Đây là hình ảnh Đền Pô Klong Mơnai, đền được xây dựng trên một ngọn đồi cao thuộc thôn Lương Bình - Lương Sơn - Bắc Bình, được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 13/7/1993.Theo dòng lịch sử, được biết Đền là nơi thờ vua Pô Klong Mơnai một trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc Chămpa. Theo sử Chăm, vua Pô Klong Mơnai tên thật là Pômưhata lên ngôi vào năm 1622, đến năm 1627 ông nhường ngôi cho con rể của mình là Pô Klong Gahul. Vua Pô Klong Mơnai đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, nhất là xây dựng các con đập thủy lợi.Đền thờ không biết xây dựng lúc nào, nhưng đến năm 1964 đến được một số vị trong quân lực VNCH giúp tiền tu sửa (còn bảng công đức được dán trên tường ngôi đền), đến năm 1993 được nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.Theo người trông coi khu đền và cũng là người trong hoàng tộc, đến năm 2000 nhà nước tu sửa bằng ốp đá chẻ mái chân kiềng khu đền và sửa chữa tường hàng rào đã bị hư mục. Cơ bản đền vẫn còn chắc khi tu sửa vào năm 1964.Phải nói rằng, đây là khu đền mát mẻ, tĩnh lặng, có cây cối và rộng rãi vì tọa lạc trên đồi cao. Có ghế và sân rộng phù hợp cho các lễ hội, vui chơi cho các con cháu người Chăm Pa. Tiếc thay, không hiểu vì lý do gì, nhà nước chưa đầu tư con đường đi vào đền (cũng chỉ tầm 200 m) để đồng bào Chăm thuận tiện đi lại, tưởng nhớ đến tổ tiên Chăm Pa của họ.Ngày nay, dẫu có đi đâu về thôn quê hay lên miền núi, có xa xôi hay hẻo lánh, ta thấy đều có đường bê tông xi măng sáng sủa, còn đường đi lên một địa chỉ văn hóa cấp quốc gia, một đia chỉ tâm linh của đồng bào Chăm yêu dấu, nằm sát đường quốc lộ 1A lại là một con đường đầy cát trắng, thật giống con đường ngày xưa người Việt tràn xuống đất Chăm Pa.
Đền thờ Vua Chiêm Thành.Đường vào khó khăn, cát nóng sâu 30cm. Xe 2 cầu mới có hy vọng chạy vào đc đến cổng.Đề nghị chính quyền làm đường đi vào đền.