user
Lăng Ông Nam Hải
2RQC+C43, TT. Sông Đốc, Trần Văn Thời, Cà Mau, Việt Nam
Ngoại hình
Lăng Ông Nam Hải
Bình luận
Do
Ôn tập №1

DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA-LỄ HỘI NGHINH ÔNG SÔNG ĐỐC CÀ MAU.

Ho
Ôn tập №2

Ngày 25/7/2018, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 1170/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Lăng Ông Nam Hải – Sông Đốc, khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.Lăng Ông Nam Hải được xây dựng từ năm 1926 tại vàm Rạch Ruộng, gần thị trấn Sông Đốc, bắt nguồn sự kiện có một xác cá ông trôi dạt vào cửa biển Vàm Xoáy (gần Rạch Gốc) vào ngày 15/7/1925. Xác cá ông có chiều dài trên 20m, được các vị cao niên ở Sông Đốc tổ chức chôn cất, một thời gian sau đã thỉnh cốt về thờ cúng. Ban đầu, Lăng Ông được xây cất bằng gỗ tràm theo kiến trúc đình miếu xưa, phía trên lợp ngói, có chánh điện làm nơi thờ cúng, có nhà võ ca, nhà khói để phục vụ các cuộc họp, tiếp khách và tổ chức lễ hội.Đến năm 1930 theo nguyện vọng của ngư dân địa phương, Lăng Ông được di dời ra phía bờ Bắc cửa biển Ông Đốc để thuận tiện cho việc thờ cúng của ngư dân miền biển, và thuận tiện tổ chức lễ hội Nghinh Ông hàng năm. Trong những năm kháng chiến thống thực dân Pháp, qua nhiều lần bị bom đạn bắn phá, có lần Lăng Ông bị cháy lớn, nhưng người dân địa phương đã kịp thời cứu lấy cốt ông để tiếp tục thờ cúng.Giai đoạn 1962-1963, Ban Trị sự cũng như toàn thể ngư dân và nhân dân Sông Đốc đều có nguyện vọng xây cất Lăng trang nghiêm, thể hiện được nét văn hóa tín ngưỡng của địa phương. Theo đó, Ban Trị sự quyết định chọn khu đất phía Đông của rạch Xẻo Đôi để xây cất Lăng Ông với diện tích khoảng 100.000m2, công trình hoàn thành vào đầu năm 1963 gồm có: tiền sảnh, chánh điện, cột đúc, xây tường, lợp tol xi măng, nền lót gạch bông, phía Tây Bắc xây miếu Bà Thủy Long thần nữ nương nương, phía Nam Lăng cất nhà khách, hậu phía Đông có nhà khói, đến năm 1990 tiếp tục xây hàng rào, tu bổ, sửa chữa nhỏ phần mặt tiền, cổng chính như hiện nay.Vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, người dân Sông Đốc tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất trang nghiêm. Đây là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Cà Mau, thu hút hàng chục ngàn lượt người về tham dự. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức chu đáo và bài bản, trước ngày diễn ra lễ hội khá lâu, Ban Trị sự của Lăng Ông đã họp và phân công trách nhiệm các thành viên, đồng thời lên kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh, trật tự trong thời tổ chức các hoạt động lễ hội.Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc diễn ra gồm có các nghi thức chính như: Nghinh Ông (trưa ngày 15/2 âm lịch), Tế Tiền Hiền (tối ngày 15/2 âm lịch) và sau cùng là Chánh Tế, Tống Ôn (khuya 15/2 âm lịch). Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức hàng đêm, có tổ chức múa lân, biểu diễn đờn ca tài tử, hát cải lương, tổ chức các trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân địa phương tham gia.Trong những ngày diễn ra lễ hội, đông đảo người dân địa phương, nhất là các chủ vựa thu mua thủy hải sản, chủ tàu, tài công và ngư phủ ở địa bàn thị trấn Sông Đốc đến thắp hương và khấn vái thần Nam Hải phù hộ cho việc đánh bắt trên biển được thuận lợi, mưa thuận gió hòa, thu được nhiều cá tôm... nhiều chủ ghe từ các địa phương khác đang đánh bắt ở vùng Biển Tây, Vịnh Thái Lan hay neo đậu tại cửa biển Sông Đốc nghe tin cũng đến dâng hương cầu nguyện.Lễ hội Nghinh Ông ở thị trấn Sông Đốc là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần và mang yếu tố cộng mệnh và cộng cảm, góp phần kết nối cộng đồng lại với nhau, cùng chung một ước vọng hướng về cuộc sống tốt đẹp, thịnh vượng và yên bình. Vì vậy, lễ hội này là một tài sản văn hóa của cộng đồng, phản ánh nhân sinh quan và chiều sâu tâm thức lẫn ước vọng, mong mỏi của người dân thị trấn Sông Đốc.Lăng Ông Nam Hải hiện nay nằm cách Ủy ban nhân dân thị trấn Sông Đốc 01km, là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Lễ hội Nghinh Ông chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu của cộng đồng ngư dân địa phương, đây là một phương thức để con người bày tỏ ước vọng và tấm lòng của họ đối với thần linh. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của ngư dân ven biển Cà Mau thì lễ hội còn là dấu ấn văn hóa quan trọng để khai thác các hoạt động du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Ph
Ôn tập №3

Sông đốc ngay cửa biển việt nam

Nh
Ôn tập №4

Rất tốt

Th
Ôn tập №5

Vâng

Thông tin
67 Ảnh
5 Bình luận
4.8 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:2RQC+C43, TT. Sông Đốc, Trần Văn Thời, Cà Mau, Việt Nam
Thể loại
  • Nơi thờ cúng
Tổ chức tương tự