Chùa Dâu in đậm dấu ấn kiến trúc, điêu khắc của nhiều thời kỳ lịch sử, với hệ thống tượng pháp mang nghệ thuật đặc sắc của thời Lê - Nguyễn, đặc biệt là hệ thống tượng Tứ Pháp. Đây là một minh chứng sống động của sự dung hội giữa Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng bản địa của người Việt, đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang bản sắc dân tộc./.
Không hiểu sao mà các kinh sách cổ tự lại lưu bảo quản rất sơ sài.Chùa sát đường và xung quanh là khu dân sinh đông đúc, nên cũng bớt đi phần trang trọng tôn nghiêm.Cũng vì đề cao quá tính chất du lịch và danh tiếng nên các vị chư tăng ni cũng ko thấy hiện diện tu hành nhiều ở nơi đây.Cầu mong cho tất cả được an lạc ở nơi đây. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chùa Dâu nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất là trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.Chùa thờ Phật, Phật Mẫu Man Nương và tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện).Với huyền tích Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp đó là cuộc hôn phối giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo thời điểm mới du nhập.Thăm Chùa ta hiểu về vùng đất Luy Lâu trồng dâu, biết được vị thiền sư truyền bá phật giáo đầu tiên người Ấn Độ Khâu Đà La, tích về nàng A Man ( Phật Mẫu Man Nương), ông bà Tu Định ( bố mẹ của Man nương được thờ ở chùa Tổ), Tứ Pháp , Tượng thần từ thân cây Dâu, Thạch Quang Phật ( tảng đá trong cây Dung thụ), tại sao lại có một chú Cừu chầu cửa tháp và nhất là được thưởng thức mùi hoa mộc hương thơm dịu...Dân gian trong vùng có thơ :Dù ai đi đâu về đâuHễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.Dù ai buôn bán trăm nghềNhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Chùa còn có tên là chùa Pháp Vũ hay chùa Đậu, tọa lạc ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Chùa cách trung tâm Hà Nội 23 km về hướng Nam.Theo truyền thuyết, chùa Thành Đạo có từ thời Bắc thuộc, nhưng các di vật còn lại hiện nay cho biết chùa được khởi dựng từ thời Lý, được trùng tu vào thế kỷ XVI, XVII. Năm 1635, đời Vua Lê Thần Tông, cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đã làm hội chủ hưng công trùng kiến quy mô ngôi chùa
Chùa Dâu hay chùa Bụt Mọc nằm dưới chân núi Nham Biền thuộc thôn Tiên Phong, xã Nội Hoàng. Đây là ngôi chùa cổ ít thấy ở Bắc Giang gắn với tín ngưỡng thờ đá, câu chuyện dân gian sự tích chùa Bụt Mọc nói lên ý nghĩa của tục thờ đá đặc sắc. Qua sự tích chùa Dâu cho thấy tín ngưỡng thờ đá ở Nội Hoàng khá điển hình và gợi sự liên tưởng tới tín ngưỡng thờ đá ở chùa Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Văn Lạng cho rằng sự có mặt chùa Dâu ở Nội Hoàng đã chứng tỏ vùng đất này vào thời Hán (sau Công nguyên), sự du nhập đạo Phật theo mô típ đạo Phật du nhập vào Luy Lâu (Bắc Ninh) một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của đất Giao Châu thời Bắc thuộc.
Chùa cổ đẹp Chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nayDù ai đi đâu về đâuHễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.Dù ai buôn bán trăm nghềNhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa phúc nghiêm- chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu Man Nương
Tôi đã ở chùa Dâu một thờ gian khoảng 20 năm về trước .Là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam mang nhiều dấu ấn trong lịch sử .Thời kháng chiến chống pháp nơi đây là điểm che dấu và bảo vệ các chiến sĩ cách mạng hòa bình lập lại những chiến sĩ là những cán bộ cao cấp của đảng ,của dânChùa Dâu trải qua nhiều lần trùng tu ,những dấu ấn cổ xưa bị mất mát quá nhiều,pho tượng quan âm ngồi lên một vị vua đó là vua Trang Vương người gây ra nhiều tội ác ,sau hối cải nguyện ngùy gối cho quan âm ngồi nên ,là một pho tượng độc đáo mang chất dân gian rất đẹp .Hôm nay ghé thăm chùa Dâu tôi muốn xem lại thì không còn nữa mà thay vào đó là quan âm ngồi lên một linh vật đó,là con sấu giống chú cóc cách điệu .Có điều đáng nói ở đây trong quá trình tu sửa và phục chế đã làm thay đổi nét độc đáo của chùa ,rất tiếc ,tượng chùa Dâu rất đẹp nổi bật nhất là hai pho tượng tiên đồng và ngọc nữ ,càng ngắn nhìn càng thấy say bởi vẻ đẹp chân chất sâu lắng về thần thái ,cách diễn tả siêu thoát trang phục hoàn toàn việt ,khoảng cách giữa chùa Dâu và Chùa Tây Phương qua nhiều thập niên nhưng nghệ thuật rất cao siêu trong diễn tả nhân vật thì ngày nay con cháu không thể bằng các vị tiền bối xưa
Ngôi chùa cổ, ít được trùng tu nên khi đến đây bạn mới thấy được không gian của chùa,, đẹp đơn sơ vô thường. Đến nơi bạn sẽ được mãn nhãn với pho tưởng xưa. Bạn cũng sẽ được nhìn thấy con dê đá theo truyền thuyết kể lại, con dê đá nằm ngay cạnh tháp khi từ cửa chùa bước vào bạn sẽ thấy. Sau đó đi vòng vào trong là tam bảo bạn nhé. Ngày hội đầu năm về đây rất đông, trong chùa hai bên hiên có rất nhiều ghế cho khách ngồi nghỉ.
Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu – tức Luy Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu – trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam
Chùa nằm phía nam cổ thành Luy Lâu, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ (nay thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo sử sách, xa xưa người dân ở đây thường sống bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm và cấy lúa nước. Có lẽ vì vậy mà dân gian xưa gọi là vùng dâu hoặc Kẻ Dâu.Với ý nghĩa là một trung tâm Phật giáo từ đầu Công nguyên, ở đây đã đào tạo được 500 vị tăng ni, dịch được 15 bộ kinh, làm được hàng chục bảo tháp. Nhiều vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như: Mâu Bát, Tì Ni Da Lưu Chi, Khang Tăng Hội, Pháp Hiền,...
Chùa cổ nhất Việt Nam có nhiều ý nghĩa lịch sử, rất nổi tiếng và nổi bật với tháp hoà phong.
Chùa cổ và đẹp
Hôm 2 mấy tháng 4 mình đến chùa, không biết phải do ngày bình thường k có gì hay như nào, thấy chùa sx lộn xộn, k ấn tượng. Vào mấy phút ra luôn có cô thu 5k tiền xe 🤔
To đẹp và được rất nhiều người đến thăm
Ngôi chùa lưu dấu ấn Phật Giáo du nhập Việt Nam
Chùa cổ có nguồn ngốc hình thành sớm hôm.mình đi là vào ngày thường nên không đông lắmChùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa của thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Cũng giống như nhiều ngôi chùa cổ Việt Nam, chùa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhất bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp vũ), hai bên tượng bà Dâu là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ với khuôn mặt sống động trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá hủy, nên tượng bà Đậu (Pháp Vũ) được đưa về thờ ở chùa Dâu. Ngoài ra, trong chùa còn có rất nhiều pho tượng như: tượng tổ sư Tỳ- ni-đa-lưu- chi, 18 vị La Hán,…
Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nơi thờ 4 bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện .Ngôi chùa tọa lạc tại Thuận Thành Bắc Ninh - trung tâm Phật giáo thời Lý của đồng bằng Bắc Bộ, gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước của người nông dân Việt Nam.
Chùa cổ kính tiện đường đi lại .! Đi đúng hôm mưa :)
Mặc dù là một ngôi chùa cổ có giá trị văn hóa lịch sử cao nhưng thực sự chưa được bảo tồn tốt. Diện tích chùa tương đối nhỏ.
Một di tích lịch sử, một nơi tham quan đẹp và mang tính lịch sử.
Ngôi chùa cổ lâu đời, gắn truyền thuyết tứ pháp từ thời Giao Chỉ.
Một ngôi chùa đẹp với những truyền thuyết hay, rất đáng tiếc nếu quá Bắc Ninh mà không ghé chùa Dâu
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4👍
Chùa DÂU là 1 trong các chùa thờ tứ Pháp. Chùa Dâu thờ Pháp VânTứ Pháp là các vị Phật - Bồ Tát có nguồn gốc từ các nữ thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm: Mây - Mưa - Sấm - Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp.[1][2] Các vị Tứ Pháp vừa là Phật, vừa là Bồ Tát, vừa là Thần, lại mang nữ tính. Vì vậy, tín ngưỡng Tứ pháp là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Phật giáo và Tín ngưỡng dân gian qua câu chuyện nhà sư Ấn Độ và cô gái Man Nương. Những nữ thần nông nghiệp của người Việt cổ đã được Phật giáo hoá trở thành những vị Phật Bà, hay việc thờ các vị thần tự nhiên trong dân gian đã trở thành những vị thần Tứ Pháp để cầu mong mưa thuận gió hoà, sự sinh sôi nẩy nở của vạn vật.[3]
Lối vào hơi nhỏ đi bằng gg map phải để ý không đi quá lối rẽ
Chùa cổ nhất vn 🇻🇳Cảm giác thanh tịnh
Cũng là một trong những ngôi chùa cổ vùng kinh bắc đẹp, rất nhiều du khách thập phương đến tham quan và khấn lễ
Tôi ko ghét mà
Ngôi chùa cổ với nhiều truyền thuyết lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt!
Chùa rất cổ, gian chính rộng và dài, ấn tượng với sự cổ kính nơi đây
Đến chùa Dâu để biết thêm về ngôi chùa cổ của Việt Nam. Là chùa được nhiều người chiêm bái. Khi thăm chùa Dâu xong hãy đến thăm thành cổ Luy lâu
Địa điểm nên đi vào đầu năm để nhận được nhiều may mắn
Một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự.
Khá đông
Du lịch tâm linh
Ngôi chùa cổ nhất vn, nhưng pho tượng cổ cùng truyền thuyết về tổ mẫu tứ pháp là địa điểm để mọi người mộ đạo thỏa hành hương
Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺)Hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1]. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, thần mây), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, thần mưa), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, thần sấm), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 thần chớp) và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ Tứ Pháp.Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.Trong Tứ Pháp thì Pháp Vân đứng đầu, Thạch Quang Phật (tảng đá trong cây Dung thụ) luôn ở bên Pháp Vân và Pháp Vân đại diện cho cả Tứ Pháp, mỗi khi triều đình thỉnh tượng về kinh đô cầu đảo, có thể rước cả bốn tượng hoặc chỉ mình Pháp Vân. Có thể nói Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp Vũ được thờ cúng rộng rãi hơn cả nhưng Pháp Vân là trọng tâm, nên Chùa Dâu đã trở thành trung tâm của tín ngưỡng này ở cả vùng Dâu lẫn cả nước.
Chùa rộng rãi cổ kính
Chùa dâu là một ngôi chùa cổ và thu hút rất nhiều khách du lịch
Chùa Dâu được coi là ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam.
One of the earliest built pagoda in Vietnam, niceMột trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam, rất đẹp
Bình yên, thanh tịnh
Cổ
Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Ngôi Chùa Cổ kính nhất. Phật Giáo phát tích cũng ở nơi đây.
Không hẹn mà gặp
🚘 CHỢ Ô TÔ - NHÀ ĐẤT VIỆT NAM 🚘- KẾT NÔI-HỢP TÁC CÁC SHOWROOM PHÍA NAM- TUYỂN THÊM CTV HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP CÁC TỈNH PHÍA NAM- zalo 09.9777.97771.Điều kiện hình thànhSự hình thành của mỗi sự vật và hiện tương, bao giờ cùng đi liền với điều kiện hình thành của nó. Sự hình thành nên chùa Dâu cũng không nằm ngoài những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan dẫn đến một tôn giáo ra đời hoặc cho phép sự du nhập của một tôn giáo, mà ở đây trong bài nghiên cứu là sự du nhập của tôn giáo- Phật giáoĐiều kiện khách quan đầu tiên mà chúng ta phải nhắc tới đó là sức mạnh lan tỏa của phật giáo không những được truyền bá trên khắp đất nước Ấn Độ, mà nó đã vượt qua biên giới của quốc gia vốn khai sinh ra nó để truyền bá ra các quốc gia khác trên thế giới từ sau khi Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ VI TCN. Đặc biệt là vào thời kỳ vua Asoka trị vì ( thế kỷ III TCN ), đã có những khuyến khích truyền bá phật giáo ra ngoài cương vực lãnh thổ Ấn Độ.Điều kiện khách quan thứ hai như đã trình bày ở phần trên, đó là nước ta có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi. là con đường chung chuyển trên biển, là “ ngã ba giao lưu kinh tế, văn hóa mà thương gia nước ngoài thường lui tới làm ăn, buôn bán. Vì vâyj mà rất nhiều thương nhân người Ấn Độ và trung Quốc đến giao lưu buôn bán. Vì vậy mà Phật giáo mới có thể theo các thương gia này truyền bá vào nước ta để có thể hình thành nên trung tâm phật giáo Luy Lâu, mà Chùa Dâu cũng được hình thành nên tại đó.Yếu tố thứ bà phải kể đến ở đây là Phật giáo vốn là một tôn giáo dân gian, bênh vực những con người yếu nghèo và chống lại chế độ phân biệt đẳng cấp trên đất nước Ấn Độ, lại được truyền bá vào Việt Nam bằng con đường họa bình từ Nam lên ( Ấn Độ qua các nước Đông Nam Á rồi đến Việt Nam ), và theo hường Bắc xuống là từ Trung Quốc. Chính vì vậy mà khi được truyền bá vào đất nước Việt Nam Phật giáo đã không gặp một sự cản trở, ngăn cấm nào. Và đây cũng là nguyên nhân khiến cho chùa Dâu đước ra đời sớm trên vùng Luy Lâu, nơi quận trị của chính quyền đô hộ phương Bắc lúc bấy giờ.Bênh cạnh những yếu tố khách quan dẫn đến việc chùa Dâu sớm được ra đời như đã trình bày ở trên, còn có những yếu tố chủ quan dẫn đến việc hình thành nên chùa Dâu ở nước ta đó là:Trước những chính sách cai trị tàn bạo cùng với những phương thước bóc lột vô cùng tàn bạo, nhằm vơi vét một cách tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm lao động cũng như thợ khéo cung cấp trước hết cho bộ máy cai trị tại chỗ. Và việc thu gom về nước cho nhân dân vùng Dâu bấy giờ trở lên vô cùng thống khổ. Chính vì vậy mà con người nơi đây cần đến một nơi để nương tựa tinh thần, để hy vọng vào một tương lai tốt đẹp, chống lại chính sách đồng hóa của nhà Hán lúc bấy giờ. Chùa Dâu cũng được ra đời trên cơ sở ấy.Một yêu tố chủ quan nữa dẫn đến sự ra đời của chùa Dâu đó là sự giao lưu tiếp biến trong văn hóa của người Việt là tục thờ cúng tổ tiên, là yêu tố trọng nữ, trọng tình của văn hóa Việt đã nhanh chóng hòa nhập vào với Phật giáo để tạo nên một ngôi chùa ở vùng đất đô hội buôn bán sầm uất. Nơi mà ai cũng mong muốn việc buôn bán được suôn sẻ “ buôn may bán đắt ”, cầu xin thần phật giúp đỡ làm ăn, nhu cầu của con người ngày càng cao thì ngôi chùa, nơi tiến hành việc cầu xin càng sớm được ra đời. Mà chùa Dâu được hình thành cũng từ trên những điều kiện, yếu tố ấy.2. Truyền thuyết về sự ra đời của chùa DâuTheo truyền thuyết thì sự ra đời của chùa Dâu gắn liền với sự tích bà phật mẫu Man Nương và hệ thống phật Tứ pháp ( Pháp Vân- Pháp Vũ- Pháp Lôi- Pháp Điện ) hay còn được gọi là ( Mây- Mưa- Sấm- Chớp ).Nhân vật được nhắc đến truyền thuyết là nhà tu hành nổi tiếng Gia- La- Đồ- Lê hay còn gọi là sư Khâu- Đà- La, người Tây Trúc ( Ấn Độ ) đã sang truyền đạo ở đất Luy Lâu dưới thời nhà Hán đô hộ, với tên quan cai trị quận Giao Châu là viên thái thú Sĩ Nhiếp ( 187- 226 ). Tương truyền nhà sư Khâu- Đà- La là một vị tinh thông pháp thuật, tu luyện giỏi với phép tu đứng một chân, nên ai ai cũng kính nể, tôn thờ.
Chùa dâu cổ kính huyền bí.
Chùa cổ kính phong cách kinh bắc xưa nên đến
Chùa cổ kính, cách Hà Nội khoảng 30km, đi để tham quan khám phá một nền phật giáo. Lịch sử của chùa rất hay.
Chùa cổ kính lâu đời không gian sạch sẽ cổ kính thoáng mátGiao thông ko thuận cho lắm tắc lòi
Chùa ngay cạnh đường, nhiều tượng cổ đẹp.
Danh nam thắng cảnh của Việt Nam
Thú vị. Yên tĩnh.
Yên tĩnh!
Cổ kính , đẹp , rất linh thiêng ! ! !
Từ Hà Nội theo quốc lộ 5, rẽ trái đoạn Sủi, Keo bạn có thể đến chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Từ đây bạn có thể đến thành Luy Lâu (gần đối diện chùa Dâu). Đây chính là “Thủ Đô” của Việt Nam suốt 1000 năm Bắc Thuộc.Chùa Dâu - Di tích lịch sử cấp quốc gia, Đây là địa danh nổi tiếng bạn nên ghé thăm quan 1 lần khi bạn về đất Thuận Thành - Bắc Ninh.
Đẹp, cổ kính
Đồ uống ngon, phục vụ tốt
Trầm mặc, cổ kính...Thích hợp đi lễ trong 1 ngày từ Hà Nội sang Bắc Ninh...Rất nhiều chùa và điểm thăm quan đẹp.
Được trải nghiệm và tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa rất bổ ích ❤
Thiêng nhé
Nhà tui đó
Tên: chùa DâuĐặc điểm: ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam
Thanh tịnh và bình yên giữa làng quê thuận thành, bắc ninh
#hakasa bedding đã cung cấp hàng cho nhà trọ khu vực này
Nơi tâm linh
Khung cảnh đẹp, cổ kính
Chùa có 12 vị la hán
Chùa rất có giá trị lịch sử văn hóa
Cổ kính đẹp
Tuyệt vời. Địa điểm du lịch tâm linh
Vì tôi gần đây mà
Cảm giác cổ kính linh thiêng
Chùa yên tĩnh, trong lành.
Không thích đi chùa... k quan tâm
Ngôi chùa cổ
Chùa được coi là ngôi chùa đầu tiên. Bố cục theo lối nội công ngoại quốc. Chùa đặc biệt ở chỗ điện thời chính lại thờ ngài Pháp Vân, Pháp Vũ- các vị quản việc mưa, gió. Điều này thể hiện sự tiếp biến văn hóa, khi 1 tôn giáo mới du nhập sẽ có sự giao thoa và biến đổi để thích ứng. Bộ tượng thờ tại chùa được coi là kiệt tác nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. So sánh với ảnh cổ, có thể thấy kết cấu chung của quần thể k nhiều thay đổi, nhưng có lẽ do vật liệu nên lúc mới vào cảm giác mất đi sự mộc mạc, gần gũi
Tôi thích vì ngôi chùa cổ kính. Mang giá trị thời gian
Ngôi chùa cổ ở thuận thành, bắc ninh
Cái nôi PHật giáo Vn, truyền từ Ấn Độ, nghìn năm tuổi, kiến trúc đc nhiều nơi, cả Nhật Bản đến nghiên cứu, học hỏi
Rat dep và linh
Chùa cổ!
Chùa cổ linh thiêng .chỗ để xe otto chưa hợp lý
Rất tốt
Nơi phát tích của phật giáo tại Việt Nam
Di tích lịch sử lâu đời ..
Chùa rất đẹp và cổ kính
Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự. Chùa Dâu thuộc địa phận xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 22km về hướng Nam chếch Tây.Đi chùa Dâu cầu gì?Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ.Các điểm tham quan ở Chùa DâuNgoài chùa Dâu bạn cũng có thể đến tham quan một số địa điểm khác ở Bắc Ninh như chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, đình Đình Bảng