CHỢ RƠMNằm bên bờ phải, hướng thượng lưu Đập Ba Lai, thuộc địa bàn ấp Tân Bình, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.Không phải quy hoạch, khảo sát gì hết. Hình thành bởi quy luật Cung - Cầu, nó tồn tại và phát triển tự nhiên, bởi người ta đến đó mua được cái gì cần mua, là được; người ta đến đó bán được cái mà cần bán, là được. Cứ chuẩn bị vào mùa khô là nhộn nhịp hẵn lên. Rơm thừa từ các nơi, theo dòng Ba Lai, bằng những chiếc ghe bầu xuống đây, cung cấp cho thị trường huyện Ba Tri này, bởi Ba Tri là huyện có đàn bò nhiều nhất ở tỉnh Bến Tre, trên dưới trăm ngàn con. Trong chăn nuôi bò, cần rơm làm thức ăn, chính trong mùa khô và là phụ thêm trong mùa mưa. Nhu cầu cũng là không ít, so với các nơi.Nói thêm,Sông Ba Lai về tới xã Tân Thủy, huyện Ba Tri thì bị chia thành hai dòng, bởi từ việc hình thành một cù lao nằm ở giữa sông.Dòng chính của thì ở phía dưới, mà giữa dòng là ranh giới hai huyện Bình Đại và Ba Tri. Tất nhiên phần cù lao và dòng nhỏ là thuộc huyện Bình Đại.Dòng chính bị chặn bởi con đập, tên là Đập Ba Lai, dòng phụ có công trình cống điều tiết, tên Cống Ba Lai. Gọi chung là Cống đập Ba Lai, mà đường Bắc - Nam đi qua nơi này.Những chiếc ghe chở đầy rơm từ nơi khác đến và cập bến, dưới sông. Trên bờ một khu đất bên trục đường bộ, thì những chiếc máy cày kéo theo những thùng xe, những chiếc xe hai bánh, chờ thu xếp xong là chở rơm đi, tủa ra các nơi trong huyện.Tôi đến đây cũng hơn mười giờ sáng, giao dịch mua bán ở đây nhộn nhịp, bởi con người í ới gọi nhau, trong quang cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, bởi đây là nơi mà Dòng sông đã bị chặn.Hơn một buổi cho chuyến đi này, ghi nhận lại, cũng có cái vui, mà cũng có cái buồn ...