguồn Wikipedia)Cho dù sự tích về bà có nhiều điểm khác biệt, tựu trung lại cũng đều là ca ngợi một người phụ nữ Trung Hoa đức hạnh giỏi giang.

ha
Ôn tập №2

Đền Thiên Hậu được 40 dòng họ người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến ở Trung Quốc xây dựng vào năm 1640. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa trên nhiều phương diện, như Tam quan, nhà tế, mái đền, đao góc và kết cấu vì kèo. Đền được thiết kế, đục đẽo trang trí hoa văn sẵn từ Trung Quốc, rồi chở sang Việt Nam cất dựng.Đền thờ Bà Lâm Tức Mặc, là con gái thứ 6 của Lâm Nguyệt, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch, vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (960). Theo truyền thuyết khi sinh ra, Bà đã có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ. Lớn lên trong lúc nhân dân bị mất mùa, đói kém, bà đã phát hiện ra một thứ dong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân. Bà còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc, rút từ loại cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo vượt qua những trận đói kéo dài.Đến đời Tống Ung Hi tứ niên (987), ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch bà không bệnh tật, tự nhiên qua đời. Tương truyền rằng bà mất vào một ngày có “Quần tiên tấu nhạc”. Bốn chữ “Bạch nhật phi thăng” khắc ở kiệu trong đền đã nói lên điều đó. Bà thường hiển linh để cứu hộ thuyền bè gặp nạn, nên nhân dân tôn Bà làm Thần Biển, một số nơi dọc bờ biển nước ta có đền thờ Bà.Đền Thiên Hậu có mặt tiền Tam quan cao và rộng, tường bao hai bên trang trí các ô vuông bằng gạch men hoa màu xanh lam rất đẹp. Sân trước nhà tiền đường có hai con nghê chầu làm bằng chất liệu đá hoa cương được tạc khá sinh động, thềm được lát bằng đá khối lớn. Đền chính được xây bằng gạch Bát Tràng, mái đền lợp ngói ống, đầu đao cong nhẹ hình đuôi cá. Cánh cửa tiền đường được khắc hình các quan văn võ theo hầu tô sơn xanh đỏ. Trên các vì kèo ở gian tiền tế, cũng khắc các tích chuyện rút ra từ Tam Quốc hoặc Tây Du.Ngày nay, đền còn lưu giữ 32 sắc phong và nhiều bức đại tự liên quan tới việc đi sông biển và ngợi ca tài danh của vị nữ thần. Ngoài gian thờ chính, hai gian bên còn có bàn thờ cha mẹ và anh ruột bà cùng bàn thờ các dòng họ người Hoa đã có công xây dựng và tôn tạo đền. Hàng năm, đền Thiên Hậu mở hội vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (chính hội) là ngày sinh và ngày 9 tháng 9 là ngày hóa của Bà. Vào những ngày này, bà con người Hoa, người Việt đến dự tế lễ, rước kiệu rất đông vui và trang trọng. Lễ vật được dâng lên là những món ăn truyền thống của người Hoa như bánh Dong Câu, kẹo Sìu, bánh Rùa, bánh Tô Châu.Đền Thiên Hậu là một trong số rất ít công trình kiến trúc cổ của người Trung Hoa ở Phố Hiến còn bảo tồn tới ngày nay. Với mục đích gìn giữ và tuyên truyền quảng bá tới đông đảo quần chúng nhân dân, tỉnh Hưng Yên đã cho trùng tu đền Thiên Hậu khang trang đẹp đẽ hơn.

Ph
Ôn tập №3

Người Việt hiếu khách . đã rất nhiều người Hoa đến đây , được chào đón và trở nên hưng thịnh .

Lo
Ôn tập №4

Đền Thiên Hậu (Thiên Hậu thượng phố) nằm trên đường Trưng Trắc - phường Quang Trung - Thị xã Hưng Yên được xây dựng năm 1640 do 14 dòng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến quyên góp tiền của xây dựng nên. Đền Thiên Hậu thờ bà Lâm Tức Mặc, theo “Đại Nam nhất thống chí”, bà là một vị thần biển.Lâm Tức Mặc sinh ngày 23.3 (âm lịch) là con gái thứ 6 của Lâm Nguyện, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Tương truyền khi Lâm Tức Mặc ra đời có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ. Lâm Tức Mặc rất thông minh, năm lên 8 tuổi đi học tiên, luyện đơn thành chính quả, có thể hô mưa gọi gió, dùng phép màu cưỡi chiếu bay trên biển. Khi dân tình mất mùa đói kém bà tìm ra rong biển ăn thay gạo, mì, mạch, nhờ vậy dân tình không còn đói khổ. Bà tìm ra một thứ dầu ma mộc, phun xuống đất mọc cây cho hạt ăn thay lúa gạo... Đến ngày 9.9 âm lịch bà không bệnh mà hoá. Sau khi hoá Bà thường mặc áo đỏ bay lượn trên biển cứu giúp tàu thuyền qua lại. Người Phúc Kiến tôn bà làm thần Hàng Hải, ở đâu có người Phúc Kiến thì ở đó có đền thờ bà. Khi di cư đến Phố Hiến, người Phúc Kiến đã lập đền thờ Bà ở phố Bắc Hoà (nay là phố Trưng Trắc).Đền Thiên Hậu là công trình mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa trên nhiều hạng mục như: cổng nghi môn, nhà thiêu hương, mái, đao góc và cách kết cấu vì kèo. Tương truyền đền được làm ở Trung Quốc rồi mới mang sang Phố Hiến cất dựng.Đôi nghê chầu trước cửa, nét đặc sắc của Đền Thiên HậuẢnh: Đức HùngNghi môn dựng giống như một ngôi nhà, mái lợp ngói ống, kiến trúc các bộ vì kiểu chồng rường, hệ thống cánh cửa khắc hình quan văn võ và người theo hầu. Thềm được lát bằng những tấm đá cuội trải qua mưa gió hàng mấy trăm năm vẫn không mòn. Phía trước nghi môn có đôi nghê chầu: con đực ngậm ngọc, con cái ôm con bú, chất liệu bằng đá hoa cương, tạo tác rất sinh động. Viên ngọc được làm tròn, nhẵn, không biết làm cách nào người ta có thể đưa vào miệng con đực. Đã có câu ca rằng:Ai về tỉnh lỵ Hưng YênThăm đền Thiên Hậu đôi bên nghê chầuCon Dương ngậm ngọc Bích ChâuCon Âm sữa ngọt một bầu nuôi con.Hai con nghê đá nói lên quan niệm sống của người Trung Hoa: được của và được coi là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời.

Ng
Ôn tập №5

Thiêng liêng

Ôn tập №6

Đền Thiên Hậu được 40 dòng họ người Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến ở Trung Quốc xây dựng vào năm 1640. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa trên nhiều phương diện, như Tam quan, nhà tế, mái đền, đao góc và kết cấu vì kèo. Đền được thiết kế, đục đẽo trang trí hoa văn sẵn từ Trung Quốc, rồi chở sang Việt Nam cất dựng.Đền thờ Bà Lâm Tức Mặc, là con gái thứ 6 của Lâm Nguyệt, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch, vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (960). Theo truyền thuyết khi sinh ra, Bà đã có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ. Lớn lên trong lúc nhân dân bị mất mùa, đói kém, bà đã phát hiện ra một thứ dong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân. Bà còn tìm ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc, rút từ loại cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo vượt qua những trận đói kéo dài.Đến đời Tống Ung Hi tứ niên (987), ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch bà không bệnh tật, tự nhiên qua đời. Tương truyền rằng bà mất vào một ngày có “Quần tiên tấu nhạc”. Bốn chữ “Bạch nhật phi thăng” khắc ở kiệu trong đền đã nói lên điều đó. Bà thường hiển linh để cứu hộ thuyền bè gặp nạn, nên nhân dân tôn Bà làm Thần Biển, một số nơi dọc bờ biển nước ta có đền thờ Bà.Đền Thiên Hậu có mặt tiền Tam quan cao và rộng, tường bao hai bên trang trí các ô vuông bằng gạch men hoa màu xanh lam rất đẹp. Sân trước nhà tiền đường có hai con nghê chầu làm bằng chất liệu đá hoa cương được tạc khá sinh động, thềm được lát bằng đá khối lớn. Đền chính được xây bằng gạch Bát Tràng, mái đền lợp ngói ống, đầu đao cong nhẹ hình đuôi cá. Cánh cửa tiền đường được khắc hình các quan văn võ theo hầu tô sơn xanh đỏ. Trên các vì kèo ở gian tiền tế, cũng khắc các tích chuyện rút ra từ Tam Quốc hoặc Tây Du.Ngày nay, đền còn lưu giữ 32 sắc phong và nhiều bức đại tự liên quan tới việc đi sông biển và ngợi ca tài danh của vị nữ thần. Ngoài gian thờ chính, hai gian bên còn có bàn thờ cha mẹ và anh ruột bà cùng bàn thờ các dòng họ người Hoa đã có công xây dựng và tôn tạo đền. Hàng năm, đền Thiên Hậu mở hội vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (chính hội) là ngày sinh và ngày 9 tháng 9 là ngày hóa của Bà. Vào những ngày này, bà con người Hoa, người Việt đến dự tế lễ, rước kiệu rất đông vui và trang trọng. Lễ vật được dâng lên là những món ăn truyền thống của người Hoa như bánh Dong Câu, kẹo Sìu, bánh Rùa, bánh Tô Châu.Đền Thiên Hậu là một trong số rất ít công trình kiến trúc cổ của người Trung Hoa ở Phố Hiến còn bảo tồn tới ngày nay. Với mục đích gìn giữ và tuyên truyền quảng bá tới đông đảo quần chúng nhân dân, tỉnh Hưng Yên đã cho trùng tu đền Thiên Hậu khang trang đẹp đẽ hơn.Đền Thiên Hậu đã được xếp hạng di tích văn hóa lịch sử - cấp quốc gia năm 1990.

Thông tin
26 Ảnh
6 Bình luận
4.7 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:56 Trưng Trắc, Quang Trung, Hưng Yên, Việt Nam
Thể loại
  • Nơi thờ cúng
  • Điểm thu hút khách du lịch
Tổ chức tương tự