user
Di tích Cầu Vực
4V4G+W89, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
Ngoại hình
Di tích Cầu Vực

Bình luận
Đì
Ôn tập №1

Tháng 6-1959, trong khi đắp con đường từ Quốc lộ 3 đi qua khu di tích Cổ Loa đến xưởng phim, tại khu vực có tên là Cầu Vực này, công nhân đã phát hiện một hố gần vuông mỗi cạnh 1m, sâu khoảng 1,2 m, trong chứa 93 kg mũi tên đồng, ước khoảng gần một vạn chiếc. Theo kích thước, có bảy loại: Loại dài nhất 11 cm, loại ngắn nhất 6 cm và đều cùng một loại, cấu tạo gồm ba bộ phận: đầu nhọn, trụ và chuôi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra; mặt cắt ngang đầu mũi hình tam giác đều cạnh thẳng hoặc cong lõm vào.Mũi tên trong hố được sắp xếp thành từng nhóm, cùng hoặc ngược chiều nhau rất ngay ngắn. Sau khi phân loại, có khoảng một phần tư số mũi tên sau khi đúc đã được tu chỉnh, ba phần tư còn lại là mũi tên mới ra khuôn, chưa được tu chỉnh, còn nguyên dấu vết của kỹ thuật đúc, chưa được sử dụng. Các mũi tên đồng đều có mầu xanh gỉ đồng, có những cục dính 3-4 mũi hoặc thành khối.Kết quả thám sát nơi phát hiện hố mũi tên cho biết, từ lớp mặt đến lớp sinh thổ, đất thuần nhất, không có dấu vết tầng văn hóa, không phát hiện được di vật khảo cổ. Do đó, các nhà khảo cổ học cho rằng, đây là kho cất giữ mũi tên vừa đúc xong, đang trong quá trình gia công để sử dụng. Do biến cố của xã hội, toàn bộ số mũi tên này được chôn giấu trong lòng đất tại Cầu Vực.Từ trước đến nay, ở các di chỉ khảo cổ: Bãi Mèn, Ðồng Vông, Ðường Thụt, Ðường Mây, Ðình Tràng và các xóm làng của Cổ Loa (Xóm Nhồi, Xóm Hương, Xóm Gà, Xóm Mít, Xóm Vang...) đều phát hiện được mũi tên đồng cùng loại với Cầu Vực, nên các nhà khảo cổ học đặt tên cho loại mũi tên này là Mũi tên đồng Cổ Loa. Ðây là loại mũi tên đặc trưng của vùng Cổ Loa vào cuối thời đại đồng thau - sơ kỳ thời đại đồ Sắt.

Na
Ôn tập №2

Vâng

Thông tin
24 Ảnh
2 Bình luận
4.5 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:4V4G+W89, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam
Thể loại
  • Bảo tồn di sản
Tổ chức tương tự