Thành Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy…, mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô.
Khu di tích Cổ Loa thuộc địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng, Đông Anh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc. Có diện tích bảo tồn gần 500ha, Khu Di tích Cổ Loa được đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn và bậc nhất và cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”, Cổ Loa đã được công nhận là một trong các khu di tích đặc biệt cấp Quốc gia.Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X).Ngày thường ở đây khá yên tĩnh, trang nghiêm. Vé 10k đi thăm toàn bộ khu di tích.Bảo tàng là nơi lưu giữ các hiện vật và tranh ảnh về Cổ Loa sạch sẽ, không có mùi ẩm mốc như thường gặp ở một số bảo tàng.Đội ngũ nhân viên từ trông xe, soát vé đến hướng dẫn viên đều dễ chịu.Đến đây được hòa mình vào thiên nhiên xanh, được tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ thế kỷ iii tc n, là một điểm nên trải nghiệm.
Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.Khu di tích cách trung tâm thủ đô khoảng 24km, có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, Am thờ công chúa Mị Châu…Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.Vé tham quan: 10k
Di tích Lịch Sử Thành Cổ Loa là điểm đến yêu thích của các bạn học sinh tại Việt Nam. Nơi được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước công nguyên là kinh đô của nước Âu Lạc. Nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cổ Loa có vị trí vô cùng thuận lợi để xây thành bảo vệ xâm lược của giặc ngoại xâm. Cổ loa được xây dượng tại thời kỳ Vua An Dương Vương. Thành Cổ Loa rất An Toàn và Kiên Cố tại thời điểm bấy giờ.
Thành Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.Cách trung tâm Thủ đô không xa, thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào năm 1962 đã được nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.Chuyện về Loa thành vẫn còn đó, sừng sững và in đậm những giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử. Và câu chuyện về tượng đá hình người không đầu trong Am thờ Mỵ Châu vẫn là một bí ẩn lạ kỳ. Du khách gần xa mỗi lần về thăm thành Cổ Loa, ghé Am nhỏ thờ nàng Mỵ Châu đều được các bô lão kể cho nghe những câu chuyện kỳ lạ gắn với pho tượng đá mang dáng dấp một phụ nữ ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc, bàn tay đặt trên gối và đặc biệt là bức tượng đó không có đầu.Chuyện kể rằng: sau khi mắc mưu cha con Triệu Đà, thành Cổ Loa thất thủ, vua An Dương Vương cưỡi ngựa cùng công chúa Mỵ Châu chạy về phía Nam, đến đèo Mộ Dạ (thuộc đất Diễn Châu, Nghệ An bây giờ) thì ngựa cùng sức kiệt, vua ngoảnh mặt ra biển và khấn thần Kim Quy lên để thần cứu mình. Thần Kim Quy hiện lên và chỉ:“Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đó”...Vua An Dương Vương nhìn lại, thấy công chúa Mỵ Châu đang miệt mài rứt lông ngỗng từ chiếc áo để đánh dấu cho Trọng Thủy tìm theo. Nghĩ con mình phản bội, vua cha rút gươm, chém đầu Mỵ Châu. Trước khi chết, Mỵ Châu quỳ xuống chân vua cha và nguyện rằng:“Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha, khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.Quả nhiên vì Mỵ Châu là người vô tình bị mắc mưu kế của Trọng Thủy nên khi chết, máu của nàng chảy xuống biển. Các loài trai, sò ăn vào biến thành ngọc. Còn thân mình nàng biến thành một tượng đá cụt đầu trôi ngược biển Đông, về đến dòng sông, đất Cổ Loa thì dừng lại ở đó. Kỳ lạ thay từ ngày có tượng đá, nhiều chuyện lạ đã xảy ra.Trẻ con chăn trâu thấy một tảng đá trôi dạt ngược dòng sông, tựa chiếc thuyền có người chèo lái bèn trèo lên nô đùa. Khi về nhà, chúng trở bệnh khiến dân làng vô cùng hoảng sợ. Các bô lão cho rằng chúng đã phạm phải đá thiêng nên ra bờ sông làm lễ cầu khấn. Làng cử một đám thanh niên lực lưỡng, tắm gội sạch sẽ, khiêng võng đào ra, làm lễ xin được rước tượng đá về thờ.Khi khiêng về đến đền “Ngự triều Di quy” bỗng nhiên tượng tuột xuống, không thể di chuyển được nữa. Dân làng thấy vậy liền lập Am thờ, ngày đêm hương khói và cho rằng tượng đá là hóa thân của công chúa Mỵ Châu trôi ngược sông về đất Cổ Loa để hầu cha như lời nguyện trước khi nàng chết.“Sau khi làm lễ thì rước đến đền, tượng đá tự nhảy ra ngoài, từ đó, không tài nào nhấc được lên. Cho rằng Mỵ Châu đã chọn nơi này để ngự, các vị chức sắc trong làng cho xây lên Am Mỵ Châu để thờ bà. Ngôi Am thờ này còn tồn tại đến tận ngày nay” - cụ Nguyễn Thị Mến (84 tuổi, người dân xã Cổ Loa) rành mạch kể từng chi tiết lạ kỳ về tảng đá trôi ngược sông.Am thờ công chúa Mỵ Châu, nằm dưới gốc đa cổ thụ với 3 gian, gian cuối là phòng “bà” ngự, có cửa khóa, chấn song con tiện bằng gỗ ken đủ để nhìn thấp thoáng hình người to lớn khoác xiêm y màu đỏ. Ngồi trong tư thế uy nghiêm, tỳ tay lên hai đầu gối, trên đầu treo mũ công chúa lơ lửng, có đính ngọc trai buông xuống. Mùi hương tỏa khắp một gian rộng sân Ngự triều di quy, nơi quan văn, võ thuở xưa làm việc.Trải qua hàng nghìn năm, nhưng câu chuyện về tượng đá có khả năng tự lớn vẫn còn lưu truyền trong người dân Cổ Loa. Bức tượng đá mang hình thù bà Mỵ Châu nhỏ hơn bây giờ rất nhiều nhưng sau một thời gian, tượng đá đó cứ lớn dần lên. Lúc đầu người dân Cổ Loa rất phấn khởi nghĩ rằng đó là điềm may mắn, họ cho rằng công chúa đã được về hầu bên vua cha đúng với ý nguyện nên ngày một lớn thêm.
Vé tham quan 10k/người, gửi xe máy tại 2 điểm (đền thờ An Dương Vương và am thờ Mị Châu), mỗi điểm 5k, khoảng cách 2 điểm cũng ko quá xa nên có thể đi bộ.Nơi lịch sử rất đáng ghé thăm. Tuy nhiên chỉ có 2 khu thờ, ko có hướng dẫn các tường thành cổ nên cũng rất tiếc.Cách Hà Nội khoảng 30p chạy xe nên nếu có thời gian thì có thể ghé thăm, dù điểm để tham quan và các ghi chép, dấu tích lịch sử ko nhiều.
Lâu lắm rồi mới có dịp quay trở lại Cổ Loa, cũng phải đến 6-7 năm rồi. Lần đầu đi xe bus từ trường mình cũng khá mất thời gian, lần này đi taxi nhàn hạ hơn hẳn, hết tầm 40 phút là tới.Thành Cổ Loa nằm xa trung tâm Hà Nội, có lẽ vì thế mà nơi đây rất ít du khách tới, mặc dù vé vào cửa rất rẻ, chỉ 10000 đồng.Đến thành Cổ Loa cũng là dịp để chúng ta nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc, bên cạnh đó có thể thư giãn trong khung cảnh yên bình tách biệt với thành phố ồn ào náo nhiệt.
Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ.Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng tối đa và khéo léo các địa hình tự nhiên. Họ tận dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài, vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường thành trung tâm. Người xưa lại xây thành bên cạnh con sông Hoàng để dùng sông này vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống hào vừa là đường thủy quan trọng. Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đông cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng trăm thuyền bè.Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Có cái được nung ở nhiệt độ thấp, có cái được nung rất cao gần như sành. Ngói được trang trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt.Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4–5 m, có chỗ cao đến 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối.Nguồn: wikipedia
Hồ Hoàn Kiếm (chữ Nôm: 湖還劍 hoặc 還劍湖) còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha[2]. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Thành Cổ Loa là toà thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này mới chỉ nêu những nét khái quát nhất về khu di tích có giá trị đặc biệt của Thủ đô ngàn năm tuổi.1. Vị trí của Cổ LoaVào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác Châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại Đồng bằng Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ Việt Nam. Qua sông Hoàng, thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc Bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.
Co Loa is associated with the tragic historical legend that has lived in the hearts of our nation for 23 centuries about the arrogant Thuc Phan An Duong Vuong and the foolish princess My Chau. January 6 and lasts for about 10 days. During the festival, there is the participation of all local people. The festival opens on the 6th of January with a procession of Van Chi and a palanquin of all 12 neighbors to the temple of the King.Cổ Loa gắn với truyền thuyết lịch sử bi hùng đã sống trong lòng dân tộc ta suốt 23 thế kỷ qua về vị vua Thục Phán An Dương Vương kiêu dũng và nàng công chúa Mỵ Châu dại khờ .Hội đền Cổ Loa cử hành hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày. Trong ngày lễ hội có sự tham dự của toàn thể dân sở tại. Lễ hội mở đầu sáng mồng 6 tháng Giêng bằng đám rước Văn chỉ và kiệu Thành hoàng của tất cả 12 xóm sang đền thờ Vua chủ
Cảnh yên tĩnh thanh bình và rất đẹp. Phù hợp với đi lễ những ngày đầu năm mới
Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất, quy mô và có cấu trúc lớn nhất trong số thành cổ ở nước ta. Theo dân gian truyền lại, Cổ Loa có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, nhưng do chiến tranh và sự phá huỷ của thời gian, Cổ Loa hiện tại chỉ còn 3 vòng thành. Cổ Loa là một khu du lịch nổi tiếng với những công trình độc đáo như giếng Ngọc, đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, am Mị Châu…Thành Trong được xem là chỗ ở cũng là nơi đặt đền thờ của vua An Dương Vương, phía trước là một hồ nước lớn có giếng Ngọc ở bên trong. Theo truyền thuyết, Trọng Thuỷ đã tự vẫn tại đây. Trong đền còn rất nhiều di vật chỉ mới được đúc từ sau thế kỉ XVII như tượng An Dương Vương, chạm khắc rồng, ngựa và nhiều di vật khác…
Cổ rất cổ
Thành cổ Cổ Loa - điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đôCập nhật: Thứ tư, 22/04/2020 08:54:03Lượt xem: 1.563Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương.Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy…, mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô.Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.Tương truyền, thành có chín vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại.Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều.Đền Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687, đời vua Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là đền Thượng.Giếng Trọng Thủy - Mỵ Châu nằm ngay cửa đền An Dương Vương.Cổng chính của đền An Dương Vương còn lưu giữ được gần như toàn bộ những nét kiến trúc xưa.Nét kiến trúc cổ kính trong khu di tích Cổ Loa.Tượng tướng Cao Lỗ, vị tướng giỏi dưới thời vua Thục Phán, ông là người sáng tạo ra nỏ Liên Châu (một loại nỏ bắt được nhiều mũi tên cùng lúc)Mắt rồng gồm hai giếng tròn nhỏ, nằm hai bên hông cửa chính bên ngoài đền thờ An Dương Vương.Du khách tham quan, khám phá di tích Cổ Loa.Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.Ngày nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình. Đối với người dân nơi đây, thành Cổ Loa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa.Mặt bằng, mặt cắt hố khai quật thành ngoại năm 2012. (Ảnh: Tư liệu)Trống đồng Cổ Loa được phát hiện năm 1982 tại khu Mả Tre, thuộc Xóm Chợ, nằm phía tây nam Cửa Nam thành Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay trên 2.000 năm.Rìu đá phát hiện ở Bãi Mèn, Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay từ 3.000-3.500 năm.Mô hình tái dựng nỏ Liên Châu, do tướng Cao Lỗ sáng tạo ra.Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, người dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.
Địa điểm lý tưởng để tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam
Mọi thứ rất tuyệt
Định đi quanh quẩn gần nhàNgờ đâu đi tận Cổ Loa tháp thànhỞ đây nước biết trong xanhChim khuyên khẽ hót lá cành khẽ đưa
Nơi lịch sử - Văn Hoá - Ý nghĩaĐến với thành Cổ loa là một di tích lịch sử vô cùng nổi tiếng của huyện Đông Anh, Hà Nội và Việt Nam.Bạn có biết Nơi đây đã từng diễn ra rất nhiều các truyền thuyết lớn như chiếc nỏ thần, chuyện bức tượng Mỵ Châu to dần theo năm tháng.Bí mật là một nơi vô cùng linh thiêng của dân tộc mỗi khi tết đến hè về hay có các lễ hội diễn ra thì rất nhiều người từ mọi miền tổ quốc cũng như trên thế giới đều tụ hội lại đây để thể hiện tâm đức của mình tới vua hùng An Dương Vương và các nhân vật lịch sử nổi tiếng.
Thành Cổ Loa cổ kính, yên tĩnh và bình yên.
Địa điểm đẹp, sạch sẽ, đáng để tham quan trải nghiệm.
Di tích Cổ Loa có vị trí rất gần từ trung tâm Hà Nội. Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10. Đây là một quần thể gồm nhiều khu, di tích khác nhau. Bạn nên dành thời gian một ngày cho nơi này.
Tham quan di tích lịch sử. Tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Không khí trong lành, xanh và đẹp. Là nơi thăm quan đáng tới
Rất tuyệt
- Cổ Loa đã tồn tại hàng ngàn năm nhưng vẫn giữ nguyên được các giá trị văn hoá,bảo tồn di tích,để con cháu biết về Kinh đô Của Nước Âu Lạc xưa,cây cối nhiều nên không khí mát mẻ.
Từ Hà Nội trạm xe buýt Long Biên bạn đi xe buýt 17 hỏi bác tài cho xuống thành Cổ Loa . Bác sẽ dừng ngay trạm để bạn đón xe buýt khác đến khu đền. Đến đây bạn được tham quan khu đền thờ Vua An Dương Vương. Am thờ Công chúa Mỵ Châu ,đền thờ tướng Cao Lỗ và chùa gần đấy. Bạn cũng được tham quan khu nhà bảo tàng di tích Cổ Loa. Kết hợp tuyến tham quan này bạn có thể đi viếng đền Thánh Gióng cách đó 20km bằng xe buýt. Chúc bạn chuyến tham quan vui vẻ .
Lịch sử của đất nước thời đại hào hùng bao bài học về sau.
Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này mới chỉ nêu những nét khái quát nhất về khu di tích có giá trị đặc biệt của Thủ đô ngàn năm tuổi.
Hồi bé cứ mùng 5 Tết là bố lại tập hợp đội hình anh chị em nhà cô dì chú bác lại, hai đứa một xe đạp thay phiên nhau chở, đứa nào bé quá thì được ngồi xe máy bố đèo hihi. Bố bảo Đi mây về gió, thích nhất là lúc đi, vừa trò chuyện rôm rả vừa trêu đùa nhau vừa than đường xa thế =)) Mãi sau này mới biết bố không dắt chúng mình đi đường to mà chỉ cho bọn mình đi đường bé vì ngày lễ nên đường đông dễ gặp tai nạn, thế nên đáng lẽ đi xe đạp 15 phút thì năm nào bọn mình cũng bị lừa đi mất gần cả tiếng :)) Đi chơi chỉ để chơi và ăn và ăn và ăn thôi chứ chẳng bao giờ bước vào đền chùa nên đến lớn vẫn không biết trong ấy trông như thế nào :)) Hồi ấy đi chơi bố mang nhiều tiền lắm, bố bảo bố cho mỗi đứa 10k nhưng chỉ được mua đồ chơi hết 5k thôi còn 5k là để ăn kem, riêng ba đứa công túa của bố thì thích gì bố sẽ mua cho nhưng cứ chỉ cái nào bố cũng bảo thôi để về chợ Tó mua cho rẻ, ở đây người ta bán đắt lắm. Mấy người bán hàng khóc dở mếu dở =)) Giờ lớn rồi mỗi đứa mỗi phương, đứa thì đi lấy chồng, đứa đi cùng hội bạn bè, gấu chó, gấu dự phòng, anh trai nuôi,... Bản thân mình thì quá lười để vác xác ra khỏi nhà, chỉ ngồi đây bộc lộ sự thèm thuồng được một lần đi chơi vô tư vô lo vô nghĩ như thế. Thinking~~
Di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao
Rộng , sạch , đẹp, ý nghĩa lịch sử 👍👍💖💖
Thành cổ lao là một điểm du lịch thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước
Thành Cổ Loa ở xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội hiện nay chỉ còn lại dấu vết về tòa thành kiên cố, cổ nhất và quy mô lớn nhất, cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ.Thành được xây dựng gồm 3 vòng thành là thành nội, thành trung và thành ngoại.Thành là minh chứng cho óc sáng tạo và tài trí của người Việt từ thời xa xưa.Hiện nay khi đến chiêm ngưỡng thành cổ Loa các bạn cũng chỉ được nhìn thấy những dấu tích còn sót lại. Các bạn có thể đến thăm những quần thể di tích gồm đền Thục An Dương Vương, giếng Ngọc hay còn gọi là giếng Trọng Thủy, đình ngự triều di quy, am Mỵ Châu với pho tượng công chúa Mỵ Châu bị chặt đầu.
Giải chạy hướng về miền trung
Đây là khu đi tích lịch sử và cách trung tâm hà Nội không xa .Nơi đây cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan
Di tích không còn lại gì nhiều, nên thuê hdv tại điểm
Viếng thăm di tích Thành Cổ Loa tưởng nhớ những huyền thoại lịch sử Việt Nam như vua An Dương Vương, nỏ thần Kim Quy, công chúa Mỹ Châu (trái tim nằm ở trên đầu)
ở ngay gần Hà Nội và là một nơi linh thiêng mang tính truyền thuyết. Hãy đến để được nghe kể về truyền thuyết Vua An Dương Vương xây thành, về mối tình Mỵ Châu Trọng Thủy, về giếng nước Cổ Loa và rất nhiều truyền thuyết linh thiêng khác.
Tôi ở rất xa nhưng tôi có thể tìm hiểu đường đi cũng như những hình ảnh qua google maps này
Thật tuyệt vời khi đưa con trẻ tới nơi này. Đắm mình trong những câu chuyện. 🥰🥰🥰🥰🥰
Khu di tích thoáng mát, sạch sẽ. Có nhiều hiện vật quý báu và ý nghĩa lịch sử.
Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ.
Không gian vô cùng dễ chịu và trong lành, nếu đang mệt hoặc cần một nơi bình yên thì đây là sự lựa chọn phù hợp. Ở Hà Nội nếu đi taxi hoặc grap thì hơn 200k/1 chiều hoặc có thể đi xe bus 46 từ bến xe Mỹ Đình là đến gần nơi. Đi taxi thì mát khoảng 30p/1 chiều.
Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất và có quy mô, cấu trúc lớn nhất là cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong số những thành cổ ở nước ta. Là di tích kinh thành của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ 3 TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X SCN, hiện nay Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia. Trong khu di tích có các công trình như Đền Thượng, Giếng Ngọc, Đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương,… mở cửa quanh năm để phục vụ khách du lịch và người tham quan.
Mát mẻ, di tích lịch sử văn hóa rất tuyệt vời.
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m.
Cổ Loa- 1 nơi mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh có ý nghĩa lớn. Các công trình kiến trúc dù có tôn tạo tu sửa nhưng vẫn còn giữ được những nét cổ kính thời xưa
Khó tìm, bảng hướng dẫn lôm côm ko rõ ràng.
đi 3 cái đình trong trong thành cổ loa
Đây là thành phố cổ nhất Việt Nam (có thật) trong lịch sử
Khu di tích gắn liền với truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành đánh quân xâm lược phía bắc
Di tích cổ loa Hanoi
Di tích lịch sử.Yên tĩnh. Mát mẻ.
Không gian rộng mở, nhiều cây xanh, không khí trong lành. Có ít người bán hàng rong. Một nơi tốt để thư giãn, tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc.
Yên bình, đẹp. Nhớ một thời lịch sử của dân tộc.
Một di tích lịch sử gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước của người Việt. Hiện, thành Cổ Loa đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Ít du khách, nhưng dịch vụ xung quanh ko có nổi bật, ko được quy hoạch tốt. Vì nhiều lý do mà khiu này còn bị lấn chiếm mà không giải tỏa được, các hạng mục thì hư hại nhiều. Đi chơi thì được, nhưng hiếm ng sẽ quay lại lần thứ 2.
Khá hứng hú
Cổ kính và đẹp tuyệt vời
Khu di tích Thành Cổ Loa
Địa điểm di tích lịch sử cần được bảo tồn
Rất nên đến khám phá và tìm hiểu lịch sử
Sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi chiều ra làm vài vòng xe đạp hết ý.
Rất cổ kính, linh thiêng hào khí Thành Cổ Loa
Khu di tích khá đẹp, yên tĩnh cũng như sạch sẽ. Có nhiều đền chùa xung quanh. Thích hợp du lịch tâm linh.
Rất đẹp và cổ kính
Thành gần như ko còn cái gì cả.
Di tica lich sử Loa thành
Di tích lịch sử, đồng quê, đẹp, giá vé tham quan rẻ.
Di tích luôn sạch sẽ, thoáng mát, cảnh quan và con người tuyệt vời
Bình thường, không có gì nổi trội. Chi phí thuê lều, bạt khá đắt
Tuyệt vời Thành cố loa. Đông anh Hà Nội
Rất tuyệt vời khi đến thăm thành cổ loa
Nơi di tích cổ của việt nam
Chịu khó lắng nghe các cụ từ nói chuyện sẽ thấy nhiều nét đẹp truyền thống
Tìn hiểu về lịch sử dân tộc
Lễ hội đầu năm rất tuyệt , đáng để đi du xuân
Là di tích được xếp hạng đặc biệt quốc gia
Một địa điểm đẹp,nên đến để hiểu thêm về Lịch sử Dân tộc
đẹp
Ai từng đọc lịch sử nước nhà thì không thể không biết đến thành Cổ Loa, Thục Phán An Dương Vương. Và ai đã từng đọc các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam thì không thể không biết đến truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Tôi đến Cổ Loa vào một ngày nắng đẹp, với một chút tò mò lẫn khao khát được quay trở lại với nguồn cội lịch sử đã tồn tại hàng ngàn năm. e
🥇
Đây là di tích lịch sử Quốc gia! Người dân nên đến đây thăm viếng nhà vua An Dương Vương và Mỵ Châu công chúa.
Hội hè đầu năm ngày thứ 2 bán buồn quá
Di tích rất ý nghĩa, tiếc là đã bị tàn phá nhiều. Khung cảnh làng quê rất bình yên, bà cụ bán trà vối cực dễ thương, uống 1 ly trà mát cả lòng
Thành Cổ Loa được xây dựng từ thời Vua An Dương Vương.
Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.Cổ Loa là kinh đôcủa nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10.
Đep cổ kính
đã là truyền thuyết rồi, tất cả đều còn dấu vết, thần Kim Quy, An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.
Cảnh quan đẹp, linh thiêng