Đình Kim Ngân hiện tại có diện tích 575m2, tức là khá lớn so với các ngôi đình khác nằm trong quận Hoàn Kiếm của TP Hà Nội. Những công trình cơ bản gồm: nghi môn, sân, tòa tiền tế, hậu cung. Về tổng thể, ngôi đình được xây theo kiến trúc truyền thống kiểu chữ “Công” với gỗ và gạch là vật liệu chính. Tiền tế rộng 3 gian, hậu cung 3 gian được giật cấp nâng cao và là hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt. Nối giữa hậu cung và tiền tế là ống muống làm theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên và lấy ánh sáng tự nhiên.Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, đình Kim Ngân có từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI do ông Lưu Xuân Tín người làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương làm quan Thượng thư bộ Lại thời Vua Lê Thánh Tông đã đưa cả làng ra đây làm nghề đúc bạc cho triều đình, xây dựng nên.
Đình Kim Ngân ở số nhà 42 phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đình Kim Ngân vốn là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê vào khoảng giữa thế kỷ 15. Đến thời Gia Long (đầu thế kỷ 19), những người thợ bạc gốc làng Châu Khê (Hải Dương) ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn Hài Tượng. Trong ngõ Hài Tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ “Châu Khê vọng từ”, thường gọi là Nội Miếu. Truyền thuyết kể rằng năm 1461, vua Lê Thánh Tông đã cho phép quan Thượng Thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín, người làng Châu Khê, lập xưởng đúc bạc ở kinh thành Thăng Long. Từ đó rất nhiều người dân của làng Châu Khê đã đến, định cư và lập rất nhiều xưởng đúc bạc và đổi tiền ở phố Hàng Bạc, Hà Nội ngày nay. Đến thế kỷ 19, nghề đúc bạc dần suy tàn. Tuy nhiên, nghề đổi tiền lại phát đạt đến tận thời kỳ Pháp thuộc, vì vậy mà người Pháp gọi phố Hàng Bạc là “phố đổi tiền”. Cũng vào thời điểm này, người làng Định Công, chuyên làm nghề kim hoàn, di cư lên Hà Nội và cũng định cư ở phố Hàng Bạc. Người làng Châu Khê dựng đình Kim Ngân để thờ vị tổ nghề theo truyền thuyết, thần Hiên Viên. Ban đầu, đình là nơi đúc bạc và sau này là nơi đổi tiền. Đình có tên chữ “Kim Ngân đình thị” (chợ đình Kim Ngân) vì là nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá của nghề thủ công kim hoàn truyền thống. Ngôi đình Kim Ngân tuy do người dân gốc Châu Khê tụ cư tại phố Hàng Bạc khởi dựng nhưng vốn để thờ ông Tổ Bách Nghệ - ông Tổ sinh ra mọi nghề chứ không phải thờ người đã mang nghề kim hoàn đến cho Châu Khê. Từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, đình trở thành nơi hội họp, truyền dạy nghề của các thợ thủ công trong phố. Đình Kim Ngân là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà Nội.
Đình đẹp lắm.
Đình thờ ông tổ làm nghề Kim Hoàn. Vào cửa tự do.Buổi tối thứ 4 6 và chủ nhật có Ca trù vào lúc 8h
Nếu bạn muốn mua trang sức bằng bạc hoặc tìm hiểu về đình ở tại HN thì đến đây quả là không tệ
Cổ kính, mình ghé đây tham quan năm 2013 nhân dịp Đình nhận bảng Di Tích Quốc Gia
Chả biết hihihiiii.....
Không thể ngờ giữa phố phường đông đúc lại có một không gian bình yên và cổ kính nhường này. Bên ngoài thấy nhỏ chứ càng vô trong càng rộng lắm nhé mọi người.
Không gian cổ kính khá tĩnh lặng ngay giữa lòng phố cổ đáng để khám phá
Đây là địa điểm kiến trúc nghệ thuật rất đẹp
Đình Kim Ngân đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2013.
Tuyệt vời
Cổ kính
Thú vị
Tốt
Đẹp
Giới thiệu tuyệt vời về âm nhạc truyền thống Việt Nam bao gồm Cát Tru và các phong cách khác trong một ngôi chùa cổ tuyệt đẹp. Thứ Tư, thứ Sáu và tối chủ nhật lúc 8 giờ tối. Chỉ cần xuất hiện và mua vé cho 320K Trải nghiệm âm nhạc yêu thích của tôi ở Hà Nội! Hỗ trợ các nghệ sĩ địa phương và một hình thức âm nhạc được UNESCO công nhận trong một khung cảnh siêu thân mật, trong đó bạn có thể gặp gỡ các nghệ sĩ và nhạc cụ của họ sau buổi biểu diễn.
Trong thực tế, đây là Nhà công của Jewelers. Nằm trên đường phố của các thợ kim hoàn, trên đó có hàng chục cửa hàng trang sức. Các thợ kim hoàn xây dựng ngôi nhà chung này cho họ. Trong nhà công cộng của các thợ kim hoàn có triển lãm các đồ trang sức khác nhau. Chính đối tượng của di sản văn hóa là rất thú vị. Lượt truy cập được đề xuất. Vào cửa miễn phí. Ngoài ra, vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu từ 20.00 trong nhà, có một buổi biểu diễn sân khấu (ví dụ, Turandot) với mức giá khá cao (ví dụ 320 nghìn đồng).
Các triển lãm cũng được mở theo thời gian, cung cấp rất nhiều điểm tham quan và không có phí vào cửa. Đó là một trường trang sức và một nơi cư trú chung.
Đó là một nơi rất đẹp. Từ lúc bước vào bạn cảm thấy bình yên.
Hàng Bạc hay đền Kim Ngân là một công trình kiến trúc rất đẹp trong khu phố cổ Hà Nội. Đây là quê hương của nghề chạm bạc. Ngôi nhà tích này còn nguyên vẹn, cũ kỹ và rộng lớn. Đây cũng là một địa điểm tham quan đẹp và hữu ích trong khu phố cổ Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Câu lạc bộ Ca trù Hà Nội, với chương trình hòa nhạc truyền thống Việt Nam vào thứ 4, thứ 6 và chủ nhật hàng tuần. Buổi biểu diễn thường kéo dài 1 tiếng, từ 8 giờ tối đến 9 giờ tối.
Nơi tốt để biết về lịch sử của hà nội
Vẫn giữ mặt tiền ban đầu và chi tiết.