user
Đền thờ Đào Duy Từ
Cự Tài 1, Hoài Phú, Hoài Nhơn, Bình Định, Việt Nam
Ngoại hình
Bình luận
Ng
Ôn tập №1

Đào Duy Từ không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự nhiều mưu trí mà ông còn là nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Ngoài rất nhiều sáng tác thơ văn quốc âm, ông còn là người khởi thảo tuồng San Hậu. Nhưng đóng góp lớn nhất của ông là tác phẩm Hổ trướng Khu cơ - một công trình nghiên cứu về nghệ thuật quân sự rất có giá trị. Ngoài ra ông còn là một trong số rất ít người có công truyền bá thơ văn chữ Nôm rất sớm ở Đàng Trong.

An
Ôn tập №2

Uy nghi giữa trời Bình Định từ 1634Đào Duy Từ sinh năm 1572 tại Thanh Hóa; tộc phả và sử liệu không ghi ngày sinh và tháng sinh. Lận đận “lý lịch” và ẩn nhẫn chờ thời cho đến năm 1627 ông mới phò Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, giữ chức Nha uý Nội tán, tước Lộc Khê hầu, trông coi việc quân cơ trong ngoài và tham lý quốc chính.Kế sách ông dâng Chúa Sãi ngay buổi đầu diện kiến gồm 5 điểm chính sau:(1) Thống nhất giang sơn: Ông khuyên Chúa Sãi nên nối nghiệp Tiên Vương Nguyễn Hoàng diệt Chúa Trịnh để thống nhất sơn hà.(2) Mở mang bờ cõi: Đánh chiếm Chiêm Thành để mở mang bờ cõi phương Nam, làm thành một nước rộng lớn hơn Đàng Ngoài của Chúa Trịnh.(3) Phát triển dân số và dân sinh: Chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang để sản xuất nông nghiệp; trước là có nhiều thóc gạo làm lương thực, sau là có nhiều người để tăng quân số. Giảm bớt sưu thuế cho dân đỡ khổ, nâng cao đời sống của dân, giúp đỡ họ làm ăn cày cấy, buôn bán. Mở nhiều trường học, ra lệnh cho mọi người đều phải đi học, dân có biết chữ mới biết yêu nước thiết tha. Làm được như thế dân không bị áp bức, lại được sống sung túc thì bao giờ cũng tận tâm phò Chúa.(4) Chỉnh đốn nội trị: Chọn người tài giỏi có công tâm không kể thân sơ ra giúp nước còn những kẻ tham nhũng thì trừng phạt và thải hồi.(5) Xây dựng quân đội: Muốn cho quân đội hùng hậu phải mộ thêm lính, xây đắp đồn lũy, huấn luyện cho quân lính có tinh thần, có kỷ luật.Chỉ vỏn vẹn 8 năm phò Chúa Sãi từ 1627 đến 1634 nhưng Đào Duy Từ đã khắc hoạ hình ảnh đặc dị một người thầy của Chúa Sãi, một học giả, một chính trị gia, một chiến lược gia, một kiến trúc gia, một kỹ thuật gia, một nghệ sư tài hoa, là người góp phần định hình được nhà nước, địa lý và bản sắc Đàng Trong.Ông mất ngày 17 tháng 10 năm Giáp Tuất (1634). Chúa Sãi thương tiếc khôn nguôi, tặng Hiệp mưu Đồng đức công thần, Đặc tiến Trụ quốc Kim tử Vinh Lộc đại phu, Thái thường Tự khanh, cho đưa về mai táng và sai lập đền thờ phụng tại xã Tùng Châu mà nay là thôn Cự Tài, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Xã Tùng Châu đến đời Gia Long được chia làm 9 thôn là Cự Tài, Phụng Du, Tấn Thạnh, Tân Bình, Phú Mỹ, Hội Phú, Phú Thọ, Cự Nghi và Cự Lễ mà trong đó có đền thờ, đình Tùng Châu tại thôn Cự Tài và lăng (mộ) tại thôn Phụng Du. Đây là 3 địa danh lịch sử bất di bất dịch chính thống xứ Đàng Trong gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ. Hiện nay 9 thôn trên thuộc địa giới hành chính của hai xã Hoài Phú và xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công-Đệ nhất Khai quốc công thần Đào Duy Từ do Chúa Sãi cho xây dựng như đã chép trong Đại Nam Liệt truyện Tiền biên bằng kinh phí nhà nước Đàng Trong bấy giờ và việc thờ phụng cũng do Nhà nước tổ chức. Từ đời Gia Long trở đi đền thờ được liệt vào “Điển thờ của Nhà nước”, có tự điền tự phụ và hằng năm đến ngày 17 tháng 10 âm lịch là ngày húy kỵ (chánh giỗ) của ông thì quan đầu tỉnh đến dâng lễ tế gọi là quốc tế.Đền thờ bị hư hại trong chiến tranh, sau đó đã được con cháu xây dựng lại. Hiện tại trong đền thờ còn một thần vị bằng gỗ, sơn son thếp vàng, khắc họ tên thụy hiệu cùng quan hàm tước vị của Đào Duy Từ và của phu nhân là Cao Thị Nguyên. Ngoài ra Đền thờ còn lập bàn thờ ông Trần Đức Hòa là cha vợ Đào Duy Từ và bàn thờ dưỡng tổ Lê Đại Lang. Hiện nay lễ húy kỵ hằng năm do dòng họ tổ chức và có đại diện quan chức đến dự.

Ba
Ôn tập №3

Nơi thờ cúng và ghi nhận công lao của cụ Đào Duy Từ

Mi
Ôn tập №4

Nơi bình yên, yêu ông tôi

Thông tin
50 Ảnh
4 Bình luận
4.8 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:Cự Tài 1, Hoài Phú, Hoài Nhơn, Bình Định, Việt Nam
  • Địa điểm:http://daoduytu.com.vn/
  • Điện thoại:+84 91 710 16 34
Thể loại
  • Nơi thờ cúng
Tổ chức tương tự