Chùa đẹp nhưng ko có nước uống cho phật tử
Ngôi chùa cổ sạch đẹp uy nghi.
Chùa nằm khiêm nhường, tù túng khu phố tây nên không gáy ấn tương
Tên chùa được lấy làm tên phố, và cái tên phố Lý Quốc Sư gợi ta liên tưởng đến một Thiền sư thời Lý được phong là Quốc sư. Lần trở lại sự tích ngôi chùa, sử cũ chép: vào năm 1136, Minh Không Thiền sư chữa khỏi bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông, sau dó, ông được vua phong là Quốc Sư.Theo sách Lĩnh nam chích quái, Thiền sư Minh Không thuở nhỏ tên là Nguyễn Chí Thành, sinh ngày 14 tháng 8 năm Bính Ngọ (1066), tại làng Điềm Giang, phủ Trường Yên (nay là thôn Quốc Thanh, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Vốn thông minh nên sau 10 năm theo học thiền sư Từ Đạo Hạnh, ngài được thầy khen, ban pháp danh Minh Không, thuộc đời thứ 13 dòng Ti-ni-đa-lưu-chi và về trụ trì tại chùa Giao Thủy (Nam Định). Năm 1136, vua Lý Thần Tông bị bệnh nặng, gầm thét như hổ, lông lá mọc khắp người, các danh y tài giỏi cũng bó tay. Lúc đó, nghe tiếng thiền sư Minh Không, triều đình cho vời vào cung và ngài đã chữa khỏi bệnh cho vua. Cảm phục tài năng, nhớ ơn cứu mạng của thiền sư, vua Lý Thần Tông phong ngài là Quốc sư. Ngày 1 tháng 8 niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141), Quốc sư ngồi hoá tại chùa Giao Thủy, thọ 76 tuổi. Thương tiếc thiền sư, dân làng lập đền thờ ngài, nên đền có tên là đền Lý Quốc Sư thuộc phường Báo Thiên.Theo tác giả Nguyễn Uẩn trong sách Hà Nội đầu thế kỷ XX(tập 2), toà tháp cao 12 tầng có quả chuông đồng nặng 12.000 kg ở cạnh chùa Sùng Khánh được vua Lý Thánh Tông cho dựng sau năm Đinh Dậu (1057) có tên gọi là Đại thắng tư thiên bảo tháp, dân gian quen gọi là tháp Báo Thiên và chùa Sùng Khánh được gọi là chùa Báo Thiên, nên phường cũng mang tên là phường Báo Thiên. Thời giặc Minh xâm chiếm Thăng Long, chùa và tháp bị phá huỷ nặng nề. Đến thời Lê Thánh Tông, đền Lý Quốc Sư vẫn thuộc phường Báo Thiên. Đến thời nhà Nguyễn, phường Báo Thiên đổi thành làng Tiên Thị nên dân gian vẫn gọi đền Lý Quốc Sư theo tên làng là đền Tiên Thị.Cuối thế kỷ XIX, vị trí của đền Lý Quốc Sư được Nguyễn Uẩn nêu rõ như sau: Phía bắc, bên phải Nhà thờ lớn có xóm cư dân ở trên đất thôn Tiên Thị hầu hết theo đạo công giáo. Trên khu vực này có di chỉ huyện Thọ Xương và đình làng Tiên Thị. Vụ cháy lớn năm 1887 làm cháy suốt khu Nhà Chung, sang Chân Cầm, huyện Thọ Xương, đình Tiên Thị cũng bị cháy rụi. Quay lưng vào khu Thọ Xương cũ là đền Lý Quốc Sư. Ngôi đền cổ có từ thời Lý, trước kia ở cạnh tháp Báo Thiên, phải di đến chỗ mới, để nhường chỗ cho khu vực Nhà thờ lớn mà người Pháp cho xây dựng. Địa điểm mới ấy, chính là ngôi chùa Lý Quốc Sư hiện nay hiện nay - số nhà 50 phố Lý Quốc Sư. Năm Ất Mão (1855), quan huyện Thọ Xương là Phan Huy Kiêm đứng ra chủ trì việc xây dựng lại. Đốc học Hà Nội Lê Đình Duyên soạn văn bia sau khi đền được tôn tạo xong, cho đến nay, vẫn còn bia đá với bài khắc trên bia Trùng tuTiên thị từ bi ký. Năm1932, hoà thượng Thích Thanh Định, tự Quang Huy, đến trụ trì, tôn thêm tượng Phật, Bồ Tát trong đền, nên từ đó cho đến nay, đền Tiên Thị được gọi là chùa Lý Triều Quốc sư.Trải 10 thế kỷ với bao thăng trầm, hưng phế của các triều đại, chùa Lý Triều Quốc sư vẫn còn lưu giữ được một số hiện vật quý: trong hậu cung có tượng bà Tằng Thị Loan, ông Từ Vinh - thân mẫu và thân phụ của thiền sư Từ Đạo Hạnh và cả Thiền sư Giác Hải, đều được tạc bằng đá, tượng thiền sư Minh Không bằng gỗ cao 1m và Quan thế âm Bồ Tát cùng Thiện tài, Long nữ ... tất cả những di vật quý hiếm này mang nét mỹ thuật của thời Hậu Lê rất tinh tế, mềm mại.Riêng tượng thiền sư Minh Không bằng gỗ cao 1m được đặt ở chính giữa hậu cung lại thể hiện phong cách nghệ thuật giữa thế kỷ XX, khi chùa đại trùng tu năm 1954. Ba bức hoành phi ghi ba chữ Thiên, Nhân, Sư đã gói cả tài đức của Minh Không: Thiền sư là bậc Thầy trong cả vũ trụ và con người.Khởi đầu là đền thờ nhân thần, sau đó thờ thêm Phật mà thành chùa, chùa Lý Triều Quốc sư được công nhận di tích lịch sử văn hoá năm 1995. Năm 2000 và 2010 chùa đều được tu sửa các hạng mục thêm khang trang để đón chào Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi.Nguồn: Baotanglichsu.vn
Giác Ngộ OnlineChùa Lý Triều Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà NộiChùa Lý Triều Quốc Sư tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Theo nhiều tư liệu hiện nay thì chùa trước kia gọi là đền, thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Chùa được lập vào năm 1131 và mang tên Lý Triều Quốc Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066 – 1141). Theo truyền thuyết, vào đời Lý, ba Thiền sư có pháp thuật cao cường là Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Thiền sư Minh Không thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci). Năm 1138, Thiền sư đã chữa khỏi bệnh điên hóa hổ của vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư.Chùa đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt là năm 1674 và 1855 mà di tích là những pho tượng thờ còn ở chùa. Năm 1946, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1954, Hòa thượng Thích Thanh Định về trụ trì đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa.Từ năm 1992 đến nay, Thượng tọa trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã nhiều lần tổ chức trùng tu ngôi chùa. Ngày 05-6-2000, Thượng tọa đã cho khởi công trùng tu đại hùng bảo điện thanh thoáng, trang nghiêm.Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. các tượng thờ được đặt ở hai gian nhà. Tượng đức Phật A Di Đà được tôn trí ở chính giữa gian trước. Hai bên đặt thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Phía trước là các tượng Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm tọa sơn, Bồ tát đản sanh (tòa Cửu Long) và Nam Tào, Bắc Đẩu. Gian nhà sau, chính giữa là điện thờ Thiền sư Minh Không. Phía sau tôn trí tượng Tam Thế Phật. Đặc biệt ở đây có thờ các tượng Thiền sư Giác Hải, Thiền sư Từ Đạo Hạnh và tượng thân phụ, thân mẫu của Quốc sư Minh Không, được đắp nổi trên bia đá vào năm 1674; tượng gia đình quan huyện Thọ Xương được tạc bằng gỗ năm 1855.Ở sân chùa có một cột trụ bằng đá cao 2,4m. Ở đỉnh trụ đặt thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Thân cột đá có các trang trí hoa sen, hoa cúc … vòng quanh cột theo phong cách nghệ thuật Hậu Lê.Chùa Lý Triều Quốc Sư là ngôi chùa danh tiếng ở thủ đô xưa nay. Hàng năm, chùa đón hàng vạn Phật tử, du khách đến sinh hoạt, lễ bái.
Chùa Lý Triều Quốc Sư tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Theo nhiều tư liệu hiện nay thì chùa trước kia gọi là đền, thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Chùa được lập vào năm 1131 và mang tên Lý Triều Quốc Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066 –1141)Chùa đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt là năm 1674 và 1855 mà di tích là những pho tượng thờ còn ở chùa. Năm 1946, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1954, Hòa thượng Thích Thanh Định về trụ trì đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa.
Chùa Lý Triều Quốc Sư tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Theo nhiều tư liệu hiện nay thì chùa trước kia gọi là đền, thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Chùa được lập vào năm 1131 và mang tên Lý Triều Quốc Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066 – 1141). Theo truyền thuyết, vào đời Lý, ba Thiền sư có pháp thuật cao cường là Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Thiền sư Minh Không thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci). Năm 1138, Thiền sư đã chữa khỏi bệnh điên hóa hổ của vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư.
Chùa Lý Quốc Sư trước kia là 1 đền cổ được xây dựng từ năm 1131. Chùa có không gian cổ kính. Hiện nay chùa là di tích lịch sử cấp quốc gia.Chùa nằm ở số 50 phố Lý Quốc Sư, ngay ngã 3 phố Lý Quốc Sư - ngõ Huyện, gần khu vực khách du lịch đông đúc, gần nhà thờ lớn Hà Nội.
Chùa rất đẹp yên tĩnh giữa phố hn. Và là nơi lịn thiêng
Ngôi chùa cổ linh thiêng cạnh nhà thờ lớn
Giữ được vẻ tôn nghiêm, cổ kính của ngôi chùa
Chùa thanh tịnh, trang nghiêm không ồn ào xô bồ.
Chùa cổ,đẹp và sạch sẽ,nằm ngay trung tâm thuận tiện đi lại
Quy mô hơi nhỏ nhưng trang nghiêm
Nhìn ngoài thấy chùa cổ kính lắm, đi ngang vài lần nhưng không thấy mở cửa ? :(
Địa điểm tôn giáo linh thiêng
Ngôi chùa rất lâu đời và cổ kính
Gần đi có miến lươn ngon và rẽ
Một di tích lịch sử quý giá
Là ngôi chùa cổ kính có giá trị rất cao. Chủ trì là Hoà Thượng Thích Bảo Nghiêm.
Co lich su nhieu nam diem tham quan ha noi
Chùa Lý Triều Quốc Sư tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Đền Lý Quốc Sư đã được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1995.
Trong chùa hơi ít người !bụi bặm nhiều ! cần thuê ng vệ sinh.
Ngôi chùa nhỏ nằm trên con phố nhỏ tại trung tâm quận Hoàn Kiếm Hà Nội
Chùa đẹp, linh thiêng, một địa điểm tham quan đáng để đến
Tyệt vời, kiến trúc cổ Việt Nam
Chốn thuyền môn cổ kính
Chùa hơi nhỏ, cổ kính, đã có từ lâu đời.
Chùa có cảnh đẹp yên tĩnh
Chùa nhìn khá đẹp nhó
Ngôi chùa đẹp.
Không gian yên tĩnh, thoải mái
Có từ lâu
Chùa yên tĩnh
Cảnh đẹp
Yên tĩnh, tịnh tâm
Chùa đẹp, vị trí đẹp...
Không gian nhỏ hẹp
Lâu đời, cổ kính uy nghiêm
Cổ kính
Ngôi chùa cổ, đẹp
Chùa đẹp
Đẹp
A di đà phật
Thanh tịnh
Tốt
Chùa đẹp, yên tĩnh
Chuẩn men
Trang nghiêm, bình an
Đẹp
Chùa Lý Triều Quốc Sư, 50 Lý Quốc Sư, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Đẹp
Tốt
Chùa cổ
Chùa
Chùa Lý Triều Quốc Sư
Tôi đến tham quan và chiêm bái khi cánh cửa sắp đóng lại, sư trụ trì vẫn rất nhiệt tình tiếp đón và hướng dẫn. Trong sân không có lư hương lớn, khác với một số ngôi chùa lớn, muốn cúng phải vào trong. .
Chùa điển hình rất đẹp. Gần đây ít phục hồi nên không quá rực rỡ. Hoàn hảo cho mơ mộng.
Một ngôi đền ở giữa một điểm tham quan. Nếu bạn ở gần, bạn có thể dừng lại. Đẳng cấp.
Họ có coronavirus trong đầu. Chúng tôi nhìn thấy người đàn ông da trắng ngay lập tức với tay của mình.
Ngôi đền nhỏ xinh đẹp với một tượng Phật xinh đẹp được bao quanh bởi những món cúng dường bên trong, nếu bạn đến đó đừng ngần ngại hãy xem!
Ngôi chùa linh thiêng tuyệt vời ở khu phố cổ Hà Nội, cạnh thánh đường Saint Joshep
Đó là một ngôi đền gần nhà thờ Joseph. Đó là một ngôi đền cũ, nơi tôi đi qua một cách tình cờ. Mặc dù nó hẹp, cây, tòa nhà đã cũ và thật tuyệt vời. Khách du lịch nên cẩn thận vì họ dễ dàng vượt qua.
Tôi đã không chụp ảnh vì tôi muốn chụp một bức ảnh với một ngôi đền thực sự nhỏ và thiếu bộ nhớ. Tôi không cần bận tâm trừ khi tôi còn thời gian
Chùa Lý Quốc Sư là một trong những lâu đời nhất của loại hình này ở Hà Nội, được xây dựng vào năm 1131. Rất gần nhà thờ Thánh Joseph, trong một con đường có nhiều cửa hàng khác nhau. Dừng lại ở nơi này giữa sự hối hả và nhộn nhịp.
Bánh mì ngon nhất Hà Nội với giá 20.000 Vnd. Tôi đã thử bánh mì ở khắp mọi nơi nhưng tốt nhất vẫn là gian hàng dọc theo con phố này.
Ngạc nhiên và thanh thản. Hãy đến thăm họ, linh hồn của bạn sẽ cảm ơn bạn.
Không thể đánh giá cao nội thất đằng sau cánh cửa đóng.
Kiến trúc đẹp, mở cửa cho công chúng, không giống như Nhà thờ St Joseph
Một ngôi đền cổ lịch sử rất đẹp
Thật là một ngôi đền đẹp.
Được lưu giữ khá tốt và sống động với các nghi lễ hàng ngày.
Đền với màu Trung Quốc
Tam tạm
Nhỏ nhưng đẹp
Chùa phật. Cởi giày ra.
Địa điểm đẹp
Tốt..
Gần nhà thờ lớn