Là nơi đón tiếp, tiếp nhận và xử lý những yêu cầu, góp ý của công dân xã sở tại; công dân lưu trú ngắn, dài hạn trên địa bàn xã( có tờ khai lưu trú do cơ quan công an kiểm tra, xác nhận) dựa trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam!Tất cả mọi việc điều được xử lý theo trình tự, công tâm và nghiêm minh thể hiện sự thượng tôn pháp luật!Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật luôn được chú trọng, đầu tư, cải tạo nhằm đáp ứng cho công việc chuyên môn của các ban ngành, cán bộ xã; góp phần tăng năng suất làm việc hiệu quả, tạo môi trường văn minh - tiến bộ - thân thiện!
Có ba dãy nhà xếp thành hìnhchữ U còn bên trái là hội trường UBND xã .Hội trường gồm 200 chỗ ngồi
Được cái khu vực Gia Lâm cảnh quan vẫn còn đẹp, nhiều cây xanh, và không khí trong lành.
Xã Đa Tốn nằm ở phần đất phía đông nam của huyện, phía bắc giáp TT Trâu Quỳ và trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, phía đông giáp xã Kiêu Kỵ, phía tây giáp xã Đông Dư và Bát Tràng, phía nam giáp 2 xã Cửu Cao và Phụng Công (thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).Năm 1831 huyện Gia lâm có 10 tổng, trong đó có tổng Đa Tốn. Tổng Đa Tốn bấy giờ gồm 9 xã là Đa tốn (gồm 2 thôn là Lê Xá và Ngọc Động), Kiêu Kỵ, Khoan Tế, Thượng Tốn (hay còn gọi là Thuận tốn ), Hạ Tốn, Giang Cao, Xuân Thụy, Gia Cốc và Đào Xuyên. Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền xóa bỏ cấp tổng, các xã Đào Xuyên, Khoan Tế, Thuận Tốn lập thành xã Minh Tân; Lê Xá, Ngọc Động vẫn thuộc xã Đa Tốn. Năm 1947, 2 xã Minh Tân và Đa Tốn hợp nhất thành xã Đại Minh (mở rộng thêm 5 thôn của xã Kiêu Kỵ ngày nay là Kiêu Kỵ, Gia Cốc, Báo Đáp, Hoàng Xá, Chu Xá), sau đổi thành Đại Hưng. Sau cải cách ruộng đất tách ra làm 2 xã Đại Hưng (gồm Đào Xuyên, Lê xá, Ngọc Động, Thuận Tốn, khoan tế) và xã Tân Hưng (gồm Kiêu Kỵ, Gia Cốc, Báo Đáp, Hoàng Xá, Chu Xá). Năm 1966, xã Đại Hưng đổi tên là xã Đa Tốn ngày nay.Xã Đa Tốn ngày nay có 5 thôn (thuộc 4 xã của tổng Đa Tốn cũ) là Khoan Tế, Thuận Tốn, Đào Xuyên, Lê Xá và Ngọc Động. Xã có tổng diện tích tự nhiên 716,04 ha, trong đó có 443 ha đất canh tác với trên 12 nghìn nhân khẩu và hơn 3000 hộ dân.Đa Tốn vốn là vùng đất cổ nên hiện còn lưu nhiều dấu tích văn hóa Đông Sơn thời dựng nước của vua Hùng như thạp đồng, vũ khí, tiền cổ và các dụng cụ sinh hoạt bằng đồng chứng tỏ Đa Tốn là địa danh nằm trong vùng đất cổ có hoạt động của con người thời đầu Công Nguyên.Hiện trên địa bàn còn lưu giữ nhiều di vật và di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc thuộc thời Lê-Nguyễn. Điển hình là chùa Khoan Tế (có tên chữ là Cự Đà). Trong chùa có nhiều tượng Phật bằng gỗ sơn son thếp vàng, đẹp nhất là pho tượng phật bà Quan âm 24 tay, ngoài ra chùa còn giữ được một số bia chuông, khánh cổ.Chùa Đào Xuyên (có tên chữ là Thánh Ân) - đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử. Hiện chùa còn nhiều di vật quý với kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn. Đặc biệt nhất là pho tượng Quan Thế âm được giới nghiên cứu nghệ thuật xếp vào hàng kiệt tác của nghệ thuật tạo tượng phật Việt Nam thế kỷ XVI.Ở Ngọc động có đình và chùa Ngọc Động (còn gọi là chùa Linh Ứng). Đình Ngọc Động được xây dựng để thờ Ba danh tướng họ Đào - người đã có công giúp Hai bà Trưng đánh đuổi giặc Tô Định nhà Hán.Ở Thuận Tốn có chùa Giấy và miếu thờ Thành Hoàng làng Thuận Tốn và Đào Xuyên.Ở Lê xá có Nghè và Đình thờ Thành Hoàng Làng Đào Tam Lang- một trong Ba anh em họ Đào có công trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.Xã Đa Tốn nằm trong vùng quê Kinh Bắc nên từ xa xưa đã nổi tiếng về tài chế biến các thực phẩm từ gạo, đỗ tương thành rượu ngon, tương ngọt.Lịch sử cũng đã từng ghi nhận Đa Tốn là vùng đất hiếu học, Dưới thời Lê, Đa Tốn có 2 người đỗ tiến sỹ. Một người đã làm tới chức Giám sát ngự sử và một người làm quan đốc học.Đa Tốn là nơi sớm tiếp thu ánh sáng của Đảng. Nơi đây từ những năm 40 của thế kỷ XX, nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng đã qua lại hoạt động được nhân dân bảo vệ và nuôi dưỡng tận tình. Nhân dân Đa Tốn đã kiên cường đấu tranh chống đế quốc và phong kiến góp phần vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám lịch sử và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.Miến bắc hòa bình, xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, cán bộ, đảng viên và nhân dân Đa Tốn đã phấn đấu không ngừng, nghỉ để sản xuất giỏi, chiến đấu tốt. Sản xuất lương thực thời kỳ này ở Đa tốn theo hướng phát triển trồng trọt, chủ yếu là lúa, coi trọng hoa màu và cây đây; phát triển chăn nuôi, chủ yếu là lợn, gia cầm và nuôi cá. Thanh niên Đa Tốn thời kỳ này được lấy làm lực lượng nòng cốt trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện phong trào ba sào, năm việc, đoàn thanh niên xã đi tiên phong trong việc làm bèo hoa dâu, lấy phân bùn để cải tạo ruộng xấu thành ruộng tốt. Thanh niên còn lập những đội xung phong chống mỹ cứu nước đi đầu trong mọi việc sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu.Bên cạnh đẩy mạnh trồng trọt, Đa Tốn còn
Trước có cửa có hồ nước lớn. Tổng thể trông đẹp.
Cảnh quan đẹp, làm thủ tục hành chính nhanh
Ủy ban sạch sẽ!
Cảnh quan đẹp mát mẻ
Địa chỉ chính xác
3 sao