Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông,Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.
Chùa Thầy là một ngôi chùa cổ ở huyện Quốc Oai, Hà Nội. Nơi đây có phong cảnh thật đẹp và hữu tình. Du khách có thể vãng cảnh vòng quanh khuôn viên của Chùa hoặc leo lên đỉnh núi Thầy để có thể nhìn bao quát toàn cảnh xã Sài Sơn và các làng xã lân cận. Mùa tháng 3 khi hoa gạo nở, cây gạo cổ thụ ngay trước sân Chùa đã thu hút đông đảo khách đến chiêm ngưỡng và check in
Chùa Thầy thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa tọa lạc tại núi Thầy, tuy nhỏ nhưng có nhiều cảnh đẹp, đặc biệt có những hang động tự nhiên thú vị như: Hang Cắc Cớ, hang Gió, động Thánh Hóa... Chùa được xây dựng từ thế kỷ 11, có lịch sử hơn 900 năm và được lưu giữ lại còn tương đối tốt. Đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia.Tuy nhiên, có 1 sự thất vọng không hề nhẹ khi tới đây bởi tình trạng chèo kéo, chặt chém, thậm chí lừa đảo. Không thể tìm thấy chỗ gửi xe của khu di tích nên phải gửi xe ở các quán ven hồ với giá 10k. Tiếp theo là màn mời mua lễ với giá không thể đắt hơn, rồi có 1 người tự xưng là ng của khu di tích hướng dẫn khách sang đình Thụy Khuê làm lễ trước với lý do đây là đền trình, yêu cầu phải ngồi nghe kể lịch sử và bán lễ với giá cắt cổ. Đoạn đường lên núi thì người bán hàng ven đường mời chào, chèo kéo nhèo nhẽo không thể chịu nổi. Đi đến đâu cũng gạ mua lễ đến đó, mà giá thì không hề rẻ.Tóm lại, nếu chưa đi thì cũng nên thử 1 lần cho biết. Còn đi rồi chắc cũng hết dám quay lại!!!
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.
Ngày chính hội chùa Thầy, mồng 7 tháng 3.
Cảnh quan đẹp, yên tĩnh, linh thiêng
Chùa thầy là di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, rất nổi tiếng tại quốc oai hà nội. khu di tích bao gồm nhiều đền chùa và có hồ long trì, thủy đình làm điểm nhấn. trên núi có chùa cao và hang động leo khá mệt và độ dốc lớn, mọi người đi chùa lên chuẩn bị tinh thần cũng như ăn uống đầy đủ. khu di tích chùa thầy là nơi đáng để ghé thăm vãn cảnh thấy được cảnh đẹp đất nước mình nhiều hơn.
Cổ tự- sư vạn hạnh, vua lý thần tông
Nơi văn hoá tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương và du khách thập phương.- di tích cấp quốc gia đã được nhà nước công nhận và bảo tồn
Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.
Chùa Thầy nằm tựa vào núi, được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Chùa nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì (ao rồng), tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới. Giữa hồ Long Trì có thủy đình tựa như viên ngọc sáng nằm giữa miệng rồng. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiểu”.Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba kiếp của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Chùa cổ kính với kiến trúc truyền thống nguyên bản tuyệt đẹp. Thích hợp đi một ngày, vừa vãn cảnh chùa, vừa đi leo núi lên các hang động gần đó chơi. Tuy nhiên mọi người nên cảnh giác với bất cứ lời mời hướng dẫn, giúp đỡ nào được đưa ra vì không có bữa ăn nào là miễn phí cả :))A gem of authentic Vietnamese traditional architecture. This is where the self-mummified body of Tu Dao Hanh - the respected monk who invented water puppet. Worth one day (if you have time) as you can not only visit the pagoda itself but also cave and some other smaller pagodas in the complex. A light trekking is required since some pagoda located on mountain. Be careful with any people who offering you some help or guidance for free as there is no such thing as a free lunch!
Một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam
Ngay giữa đồng bằng cách Hà Nội 16 km. Có một ngọn núi, một hồ nước hữu tình. Kết nối lịch sử tâm linh về nhà tu hành Từ Đạo Hạnh của quá khứ và danh thắng của hiện tại..
Thanh tịnh , đẹp , cảm giác thanh thản khi viếng cảnh chùa .
Địa điểm du lịch đẹp của Huyện Quốc Oai, tuy nhiên cần chấn chỉnh tình trạng chặt chém du khách từ gửi xe và mua lễ vào chùa.
Du lịch tâm linh
Đông vui . Ngày thường rất yên tĩnh . Mọi người hãy tới du lịch để cảm nhận
Du lịch văn hóa tâm linh
Phong cảnh đẹp hữu tình và thơ mộng bên cạnh lăng quê
Đây là lần đầu tiên đi chùa Thầy mặc dù gần quê mình, lần nào cũng đi qua nhưng chưa có dịp ghé thăm. Lần này đi cùng bạn để trải nghiệm nhưng cũng chưa thể đi nhà lưu niệm Bác Hồ hay chợ trời . Trên đấy hàng quán rất nhiều, lúc mình đi ở đến gần chùa Cả thì có mua một chai nước, bác bán hàng gạ mình mua thêm đồ để đặt lễ trên ban, mình cũng mua xong bác gạ mua hương mình lại mua tiếp:)) thắp hương bên ngoài xong (mình xin lỗi vì không rõ từng địa điểm nhưng là phía bên ngoài của chùa Cả) thế xong là chính bác bán hàng ấy cho mình mượn bật lửa để thắp nhang mình nghĩ chỉ có vậy thôi nhưng bác nhiệt tình dẫn mình đi khắp chùa Cả giới thiệu cho mình từng địa điểm một, kĩ lắm như là hướng dẫn viên du lịch ẩn nhẫn dưới một người bán hàng vậy. Lúc trước mình cũng đọc một bài viết ở ngay trên google map,thì có bạn cx chia sẻ là được người ta dẫn đi nhiệt tình rồi người ta đòi tiền bồi dưỡng 200, nên đến lúc bác chuẩn bị dẫn mình lên hang Cắc Cớ. Trong lúc bác dặn mình mua những cái này, cái này để cúng cho cậu thì mình nói luôn chúng cháu đi chùa để trải nghiệm là chính nên cũng không mang nhiều tiền trong người thì bác cũng chỉ nhẹ nhàng dặn dò mình và nhắc nhở đi những đâu. Lần này mình đi vào mùng một nên cũng khá tấp nập dù vẫn trong mùa dịch, cảnh ở trên đây thực sự rất đẹp. Lúc đầu mình nghĩ hang Cắc Cớ cũng chỉ như một cái động nhỏ thôi nhưng đến lúc vào trong thì sâu và đẹp thật sự( ở đây cũng cho thuê đèn nhưng nếu đi vào ngày đẹp trời thì mình cũng không cần thiết lắm, bật flash của điện thoại nên là đủ). Tay nghề chụp ảnh của mình cũng rất cùi bắp nhưng cảnh ở đây cực đẹp bạn nào có dịp hay ở ngay Hà Nội thì hãy ghé thăm nhé ❤
Phong cảnh rất đẹp và nên thơ, cổ kính, hồ Long Trì tĩnh lặng, điểm thêm Thủy Đình rêu phong huyền bí lạ thường. Đường đi thuận lợi, chỉ mất khoảng 20 phút cao tốc Láng Hoà Lạc là tới nơi.
Điểm du lịch đẹp nên đến
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả. Một di tích lịch sử văn hoá lâu đời của Hà Nội. Tới đây bạn sẽ cảm nhận được tín ngưỡng, văn hoá của ông cha ta hàng trăm năm trước.
Chùa Thầy nằm ở cách Hà Nội 25 26 km Nếu đi từ Hà Nội bằng đường cao tốc Láng Hòa Lạc đi qua hầm đường bộ Big C sau đó đi thẳng khoảng 20 cây thì đến địa điểm giao cắt rẽ phải 2 km nữa vào chùa Thầy chùa Thầy hiện tại đã thay đổi nhiều so với ngày xưa xung quanh hồ Ồ có nhiều dịch vụ cà phê mía đá giải khát nước dừa hồ thủy tinh nay đã được ngăn cách một nửa để phục vụ trò chơi đạp vịt cho trẻ em với giá 30000₫. Cho 20 phút chơi trên hồ giá gửi xe xe là 10000₫ từ sáng đến chiều giá vé vào cửa là 5000₫ đồng hạng vào chùa ta có thể nghỉ một lúc ở sân phía sau Chùa sau đó đi lên thăm 51 chúa chùa trên núi theo sơ đồ đồ bạn cũng có thể từ phía này đi thăm Hang Cắc Cớ với giá thuê đèn là 5000₫ một đèn và phí hddl là 250k
Đẹp cổ kính
Một ngôi chùa giàu giá trị văn hoá và lịch sử.Cảnh quan kì bí với hang Cắc Cớ trên núi.Chùa Thầy còn có mùa hoa gạo khá đẹp.Những ngày hè có thể tới đây kết hợp tham quan và tránh nóng.Đường đi rất dễ và tiện.Vé vào cũng không quá cao.Thi thoảng ở hồ có dịch vụ đạp thuyền vịt cũng khá thú vị.Chùa Thầy là nơi tìm về để sống lại với hồn cốt dân tộc.Nơi này được chọn làm phim trường cho phim “Thương nhớ ở ai” với những khung hình khá ấn tượng.
Ngay gần nhà mỗi lần neo núi lại mất véChùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.Chùa Thầy
Kiến trúc lạ khá nguyên vẹn
Không gian đẹp thanh bình yên tĩnh.Nên ở ngoài thưởng thức thì toota hơn
Cổ kính và phong cảnh rất đẹp
Phong cảnh đẹp!
Chùa như các bạn đã nói ở trên Mình thấy bạn có một số lưu ý như sauở trong khu di tích có một ngôi đền các bạn có thể không cần phải vào đó để thắp hương bởi vì chỗ đó chèo kéo du khách và thu tiền một cách bất hợp lý Thực ra đây chỉ là cái đình của làng Nhưng được lợi dùng để làm thành di tích và cái bảng được che bằng Cờvà thảm chùi chânvào chua không nên đi giày cao gót không nên đi giày trơn trượt Bởi vì khi leo Hang Cắc Cớ các bạn dễ bị trượt chân khi vào Hang Cắc Cớ nên có đèn pin của điện thoại ở đây vẫn có hiện tượng chèo kéo du khách Các bạn cứ thế tham quan không cần phải hỏi họ hướng dẫn của Ai cả thời gian để tham quan khoảng tầm trên dưới một tiếng tùy mức độ Bạn có thể đi
Cảnh quan chùa thầy rất đẹp
Bị chém mất 1 củ, mọi người cẩn thận với kiểu chào mời, giới thiệu
Yên tĩnh thanh bình
Yên bình. Lạ.
Tôi đa đến khu vực chùa Thầy rất nhiều lần. Không gian rất đẹp thanh tịnh. Chốn linh thiêng này thật tuyệt vời...
Xanh, mát, thanh bình
Đẹp tuyệt. Thanh bình
Chùa Thầy tọa lạc trên đỉnh núi Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Từ trung tâm thành phố, du khách mất khoảng 30 phút di chuyển bằng xe máy dọc theo đại lộ Thăng Long để đến chùa. Đoạn đường leo núi tới chùa Thầy khá dễ đi, chỉ có một vài khúc đường dốc. Sau 15 phút leo núi, bạn sẽ lên tới cổng chùa. Chùa Thầy hiện ra với khung cảnh thâm nghiêm, cổ kính, phảng phất mùi hương trầm mặc. Tương truyền ngôi chùa cổ này được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành. Hiện nay, trong khuôn viên của chùa vẫn còn di tích hang Thánh hóa, dân gian truyền là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác hóa kiếp. Đằng sau chùa là hang Cắc Cớ. Hang động này toát lên nét huyền bí giữa không gian tĩnh mịch. Xưa kia, hang Cắc Cớ là nơi tình tự của nam thanh nữ tú trong làng vào những dịp hội hè. Nhắc đến chùa Thầy, du khách gần xa hay người dân địa phương thường nghĩ ngay đến ao trăm tuổi, yên bình trước sân chùa. Vào những ngày hè oi ả, ao là nơi tắm mát của dân làng Đa Phúc. Đây cũng là nơi tổ chức múa rối nước truyền thống vào mỗi dịp hội chùa.
Bạt che nắng mưa
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tâycũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: Thiên Phúc Tự thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía tây nam.Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng - nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.Phía dưới là tượng thiền sư nhập định trên tòa sen vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoác áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của tòa bảo điện là tượng toàn thân của thiền sư.Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song là tượng thiền sư đã hóa kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng.Ngoài ra, trên hồ Long Trì có Thủy Đình là nơi biểu diễn nghệ thuật rối nước.Nguồn: sưu tầm
Ngày 29/4/2018, các gia đình chúng tôi ở Hà Nội đã hòa mình vào không khí vui nhộn của ngày hội cả nước chào đón kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4 bằng việc đi du lịch tham quan chùa Thầy ở ngoại thành Hà Nội, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Mặc dù ở gần Hà Nội, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được đến vãn cảnh một khuôn viên tâm linh đẹp đẽ, nên thơ, đầy sức quyến rũ đến vậy.Ngôi Chùa Thầy nằm ở chân núi Sài Sơn, còn gọi là chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, cách đây hàng nghìn năm. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước của Việt Nam.Chúng tôi bắt đầu khám phá khu chùa. Phần chính của chùa Thầy có ba tòa lớn nằm song song với nhau, toà ngoài cùng gọi là nhà “tiền tế” hay chùa Hạ, nơi bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Rồi đến toà giữa là trung điện hay chùa Trung, nơi bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Và trong cùng là Chùa Thượng hay tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điệnthượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba kiếp của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương, cũng như tượng cha mẹ thiền sư. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, nơi có các tượng Bát bộ Kim Cương, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.Nhìn tổng thể, khu chùa bao gồm hai cụm: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự).Theo phong thủy, cả khu chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây đa.Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, chính là Hiển Thụy am, hay Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại: “Hỡi ai chưa có người yêuVào hang Cắc cớ chiều về có ngay; Ai mà chưa có con trai; Vào hang Cắc cớ ngày mai có liền...”. Bên trong hang được trang trí rất nhiều đèn màu tạo cảm giác bí ẩn, huyền bí. Hang nhìn xâu hun hút, rộng, có nhiều hình tượng tự nhiên như Thần Rùa, Thần Cú mèo, Cây vàng cây bạc, Cóc thần, Thần voi, … Vào hang phải leo trèo khá khó khăn, trên đá tai mèo lởm chởm, hiểm trở, nhưng phải nói là cảnh đẹp, toàn núi xen lẫn với màu xanh của lá cây nhìn đẹp tuyệt vời luôn.
Cảnh chùa rất đẹp. Vừa cổ chưa bị lai tạp, cảm giác rất nên thơ! Có hướng dẫn viên du lịch để bạn hiểu chiều sâu của di tích này. Hang Cắc Cớ rất nên đi nhé. Điều mình chưa ưng là mấy bác bán hàng gần khu hang Cắc Cớ hơi đeo bám. Nếu bạn nào thích sự yên tĩnh thì canh ngày vắng mà đi sẽ tuyệt lắm luôn.
Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở những truyền thuyết kỳ ảo xung quanh cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh, mà còn bởi vẻ đẹp của kiến trúc, non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai.Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: Thiên Phúc Tự thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.Chùa Thầy có ba tòa nằm song song với nhau, toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba kiếp của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.Tương truyền ngôi chùa cổ này được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành. Hiện nay, trong khuôn viên của chùa vẫn còn di tích hang Thánh hóa, dân gian truyền là nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh trút xác hóa kiếp.Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ Thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán.Hồ Long Chiểu (ao Rồng) màu nước xanh trong. Giữa hồ có thủy đình gồm hai tầng, tám mái, mô phỏng hình dáng đóa hoa sen. Đây là nơi trình diễn rối nước vào dịp lễ hội hàng năm.Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ / Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy, câu ca dao xưa đã nói lên phần nào sức hấp dẫn mạnh mẽ của chùa Thầy.Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy thật yên tĩnh, thanh bình dưới những tia nắng đầu ngày. Từ Sài Sơn nhìn xuống, những cánh đồng lúa vàng ươm trải rộng, cảnh đẹp đến nao lòng. Thắng cảnh chùa Thầy làm cho khách nhàn du có cảm giác bình yên, tĩnh tại.
Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Không hổ với câu thơ:MÁI CHÙA CHE CHỞ HỒN DÂN TỘCNẾP SỐNG MUÔN ĐỜI CỦA TỔ TÔNGĐến chùa, như thấy đâu đây cuộc sống của thầy, tổ xưa, êm đềm, tịch lặng....
Là một ngôi chùa được xây dựng từ khá lâu rồi.Vào những ngày lễ ở đây rất đông người đến
Nơi lưu giữ lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam
Đẹp, yên tĩnh
Ở đây chụp cổ phục thì hết sẩy =)) chỉ sợ không đi hết chỗ chụp thôi :v
Chùa Thầy là 1 thắng cảnh có ý nghĩa lịch sử lâu đời. Là nơi nhà sư Vạn Hạnh tu hành.
Chùa rất đẹp và uyên tĩnh mong sao càng nhiều người đến đây cầu duyên và cầu phúc cho gđ
Nơi có bộ tượng Bát bộ Kim Cương, Tứ Đại Thiên Vương thuộc hàng hiếm và độc tại Việt Nam và là nơi gắn liền với 1 trong tứ bất tử đầu tiên của dân tộc là thánh tăng Từ Đạo Hạnh.Nơi đây còn có hang Cắc Cớ với, nơi mà được cho là nghĩa quân Lữ Gia đã vĩnh viễn nằm lại!!Kiến trúc, không gian văn hoá thờ tự cổ kính, trang nghiêm với hàng chục tượng cổ còn lưu giữ, chạm trổ công phu,.. Nói chung là rất tuyệt!!
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tâycũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Nhớ ngày mồng bảy tháng baTrở vào hội Láng, trở ra hội ThầyChùa Thầy nằm ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh, đây là nơi tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh.Nếu như chùa Láng gắn liền với giai đoạn đều của thiền sư Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của thiền sư.Tương truyền vua Lý Thần Tông (1116-1138) là hóa thân chuyển kiếp của thiền sư nên ở chùa ngoài thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh còn thờ vua Lý Thần Tông.Hội chùa Thầy rất nổi tiếng, với nam nữ còn độc thân muốn tìm kiếm mối lương duyên cũng hay về hội chùa ThầyGái chưa chồng trông hang Cắc CớTrai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy
Gốm sứ hoàng phát bát tràng chuyen cung cấp các mặt hàng bình hút lộc gốm sứ Bát tràng cao cấp0918.482.648
Hoa gạo đã bung nở rồi
Lần đầu tiên được các bạn cua rơ sơn Tây Hà nội phố Sông hồng Bắc Hưng Hải nên viếng chùa thầy di tích lịch sử đặc biệtThật tuyệt vời ý nghĩa linh thiêng
Thật yên bình cho hôn quê Quốc oai !
Địa điểm tâm linh ở ngoại thành HN. Khung cảnh đẹp, không gian thanh tịnh và được giữ vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên còn khá nhiều hiện tượng chào mời khiến cho khách thấy thiếu thoải mái.
Đẹp, cổ kính, nhg công tác giữ vệ sinh chung cần đâỷ mạnh, kinh doanh hàng quán nhiều quá
Chùa đẹp, cổ kính, được bảo tồn rất tốt.Không gian chùa sạch sẽ, thanh tịnh.
Cảnh đẹp, chùa mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Là một nơi bạn nên đến một lần trong đời.
Chùa thầy là một ngôi chùa cổ kính gắn liền với điểm tích lịch sử thú vị. Khi nhìn trên ảnh mình thấy chùa thầy khá nhỏ nhưng mình đã bị choáng ngợp với vẻ bề thế và những câu truyện lịch sử được truyền lại của chùa do chính các phật tử giới thiệu. Nhưng do công tác giới thiệu du lịch còn hạn chế hoặc do chính sách giữ lại vẻ đẹp nguyên sơ của khu di tích chùa Thầy mà nhiều nơi trong chùa chưa được khai thác hết, vẫn còn nguyên vẻ đẹp của tự nhiên chưa qua bàn tay con người. Đường đi xuống hang Cắc Cớ mát mẻ, hùng vĩ nhưng dốc, khó đi, dễ trơn trượt và khá tối vì ở đây chưa có hệ thống đèn điện hiện đại như nhiều hang động khác phải chuẩn bị sẵn để mang đèn pin xuống.... Haiz một lời không thể tả hết sự mãn nguyện và cảm giác thanh tịnh mà mình cảm thấy. Còn nhiều điều thú vị và chờ mọi người đến khám phá nữa! 🤩
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tâycũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chinày.Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Ngôi chùa cổ nhất mà tôi từng biết, trong khu di tích này gồm nhiều đền khác nhau, đi sâu và tận trên ngọn núi. Phong cảnh ở chùa thật đẹp, vào chùa là sự yên tĩnh vang tiếng chim muông hót, cảm giác mát đượm giữa mùa hè. Ngoài ra các bạn còn được nghe nhiều câu truyện về hàng ngàn năm trước sâu trong hang động trong núi, và có ý cầu nguyện về: sức khoẻ, tình duyên, con cái, tiền tài,...
Rất nhiều cảnh đẹp, nhưng sẽ phải leo bậc thang rất nhiều
Chùa thầy di lích lịch sử. Có những ngôi chùa để mọi du khách tập phương về hành hương chẩy hội. Và cũng là nơi du khách có thể thăm quan. Du lịch hang động cắc cớ và mối dối nước của.Gái chưa chồng nhớ hang cắc cớ. Trai chưa vợ nhớ hội chùa thầy.Các bạn đến và thăm quan khu di lích lịch sử ngàm năm văn hiến chùa thầy quốc oai hà nội nha.
Nơi du lịch tâm linh lý tưởng vào ngày nghỉ , nếu đi vào hội chính thì thật tuyệt vờiChùa thầy nằm dưới núi thầy đường đa phúc, xã sài sơn, quốc oai, hà nộiNơi đây khá cổ kính với những nét kiến trúc độc đáo xa xưa
Cơ cấu tại chùa thấy lọi ích nhóm
Nơi linh thiêng gần Hà NộiChùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam.Chùa Thầy cũng chính là ngôi chùa cổ kính với bề dày lịch sử và cũng chính là một “đặc sản kiến trúc” của miền Bắc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật tích.Ban đầu chùa Thầy Hà Nội chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Không gian tôn giáo yên tĩnh, cảnh đẹp
Ngôi chùa đẹp kiến trúc cổ kính .Là nơi có thể vãn cảnh cũng như hành lễ tuyệt vời .Nếu bạn leo lên núi Thầy có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hà nội từ trên caoSẽ quay lại đây nhiều lần mỗi khi có dịp
Cảnh quan đẹp, sạch sẽ, không khí trong lành, thuộc huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội
Nơi du lịch tâm linh. Đến ngồi đó và tĩnh tâm
Chùa Thầy đẹp, đẹp nhất là vào mùa hoa gạo tháng 2-3 hàng nămMột địa điểm nên đến một lần trong đời
Một nơi hội tụ tát cả: tham quan, vãng cảnh,leo núi trải nghiệm,tìm hiểu về văn hóa Phật giáo thời Lý,danh nhân, truyền thuyết. Đặc biệt là phong cảnh,chỗ nào cũng đẹp. Nếu là hội chị,em,bạn,gì thì chụp,chụp,chụp mọi chỗ,mọi nơi mà chả quam tâm gì tới văn hóa.
Chùa Thầy cảnh quan đẹp, lại gần Hà Nội. Nhìn những đứa trẻ chơi đùa, văng tục, chửi nhau với những từ sỗ sàng, khó nghe tôi lại liên tưởng 20-30 năm trước, rất có thể, ông bà, bố mẹ chúng nó là những người cùng nhau bắt chẹt, lừa đảo khách vãng lai, đặc biệt là bắt nạn các cháu học sinh. Liệu có thể hy vọng gì ở tương lai từ/của những người như thế? Nhân quả đến nhanh lắm và không loại trừ ai cả.
Danh lam thắng cảnh : chùa thầyĐịa điểm : sài sơn , Quốc oai , Hà nộiLà ngôi chùa nổi tiếng được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc giaPhong cảnh tuyệt đẹpNơi sinh ra loại hình nghệ thuật múa rối nước việt nam .
Đây là khu di tích, các bạn tới, đừng làm lễ gì cả, ai có nhã ý hướng dẫn thì bảo ko cần, họ sẽ dụ các bạn làm lễ và thu phí rất cao. Tốt nhất là thấy ai nhiệt tình thì né xa ra. Tự mình tham quan, ko cầu cúng gì hết
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: Thiên Phúc Tự thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, cách Hà Nội khoảng 30 km về phía tây nam.Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.
Chùa cổ kính với lịch sử lâu đời. Kiến trúc chùa còn được bảo tồn hầu như nguyên vẹn. Rất đáng đến thăm. Giá vé 10 nghìn đồng/ người. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng bán hàng, chèo kéo du khách mua hàng ở cổng chùa.
Cung cấp và phân phối khóa cửa thông minh, Khóa thẻ từ khách sạn, Ketabthoong minh Aifeibao cao cấp.
Vẻ đẹp kiến tạo của thiên nhiên cần được phát huy và bảo tồn
Cảnh chùa rất đẹp. Có nhiều pho tượng cổ quý giá, mang đậm tính nghệ thuật điêu khắc.
Nét đẹp cảnh quan đã không còn như xưa. Không có chỉ dẫn đến bãi xe, công an luôn có cớ để phạt nhà xe do đỗ cho khách xuống không đúng chỗ. Nhân viên thiếu chuyên nghiệp, giới thiệu về lịch sử về thắng cảnh thì ít, còn chủ yếu là bán hàng. Chặt chém khách không thương tiếc, ép khách bất kể già hay trẻ...và còn nhiều vấn đề bức xúc khác. Đây chính là một phần nguyên nhân khách ít đến tham, dù là chùa cổ...
Miếu Lăng Ông nằm sát bãi biển mỹ khê thơ mông. Chưa thấy ai chia sẽ về lịch sử hình thành của miếu này
Sài sơn một núi cao caoBóng chùa ẩn hiện chon von lưng trờiDập dìu du khách thập phươngThềm hoa bậc đá lạc vào cảnh tiên