Đình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng, là một ngôi đình cổ có niên đại thuộc cuối thế kỷ 17. Đây là ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời kỳ Hậu Lê. Đình Chu Quyến tạo lạc tại thôn Châu Chàng xã Chu Minh huyện Ba Vì, Hà Nội. Cùng với các ngôi đình khác khá nổi bật về giá trị nghệ thuât kiến trúc, những ngôi đình đều nằm trên vùng đất xứ Đoài như: Đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), đình Thanh Lũng (Ba Vì, Hà Nội), đình Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc),..., và một loạt các đình với số lượng lớn còn tồn tại đến ngày nay ở vùng xứ Đoài, đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: “Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài”.Đình Chu Quyến thờ Nhã Lang, con cả của Lý Phật Tử (thế kỉ VI) và bà thứ phi Lã Thị Ngọc Thanh, mẹ của Nhã Lang. Nhã Lang Vương là con trai của Lý Phật Tử (571-602). Sau khi giúp cha đánh thắng quân của Triệu Việt Vương (548-571), Nhã Lang Vương từ chối ngôi Đông Cung Thái Tử, cùng mẹ về quê ngoại sinh sống (địa phận làng Chu Quyến bây giờ), rồi sau đó hóa Thánh tại đây. Để tưởng nhớ công lao của ông, dân làng đã lập đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng làng.Đình Chu Quyến đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, với chức năng công trình kiến trúc tín ngưỡng.Hàng năm, cứ vào các ngày 13, 14, 15 tháng Giêng Âm lịch, người dân địa phương lại tổ chức Lễ hội đình Chu Quyến để tưởng nhớ công đức của Thành hoàng làng Nhã Lang Vương. Ngoài các nghi thức chính được tổ chức trang trọng, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia như: đánh cờ, vật dân tộc, múa hát…Từ xa xưa, dân gian ta đã có câu ca ”cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” để ngợi ca vẻ đặc sắc, sự tinh tế, độc đáo trong từng những nét kiến trúc của những ngôi đình ở vùng đất xứ Đoài (Hà Nội).Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 32 khoảng 60km đến Phố Nả, rẽ phải đi tiếp khoảng 0,5km nữa là đến đình Chu Quyến.Đình Chu Quyến là ngôi đình thuộc làng Châu Chàng (tên nôm là làng Chàng) xã Chu Minh huyện Ba Vì Hà Nội ngày nay. Đầu thế kỷ 19, làng Chàng là xã Châu Chàng (Chu Quyến) tổng Châu Chàng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai trấn Sơn Tây – ngay chính giữa một trong các vùng văn hóa cổ : Xứ Doài
Rất thích! Nơi lưu giữ một phần lịch sử Việt Nam
Một sự ngạc nhiên chưa từng thấy trong đời tôi ,một ngày đi khám phá thật tuyệt vời .Ngôi đình sừng sững như đang thách thức với thời gian .Không thể có một lời nào đẹp bằng để tả được cái giá trị nghệ thuật điêu khắc truyền thống ngôi đình nàyHậu bối này xin cúi lậy các tiền bối xa xưa ,đây là một kho tàng văn hóa dân tộc bao gồm nhiều mặt ,kiến trúc ,nghệ thuật ,cảnh quan đều rất tuyệt vời.những trạm khắc trên đầu cột càng ngắm lâu càng thấy tự hào ,thời gian để lại cho chúng ta sự lung linh tỏa sáng trong kiến trúc đình làng việcNgắm ngôi đình Chu Quyến tôi thấy giống bài thơ đẹp về quê hương ,và như có giai điệu của bản nhạc hoành tráng và là một tác phẩm hoàn hảo tôi chưa từng thấy ,tôi yêu lắm ngôi đình nàyTôi nghĩ đây là ngôi đình có một không hai ở đồng bằng bắc bộ
Sửa đổiTheo dõi trang nàyĐình Chu QuyếnĐình Chu QuyếnĐình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng, là một ngôi đình cổ, có niên đại thuộc cuối thế kỷ 17. Là ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Lê trung hưng (Hậu Lê). Đình Chu Quyến là ngôi đình thuộc làng Châu Chàng (tên nôm là làng Chàng) xã Chu Minh huyện Ba Vì Hà Nội ngày nay. Đầu thế kỷ 19, làng Chàng là xã Châu Chàng (Chu Quyến) tổng Châu Chàng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai trấn Sơn Tây. Đình Chàng làm bằng gỗ lim, thờ Nhã Lang, (tương truyền là con rể của Triệu Quang Phục), và là con trai của Lý Phật Tử (các nhân vật trong lịch sử Việt Nam thế kỉ 6). Cùng với các ngôi đình khác khá nổi bật về giá trị nghệ thuât kiến trúc, những ngôi đình đều nằm trên vùng đất xứ Đoài như: đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc), đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội), đình Thanh Lũng (Ba Vì, Hà Nội), đình Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc),..., và một loạt các đình với số lượng lớn còn tồn tại đến ngày nay ở vùng xứ Đoài: như đình Tường Phiêu (Thạch Thất, Hà Nội), đình Hoàng Xá,..., đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài
Di tích đình làng quy mô rất lớn. Đã được sửa lại và nâng cấp khang trang hơn.
Đình rộng đẹp, rất nhiều bức chạm gỗ đẹp
Là Đình được xếp hạng di tích quốc gia, có mấy cái nhất nước1. Có sàn gỗ rộng nhất2. Có 4 cột cái to nhất3. Đang chờ quyết định là Đình di tích quốc gia đặc biệt3. Bộ văn hóa đang chứng minh là Đình cổ nhất
Điểm 10
Một trong những ngôi đình có quy mô lớn nhất và đẹp nhất của huyện Ba Vì. Đình Chu Quyến đã được Viện bảo tồn di tích trùng tu lại và giữ được gần như nguyên vẹn giá trị nghệ thuật từ thế kỷ 17
Đình thờ Thành Hoàng làng Nhã Lang Vương và là công trình tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê.
Đã khám phá
Quá đẹp
Dinh xu doai
Di tích lịch sử Quốc Gia
Tuyệt đẹp
Đình bị quây lưới, ko vào đc
Tuyet voi
Tuyệt Vời
Dep
Hha