Ngôi chùa cổ được rất nhiều người yêu thích. Dáng vẻ đơn sơ. Giản dị của chùa miền Bắc VN thời xưa, không gian rộng, đẹp.Năm 1964, chùa được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Có từ lâu đời, lại trải qua chiến tranh, chùa đã bị xuống cấp nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều di tích quý như gác chuông Tam quan, cuốn sách đồng thi lịch sử chùa, đặc biệt là tượng lưu cốt hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từng trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ 17.Chùa Đậu nằm ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 24 km về phía nam. Chùa còn có nhiều tên gọi khác là: Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, Chùa Vua, Chùa Bà.
Ngôi chùa từ lâu đời rất đẹp.nằm sâu trong làng,từ đường 1a cũ bạn chỉ đi vào khoảng 2_3km theo biển chỉ dẫn.chùa có một bãi đỗ xe riêng.khá rộng.khuôn viên chùa thoáng mát .bên trong chùa có 2 xá lợi linh thiêng.M ấn tương với những tấm ván của được trạm trổ công phu và cách bài trí trong chùa mang lại sự bình yên.
Chùa Đậu là nơi lưu giữ tượng táng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đặt trong hai am thờ phía sau chùa. Ngôi am gạch nơi nhà sư Vũ Khắc Minh nhập thất vẫn còn khá nguyên vẹn. Tương truyền 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là người thôn Gia Phúc, sống vào đầu và giữa thế kỷ XVII, kế tiếp nhau trụ trì Chùa Đậu. Theo di chúc của các vị thiền sư: Ta vào nhập thất 100 ngày tụng kinh niệm Phật, sau đó xác thân sẽ được giữ nguyên. Hết 100 ngày các Phật tử mở cửa am, thấy thiền sư vẫn ngồi theo thế nhập thiền và có mùi thơm. Qua vài chục năm áo vải bị ẩm, rơi rụng. Khi đó thiền sư chỉ còn da bọc xương nên các thiện tín đã mặc cho ông một lớp áo bằng sơn ta.Thi hài của hai thiền sư là hiện vật lịch sử quý hiếm vì họ đã để lại Toàn thân Xá lợi. Xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí, thời gian bào mòn.
Xây lại đẹp , cảm giác thực yên tĩnh , ko khí cx đễ chịu , cảnh đẹp
Chùa yên tĩnh mát mẻ , nhiều ng đến để cầu con em thi đỗ đạt .
Chùa Đậu còn có tên là Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà, nằm ở làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, được khởi dựng từ thế kỷ thứ 3, xây cất lớn vào đời Lý, trùng tu vào đời Lê (thế kỷ 17 - 18) theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Năm 1964, chùa được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Có từ lâu đời, lại trải qua chiến tranh, chùa đã bị xuống cấp nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều di tích quý như gác chuông Tam quan, cuốn sách đồng thi lịch sử chùa, đặc biệt là tượng lưu cốt hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từng trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ 17.
Chùa đậu đẹp nhưng đang xây nên các bạn chờ vài tháng nữa khi hoàn thiện sẽ okela hơn ❤️❤️
# Chùa nổi tiếng với 2 pho tượng của hai thiền sư và là di tích lịch sử cấp quốc gia mà có rất nhiều đoàn khách thập phương về chùa thăm và lễ, 30 tết hàng năm các đoàn của các ban ngành của huyện hay vào cúng giao thừa cầu may, an lành.Lễ hội chùa tổ chức vào 3 ngày : từ mồng 8 đến mồng 10 tháng giêng hàng năm, rất đông nhân dân địa phương và xung quanh đến lễ hội.
Chùa đang trong giai đoạn cải tạo, xây dựng mới nhưng rất sạch đẹp. Thay đổi lối đi lên chùa rất phù hợp
Đang sửa chữa, đường vào và chỗ để xe rộng.
Đẹp , yên bình
Chùa có bề dày lịch sử ,linh thiêng nhung tổ chức manh mún ,cảnh quan đơn điệu
Nơi chùa Linh thiêng của. Hà Nội ngàn xưa
Rất cổ kính, khuôn viên rộng, bãi gửi xe không mất tiền
Khoảng ko gian bao la rộng lớn, nơi đáng để chúng ta trải nghiệm cho cuộc sống bình an hy vọng!
1 trong 4 chùa cổ nhất VN. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu về kiến trúc chùa cổ VN thì nên đến dù chùa mới đc sửa, ko hoàn toàn bảo lưu những nét cũ.Ngoài ra, đây còn là chứng tích PG VN.Ra ngoài cánh đồng phía trước có 2 cây gạo cổ thụ rất to, đẹp.Đây là hình ảnh gạch chùa mang phong cách thời Lý với con rồng rất gầy. Gạch theo mình hiểu là gạch mới.
Chùa đang được đầu tư mở rộng. Xe máy có bãi gửi miễn phí, chuyên nghiệp.
Chùa đang được mở rộng, mình vẫn thích vẻ đơn sơ của ngày xưa hơn.
Tốt lắm các bạn ak.
Chùa linh thiêng
Năm nay do dịch bệnh phức tạp nên chùa tạm đóng cửa
Chùa Đậu toạ lạc ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội. Chùa thờ bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nên còn gọi là Pháp Vũ Tự.Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210) hiện còn cất giữ tại Chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà. Cũng theo Sách đồng, chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo. Sử sách ghi lại, các bậc vua chúa khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất linh ứng nên ngày xưa, chùa Đậu được phong tặng là Đệ nhất đại danh lam.Chùa Đậu kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc, tiền Phật, hậu thánh theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Nghệ thuật kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo, đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh vào thế kỷ 17. Ngôi chính điện từ đời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột, xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đều chạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng...chùa Đậu là nơi lưu giữ tượng táng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đặt trong hai am thờ phía sau chùa. Ngôi am gạch nơi nhà sư Vũ Khắc Minh nhập thất vẫn còn khá nguyên vẹn. Tương truyền 2 vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là người thôn Gia Phúc, sống vào đầu và giữa thế kỷ XVII, kế tiếp nhau trụ trì Chùa Đậu.Thi hài của hai thiền sư là hiện vật lịch sử quý hiếm vì họ đã để lại Toàn thân Xá lợi.Khuôn viên chùa rộng rãi mát mẻ. Đi vào chùa phải để dép ở ngoài. Nên đến chùa các bạn nhé
Chùa đậu linh thiêng, không gian rộng rãi
Ngôi chùa khá nổi tiếng
Chùa đậu có nhiều dấu ấn thời gian qua
Chùa rất yên tĩnh, thư thái
Tuyệt vời
Chùa đẹp, nhưng nhà chùa ko chú ý đến vệ sinh lau chùi
Nơi tâm linh đáng để đến
Chùa đẹp, nhưng dòng sông ô nhiễm quá !
Khuôn viên chùa khá rộng, nhà tam bảo vách gỗ trông cổ kính. sân chùa và các dãy nhà chưa được quy hoạch tổng thể nên chưa tạo được cảnh quan tổng thể đẹp. đi ô tô vào gần cửa chùa mất 30k gửi xe (có trạm gác do các vãi trông coi và thu tiền)
Ngôi chùa có kiến trúc cổ, đẹp.
Chùa Đậu rất đẹp, cổ kính và linh thiêng.
Chưa dau
Khuôn viên rộng. Yên tĩnh!
Đang sửa chữa xây dựng
2 vị sư - toàn thân xá lợi
Chùa cổ, bây giờ khang trang đẹp hơn
Chùa có địa thế rất đẹp, xung quanh được bao bọc bởi hồ nước nên rất yên tĩnh tách biệt với khu dân cư gần đó. Trong chùa có 2 bức tượng xá lợi toàn thân của 2 vị trụ trì chùa những năm thế kỷ 17 là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Tường ... đây là một trong những báu vật còn bảo tồn được nguyên vẹn của nền Phật pháp VN hiện nay ...
Rộng đẹp yên tĩnh cổ kính
Rất văn minh
Chùa cổ, đẹp và thơ mộng. Nhiều cây xanh và bóng mátRất đông các sỹ tử đến đây tìm sự thư thái trước khi bước vào các kỳ thi
Chùa Đậu toạ lạc ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội. Chùa thờ bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ trong hệ thống Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) nên còn gọi là Pháp Vũ Tự.Trong quần thể các ngôi chùa ở Hà Nội, ngoài những ngôi chùa nổi tiếng ở khu vực trung tâm như Trấn Quốc, Quán Sứ, Quan Thánh, phủ Tây Hồ, ... Hà Nội còn có nhiều ngôi chùa cổ, đều là nơi lưu giữ chứng tích của sự phát triển Phật Giáo ở Việt Nam, như: chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy và Chùa Đậu. Tuy nhiên, với chùa Đậu thì có lẽ nhiều người còn chưa biết tới.Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210) hiện còn cất giữ tại Chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà. Cũng theo Sách đồng, chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo. Sử sách ghi lại, các bậc vua chúa khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất linh ứng nên ngày xưa, chùa Đậu được phong tặng là Đệ nhất đại danh lam.Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210) hiện còn cất giữ tại Chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà. Cũng theo Sách đồng, chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo. Sử sách ghi lại, các bậc vua chúa khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất linh ứng nên ngày xưa, chùa Đậu được phong tặng là Đệ nhất đại danh lam.Chùa Đậu kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc, tiền Phật, hậu thánh theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Nghệ thuật kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo, đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh vào thế kỷ 17. Ngôi chính điện từ đời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột, xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đều chạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng...Nguồn Internet
Rất ấn tượng
Mình thích không gian nơi này
Từ trường an lạc khi ngồi trong chùa. Hai thiền sư được giữ gìn rất tốt. Thật là điều kỳ diệu. Ngồi một thời trong chùa đã thấy an lạc :-)
Đường vào chùa ko đc đổ bê tông , đi bụi và bẩn
Đây là ngôi chùa cổ linh thiêng. Đã có 02 Thiền sư đắc đạo tại chùa để lại toàn thân xá lợi.
Cảnh đẹp , có di tích độc đáo , phù độ chúng sinh . Phát tâm phát lộc
Cổ kính
Rất đẹp
Đẹp
Chùa Đậu cổ kính
Mới và đang cải tạo
Trang nghiêm và bình yên
Đẹp
Tâm linh
Beautiful luôn
Phong cảnh đẹp, yên tĩnh, không gian thoáng đãng
Chùa đậu tôi co từ khi nào day giờ mà chăng ai biêt dc.
Tâm linh
Dịch vụ tốt
Mình mới đi lần đầu cảm thấy ấn tượng về không gian rộng rãi nhưng vẫn cổ kính
Chùa Đậu là một ngôi chùa ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì chùa thờ Bà Đậu hay Đại Bồ Tát Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ tự.Chùa được xây dựng kiểu nội công ngoại quốc. Tam quan chùa là một gác chuông đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá.Qua tam quan là một sân gạch rộng, hai bên có hai tòa giải vũ làm nơi nghỉ ngơi cho khách hành hương.
Ngôi chùa đã được nâng cấp cải tạo không còn nét rêu phong cổ kính xưa
Một nơi du lịch tâm linh đẹp và thanh tịnh.
Đây là ngôi chùa cổ ở Thường Tín, Hà Nội. Bên trong chùa còn lưu giữ nhiều vật cổ. Hiện tại, chùa đang trong quá trình tu sửa, tuy nhiên, nếu đến thăm chùa bạn vẫn được vào chiêm bái nhục thân của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường
Chùa Đậu (tên chữ: Thành Đạo tự 成道寺) là một ngôi chùa ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì chùa thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ nên chùa được gọi là chùa Đậu và còn có tên là Pháp Vũ tự.Theo truyền thuyết, chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (602 - 939), nhưng theo văn bia, chùa được xây dựng từ thời triều nhà Lý.Đặc biệt là trong chùa còn có hai pho tượng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa vào khoảng thế kỷ 17, được tạo thành bằng cách bó sơn ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư. Đầu năm 1993, Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã được giao nhiệm vụ lập phương án thiết kế và thi công trùng tu hai pho tượng này. Khi chiếu tia X-quang, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài và kết luận rằng : không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút ruột, hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Đây là hai vị Thiền sư đắc đạo tại chùa, để lại toàn thân xá lợi. Xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan.
Là ngôi chùa cổ, có 2 vị sư được ướp xác tại đây
Thấy cổ kính đẹp và linh thiêng
Bình an
Chùa cổ, nổi tiếng.. Nhưng sư chùa tự ý xây dựng 1 số công trình tùy tiện nên gây cảnh quan lộn xộn.. Phí cả di sản
Ngôi chùa cổ kính dù xuống cấp nhưng vẩn còn giữ được dáng dấp của kiến trúc xưa
Cổ kính
Cách trung tâm Hà Nội tầm 25km, chùa Đậu là ngôi chùa cổ có khuôn viên rộng, xanh và rất yên tĩnh. Điểm đặc biệt của ngôi chùa là nơi có xá lợi toàn thân của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh đã viên tịch hơn 300 năm.
Đơn sơ của ngôi chùa.vẻ cổ kính .nét vh xua
Di tích văn hóa tâm linh nên đến...
Không gian cổ kính, tĩnh lặng, an lành. Cứ như đang ở mấy thế kỉ trước. Đường đến chùa như trở về vùng quê yên bình. Nếu như bạn đọc thấy đánh giá này thì hãy đến Chùa!