user
Đền Pô Nít
6G6C+38W, Bình Hiếu, Bắc Bình, Bình Thuận, Việt Nam
Ngoại hình
Đền Pô Nít

Bình luận
An
Ôn tập №1

Pô Nít là vị vua anh minh của người Chăm. Đền thờ vua được xây trên ngọn đồi ở cuối dòng sông Lũy vào giữa thế kỷ thứ XVII. 300 năm sau (1973), đền được dời về làng Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, Bắc Bình.Trong đền, ngoài tượng vua Pô Nít còn thờ hoàng hậu Chăm là Pô Mứk Chà và hoàng hậu người Việt không rõ tên, là con của một vị chúa nhà Nguyễn. Bên ngoài đền có hai dãy Kut lớn bằng đá, được chạm khắc tinh tế, thờ người trong hoàng tộc vua. Vào những ngày Tết Ka tê, đền thờ luôn nhộn nhịp người đến chiêm bái, thực hiện một số nghi lễ, trong đó có lễ rước y phục vua từ nhà làng ra đền thờ. Vào ngày đó, các thôn nữ mười tám, đôi mươi, xinh đẹp trong y phục Chăm, vừa đi vừa múa cùng dân rước y phục của vua ra đền. Sau đó là lễ mặc y phục cho (tượng) vua hết sức long trọng và thành kính bởi mọi người tin rằng vua sẽ phù hộ cho cả làng bình an, no ấm…Theo người làng Bình Hiếu, không chỉ người Chăm viếng đền Pô Nít, vào mùa xuân, trai gái người Việt cũng viếng đền, cầu hạnh phúc lứa đôi. Điều đó chứng tỏ có sự giao thoa trong văn hóa, tín ngưỡng giữa người Chăm và người Kinh.Ðền thờ được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2000.(theo báo Bình Thuận)

阮维
Ôn tập №2

Đền thờ Pô Nít tọa lạc ở thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Đền thờ Pô Nít chính là nơi thờ tự vua Chăm Pô Nít được xây dựng khoảng giữa thế kỷ XVII. Vua Pô Nít được nhân dân khắp nơi kính trọng và biết ơn bởi tấm lòng lo cho dân cho nước, có những cống hiến to lớn xây dựng đất nước. Đền thờ được xây dựng trên một ngọn đồi cát cạnh dòng sông cuối sông Lũy về phía hữu ngạn. Trong kháng chiến chống Mỹ Đền thờ Pô Nít được dời về làng Thanh Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình ngày nay. Đền thờ Pô Nít được xây dựng để thờ tự Vua và hai Hoàng hậu, trong khu điện thờ còn có một gian dành để thờ tướng, còn phía bên ngoài có hai dãy tượng Kút lớn về bên tả và bên hữu của đền.Vua Pô Nít lên ngôi trị vì từ năm 1603 đến 1613. Và sau đó ông nhường ngôi cho em trai của mình là Pô Chài Pran. Ở gian thờ trung tâm của ngôi đền đặt tượng Vua Pô Nít với dáng vẻ oai phong lẫm liệt. Vua ngồi trên một bệ đá có rảnh và phểu. Lưng Vua tựa vào một bệ đá được chạm trổ tỉ mỉ, chi tiết từng đường nét, tất cả tạo nên một tác phẩm vô cùng nghệ thuật. Pho tượng mang nét văn hóa đặc trưng kiểu bệ thờ Linga – Yoni cách đây, trừ phần thân và phần đầu của pho tượng. Cạnh bên gian thờ Vua Pô Nít có cửa thông với nơi đặt tượng Hoàng hậu người Chăm là Pô Mứk Chà và tượng Hoàng hậu người Việt là con một vị Chúa Nguyễn, bên cạnh đó là một số tượng Kút tượng trưng cho những người đã khuất mang dòng máu hoàng tộc. Gian thờ tách biệt là nơi tôn vinh vị tướng tài ba người Hồi Pô Kay Mách.Đền thờ Pô Nít nhìn có kiến trúc như ngôi chùa, nhưng bên trong lại thờ phụng với các nghi thức như ở thời kỳ hưng thịnh người Chăm thuở trước. Đến địa điểm tham quan Phan Thiết - Đền thờ Pô Nít bạn sẽ được chiêm ngưỡng các di tích như hệ thống 21 tượng đá là các vị Vua, hoàng hậu, tướng, Kút. Bên cạnh là các hiện vật còn sót lại dùng để tế lễ như chén đồng, chén bạc, thau bạc, tô bạc, áo giáp ra trận, các bộ sắc phong của vua triều Nguyễn ban tặng. Bạn còn được tham gia các lễ hội được tổ chức vào đầu tháng 7 âm lịch như lễ hội Katê, lễ cầu đảo, lễ đầu năm mang nhiều nét văn hóa độc đáo của người Chăm.

Thông tin
21 Ảnh
2 Bình luận
4 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:6G6C+38W, Bình Hiếu, Bắc Bình, Bình Thuận, Việt Nam
Thể loại
  • Nơi thờ cúng
Phù hợp cho người khuyết tật
  • Lối vào cho xe lăn:Không
Tổ chức tương tự