Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Thế nhưng, tại Bình Thuận, tục thờ Cá Ông đã bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại địa phương.Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.
Đền được lập ra để thờ cá ông (cá voi) bị lạc vào bờ, theo tập tục của dân đi biển. Cá ông thường cứu ngư dân khi gặp nạn giữa biển. Đền được lập cách đây hơn 200 năm. Ngay khi vừa lập xong thì có 1 cá ông dài hơn 20m, nặng 61 tấn lạc và chết ngay trước cửa đền. Bộ xương đó đang được trưng bày tại đền, được coi là lớn nhất Việt Nam, cùng với rất nhiều các bộ xương cá voi khác. Đền có bán vé tham quan, nên có thuyết minh để hiểu rõ hơn lịch sử.
Hãy đến thăm để có thể hình dung Cá Ông to như thế nào./ Tuy không còn giữ được nguyên vên nhưng cũng rất xứng đáng để cất công đi đến.Nghe nói Dinh Vạn Thủy Tú được xây từ năm 1762 để thờ một vị cá ông đã cứu giúp ngư dân địa phương thoát cơn bão trên biển. Sau đó Ông mắc cạn rồi mất, được chôn vài năm rồi mới lấy bộ xương ráp lại nguyên vẹn dể thờ. Hàng năm vẫn cúng ngày 20/6 âm lịnh.Please come to visit to see how big a Whale is/Although it’s no longer keep the original structure but it is well worth to come.Van Thuy Tu Palace was built in 1762 to worship a Whale that saved local fishermen from storms at sea. After that, he ran aground , stranded and died, buried for a few years before re-assembling the whole skeleton to worship. Every year,the Ceremony take place on June 20.
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.Kiến trúc:Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.Tục thờ cá ông:Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Thế nhưng, tại Bình Thuận, tục thờ Cá Ông đã bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại địa phương.Sắc phong:Vạn làng Thủy Tú cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng bởi vì trước đây, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá voi cứu nạn trên biển.Có tất cả 24 sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, (riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác).
Mình thì thích đến những nơi cổ kính nên rất hứng thú khi ghé qua đình này tìm hiểu. Thực sự khi tới, cảm giác được không khí xa xưa của ngôi đình, đúng là ban đầu đình được xây dụng năm 1762, thời các vua triều Nguyễn, lúc đó nằm gần sát bờ biển, nhưng qua thời gian ngôi đình này dần dời vào bên trong hơn.Ngôi đình này thờ cá voi, vì người dân ở đây quan niệm cá voi như một vị thần giúp các ngư dân đi biển, phù hộ và cứu họ lúc gặp nạn. Bên trong các bạn sẽ thấy rõ nguyên một bộ xương cá voi rất lớn, gần như còn đầy đủ, chiều dài có thể tầm 15m. Ngoài ra, ở đây còn lưu giữ nhìu công văn Hán Nôm và các mô hình nhỏ thể hiện nét đặc trưng văn hóa của người dân Phan Thiết theo suốt quá trình lịch sử!Nói chung đây cũng là 1 địa điểm rất thích hợp để đến khám phá nét văn hóa dân gian của vùng đất ven biển này!
Các vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.Vạn làng Thủy Tú là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong vạn có nhiều di sản văn hóa Hán-Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của đại hồng chung.
Vạn Thủy Tú thờ thủy tổ ngư nghiệp đồng thời cũng là thủy tổ chung của các làng chài ở Bình Thuận. Một chỗ tham quan khá thú vị, giá vé tham quan 15k. Đình Thờ cá Ông: theo ngư dân, đó là vị thần thường cứu giúp họ mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thủy Thần nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân.
Đình Vạn Thủy Tú, nơi thờ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết. Đình Vạn Thủy Tú được dựng lên vào năm Nhâm Ngọ (1762), mặt hướng ra biển Đông. Kiến trúc đình nhỏ và bình thường như những đình làng khác ở miền Trung, nhưng bên trong có nhiều điểm khác biệt. Hương án chính giữa đình Vạn Thuỷ Tú thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần; bên trái thờ Thuỷ Long Thánh Phi nương nương tôn thần và bên phải thờ Thái Hiệu tiên sư tôn thần. Cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.
Một địa điểm lâu đời tại phan thiết, được thành lập hơn 200 năm trước. Đây là nơi thờ cúng cá voi (mọi người hay gọi là ông). Đình thờ này đã được các vị vua nhà nguyễn sắc phong và hiện vẫn còn lưu giữ khá nguyên bản các sắc phong này. Nơi này cũng được xác nhận các kỷ lục về lưu giữ bộ xương cá voi. Ngoài bộ xương lớn của cá voi được nhà nước trưng bày và thu phí 15k/ người tham quan thì đình vẫn còn lưu giữ hàng trăm bộ xương khác được vệ sinh và xếp gọn trong đình. Bà con nơi đây khá tôn sùng cá voi nên khi có cá voi chết dạt vào bờ, bà con nơi đây sẽ tiến hành chôn cất với đầy đủ các thủ tục tang lễ (đình có một phòng treo các y phục để thực hiện nghi lễ). Sau khi chôn cất khoảng 3 năm thì sẽ bộ xương cá voi sẽ được đào lên và lưu giữ trong đình. Các bạn ghé thăm đình miễn phí, bà con ngư dân nơi đây không thu phí tham quan, chỉ có bộ xương cá voi phục chế thì do nhà nước quản lý và thu phí 15k 😂. Đình cũng đã được trùng tu tuy nhiên 4 cây cột chính chống đình vẫn còn guyên bản 200 năm và vẫn chưa bị hư hỏng
Một lời nói Tốt dành riêng cho các ngư dân. Chính quyền nên trả lại cho Ngư Dân những cái thuộc về Họ và về Tín Ngưỡng của Ngư Dân.
Kiến trúc lưu lại dấu ấn cổ xưa, có xương của Ông Năm Hải, và những bộ đồ cổ đc lưu lại
Nơi có bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam. Cơ sở hạ tầng có phần xuống cấp
Tục thờ cá Ông là phong tục truyền thống của những làng chài ven biển trải dài hết bờ biển Việt Nam, nhưng ở Đình Vạn Thủy Tú bộ xương cá Ông ở đây xưa nhất và nguyên vẹn nhất. Nơi đây có vẻ ít khách tham quan, nếu ai thích nghiên cứu tìm hiểu tâm linh văn hóa thì hãy đến.
Địa điểm ko nên bỏ qua khi tới TP Phan thiết.
Rất tuyệt vời để biết rẳng ngay trước cửa đình trước đây là bãi biển, với bộ xương của Ông Nam Hải (Cá Voi Xám) dài tới 22m, được ngư dân biển thờ cúng một cách kính cẩn, được tôn là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi giông bão, cũng thường biết cá voi là loại động vật có vú, mỗi khi giông báo sẽ dựa theo thuyền ngư để thở, lúc này cũng là cứu giúp được cho ngư thuyền không bịt đánh lật, giữa khoa học và tín ngưỡng vẫn vô cùng đáng phú khi văn hóa địa phương bản địa được tôn vinh, để giáo dục cho thế hệ tiếp nối mở rộng hiểu biết, tôn trọng người đi trước, tưởng nhớ ân nhân cứu giúp mình. Là nơi vô cùng đáng xem tại thành phố Phan Thiết.
Dinh Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Dinh được thiết kế từ năm Nhâm Ngọ (1762) với Chính Điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm Chính Điện đặt khám thờ Thần Nam Hải. Bên tả khám thờ Ông Thủy (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ Bà Thủy. Phía sau Chánh điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền – những người có công khai phá dựng Làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca, nơi để hát bội và diễn Bã Trạo trong những kỳ tế lễ. Trong năm Vạn có năm kỳ Lệ cúng: Lệ Tế Xuân (20.02 ÂL) Lệ Hạ Nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20.04.ÂL), Lệ Tế Thu (còn gọi là Lệ cúng của các chèo dọc 20.07 ÂL) và Lệ Mãn Mùa (25.08 ÂL). Ở mỗi Lệ cúng, bà con tổ chức lễ với những nghi thức cúng tế trang trọng và hội với hát bội, diễn bã trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:Dưới sông sắp đặt ghe đuaTrên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo caViệc thờ tự, cúng tế, Lễ hội ở Vạn hướng con người về với cội nguồn, với Tổ quốc, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Một địa điểm lý thú để tìm hiểu văn hoá tâm linh thờ cá ông
Dep, da tung vao, xuong ca voi rat to
Một địa điểm tâm linh của quê hương mà tôi sẵn sàng giới thiệu với du khách .
Cần lưu trữ và phát triển nhiều hơn những địa điểm như thế này
Rất tuyệt vời, nơi lưu trữ những bộ cốt cá ông dạt vào biển Bình Thuận từ hàng trăm năm nay, có giá trị lịch sử và văn hóa rất lớn.
Vé vào thăm quan là 15k, mình được 1 chú ở đấy trình bày để hiểu hơn lịch sử Dinh Vạn THủy Tú. Đây là bộ xương cá voi thật dài 22m nặng 65 tấn lớn nhất Đông Nam Á. Ngư Dân Phan Thiết rất tôn kính Ông Nam Hải vì đã cứu giúp những người dân biển khi gặp sự cố giông bão trên biển
Lúc trước là thuộc quản lí của người dân .sau này ban quản trị(nhà nước ) xây giá lồng bộ xương ông Nam Hải vào trưng bày cho khang trang lại có quạt gió thông thoáng.thu phí vào cổng 15k. Phía sau thì còn lại trên dưới 100 bộ xương chất vào cùng 1 chỗ.thuộc sự quản lí của người dân( nôm na là vậy ).
Nơi trưng bày, gìn giữ các bộ xương cá voi. Linh thiêng, tôn nghiêm.
Đi ít ngừơi sẽ được trò chuyện nhiều hơn, hiểu nhiều hơn về đình
Bộ xuong cá voi to. Có nhiều ý nghĩa lich sử. Một địa điểm về văn hoá và lịch sử. Ai thích có thể ghé
Nơi lưu giữ những bộ xương cá ông và những giá trị tín ngưỡng tôn thờ từ xa xưa đến tận hiện tại
Dinh tương đối nhỏ, nhưng cũng sạch, chú thuyết trình lịch sử nguồn gốc của dinh có giọng truyền cảm, lại rất nhiệt tình. Ở sảnh chỉ trưng bày bộ xương cá voi lớn nhất VN thôi, còn những bộ xương nhỏ khác thì để ở trong kho. Đây cũng chính là lí do mình cho 3*, vì mình cảm thấy họ chỉ chú trọng vào cái chứng nhận kỉ lục xương cái voi lớn nhất VN chứ không chú trọng đến vấn đề tâm linh như lí do ban đầu khi thành lập dinh. Cá ông thì lớn hay nhỏ gì cũng là cá ông, cần phải đc tôn trọng như nhau, trong khi bộ xương dài 22m này đc trang hoàng, chăm sóc kĩ lưỡng thì những bộ xương khác bị xếp xó trong kho, bụi đóng đầy cả, còn lộn xộn nữa, chắc cũng rơi rụng hết rồi.
Bộ cốt ông Nam Hải Nguyên vẹn
Rất linh thiêng, nơi đặt xương cá Ông, giúp đỡ ngư dân vượt qua tại nạn trên biển
Ngồi đình Cổ có kiến trúc đẹp ...xung quanh có nhiều quán ăn ngon giá bình dân
Đình Vạn Thuỷ Tú với bộ xương cá Ông rất lớn, bên trong nhà còn rất nhiều bộ xương cá voi cỡ nhỏ khác được xếp chồng lên nhau. Nên có biện pháp bảo vệ xương tốt hơn vì theo quan sát của tôi cứ vứt chỏng chơ như vậy thì khả năng bị hỏng là sẽ xảy ra. Từ một đình sát biển, sau khi xảy ra quá trình bồi lấp, hiện nay đình Vạn Thuỷ Tú đã chạy luôn vào sâu trong đất liền :)
Di tích 🏯 lịch sử, rất có ý nghĩa nên đưa trẻ em tới thăm quan.
Những bộ xương cá ông Nam Hải (cá voi) khổng lồ
Khi mình đến, đã quá giờ mở cửa, ông từ đã chuẩn bị đóng cổng, nhưng thấy mình biển số lạ từ nơi khác đến, ông lại phải mở cửa vào giới thiệu cho mọi người ngắm Ngài.Cá Ông, là vị thần biển, trong tâm linh những người đi biển, bám biển, sống với biển.Cá Ông từng được vua Gia Long phong thần, sau này còn có Minh Mệnh, Thiệu Trị,...
Nơi đây có bộ xương cá voi rất to
Rất thú vị, nên ghé thăm nếu có dịp (15k/ng) chủ yếu là nơi thờ phụng và trưng bày các bộ xương cá ông. Có 1 bộ lớn và hơn 200 bộ nhỏ
Bộ xương cá voi to tổ bố ngay gian nhà trước. Gian nhà sau thì thờ cúng theo gian ngưỡng dân chài, hết. Địa điểm có bán vé, giá không cao nhưng so với giá trị tham quan thì chưa xứng tầm. Nếu đi xe máy thì có thể gửi xe gần đó, lẻn theo Đoàn có hướng dẫn viên để né kiểm vé.
Chỗ này có chôn cấy xác cá ông lớn nhất vn
Hơi tội bộ xương quá khổ nhưng vì tín ngưỡng nên nằm ở dinh này.
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Nơi lưu giữ truyền thống, chỉ tiếc là ghé thăm vào giờ trưa nên k dược tham quan hết
Cổ truyền
Di tích lịch sử tại Tp Phan Thiết,nơi trưng bày bộ xương cốt cá ông lớn nhất Việt Nam.Được xây dựng từ cuối thế kỷ 18.
Cần nâng cấp hệ thống nhà Vệ Sinh
Đình vạn thủy tú điểm tham quan nên ghé khi tới phan thiết . Nơi đây có thu vé . Có người hướng dẫn thuyết minh về lịch sử đình và bộ xương cá ông.
Lần đầu được thấy xương cá ông to đến như vậy
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.
Tâm linh của người dân Bình Thuận đi biển
Bộ sưu tạp xương cá voi ở đây quá đồ sộ
ĐÌNH VẠN THỦY TÚ.
Dưới đây là số ảnh mình chụp trong dinh vạn thủy tú. Giá vé 15k vô thì có một bộ sương cá voi to đùng và ..... hết. Thật sự với những nơi như vậy không nên thu tiền, nhà nước nên hổ trợ duy trì kinh phí mở ra cho người dân coi và tham quan. 15k thì thật sự rata nhỏ không đủ buổi ăn sáng nhưng bỏ 15k ra mà ngoài bộ sương ra mà k có bất kì 1 dịch vụ gì thì ........
Không phải ghét nhưng phải có cơ chế. Vì đây thuộc lịch sử địa phương nên cần sự quan tâm nhiều hơn.
Một thiết chế văn hóa đặc trưng của người dân miền biển. Rất độc đáo
Nơi lưu giữ bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam
Noi có bộ xương cá voi nặng hơn 200 tấn
Cổ kính
Lăng Thần Nam Hải có lưu giữ hài cốt của ngài..
Bộ xương cá ông lớn
Nơi có bộ xương cá voi lớn nhất đông nam á!
Dinh thờ thần cá voi. Có bộ xương cá voi lớn nhất Đông Nam Á. Là 1 nét đẹp văn hóa tôn giáo bản sắc riêng của ngư dân nơi đây.
Nên tới coi cho biết
Tham quan xương cá Ông độc đáo
Đây là nơi thờ cá voi
Trải nghiệm thú vị
Nơi giữ được bộ xương cá Ông lớn nhất Việt Nam
Nên đến xem bộ xương cá ông khổng lồ, các hình ảnh về thời xa xưa.
Đây là nơi trưng bày cũng như nơi tưởng niệm tâm linh của ngư dân vùng biển nói chung
Ảnh cá voi bự thật. Ngoài ra không có gì nữa. Nếu chưa coi bao giờ thì giá vé 15k/ngưòi coi cho biết. Coi rồi hơi phí 15k.
Học hỏi được nhiều điều khi được HDV thuyết minh
Nơi lưu giữ bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam ÁA good place for you to see the biggest whale bone of Asean
Nhà vệ sinh dơ
Hơi phí 15k vì có đúng bộ cá ông
Tuy nhỏ nhưng cũng là Di tích lịch sử
Đây là địa điểm thăm quan hấp dẫn của thành phố Phan Thiết
Nên ghé tham quan
Nơi tôn nghiệm,hiểu thêm về lịch sử
Cần tu sửa cho sạch sẽ
Bộ xương thật khổng lồ
Đơn điệu và không có gì để quay lại.
Ở đây có trưng bày bộ xương cá ông rất to
1 nơi để tham quan!
Đình vạn Thủy Tú rất là đẹp
Địa điểm truyền thống của dân cư vùng này, bạn nên ghé thăm để hiểu rõ hơn về văn hóa làng chài. Họ tôn thờ cá ông - vị thần của ngư dân.
Dinh Vạn Thủy Tú có chức năng là ngôi đình của Vạn. Có từ những năm 1762 trên cơ sở là đền thờ thần sóng biển của người Chămpa xưa. Theo quan niệm của người Chămpa xưa, biển cả được cai quản bởi nữ thần sóng biển Cha Aihva. Những người dân đi biển phải cầu nguyện nữ thần để mong được bảo trợ yên bình khi đi lại trên biển. Đến khi người Việt đến, họ tin rằng biển cả do Thủy Long Thánh Phi cai quản, ban phước giáng họa nên phải trông mong vào bà Thủy. Ngoài Bà Thủy ra, trong quan niệm ngư dân, còn 1 vị thần phò trợ dân biển nữa đó là Nam Hải Tướng Quân tục gọi là Cá Ông.Dinh Vạn Thủy Tú sau này trở thành lăng tẩm thờ bài vị và ngọc cốt của ông.Trong Dinh hiện lưu giữ bộ xương cá Ông dài 22m nặng 65 tấn được xem là bộ xương cá Ông dài nhất ĐN Á.Hiện Dinh còn giữ 24 sắc phong từ đời vua Thiệu Trị đến đời vua Duy Tân.Hàng năm, người dân tổ chức các ngày lễ lớn theo AL 20/2, 20/4, 20/6, 20/7, 23/8, du khách và người dân về tham dự rất đông cà náo nhiệt, các hoạt động hội hè như hát bộ, chèo thuyền được diễn ra trong ngày lễ.
Là nơi lưu giữ bộ xương Cá Ông dài nhất khu vực Đông Nam Á. (22m).Ngoài ra còn có trên dưới 100 bộ xương cá ông nhỏ hơn tại điện sau.Trước đây Dinh (Đình: vì kiến trúc thuộc dạng Đình) Vạn Thủy Tú nằm ở vị trí gần đường bờ biển. Qua thời gian dài đất biển lấn ra xa nên bây giờ đã cách hơn 200m so với mực nước biển.Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông thường thấy tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, truyền từ đời này sang đời khác.Những bộ hài cốt Cá Ông được đưa vào Đình thờ cúng như một sự tôn trọng đặc biệt với Cá Ông vì sự giúp đỡ những người con dân mưu sinh trên biển qua cơn sóng gió hoạn nạn.Cũng có giai thoại Vua Gia Long (Chúa Nguyễn Ánh hay Nguyễn Phúc Ánh) từng được Cá Ông tương trợ khi gặp cơn giông bão giữa biển cả mà phía sau thì quân nhà Tây Sơn lại đang truy đuổi. 1802 ông lên ngôi và những công thần khai quốc được nhớ đến, trong đó phong cho Cá Voi là: Nam Hải Đại Tướng Quân..Lễ hội Nghinh Ông là một lễ hội lớn của vùng biển thế hiện tín ngưỡng độc đáo, đặc sắc và mang tính chất văn hóa địa phương. Kèm theo là điệu Họ Bá Trạo (100 mái chèo), hát bội tại sân khấu biển - bà con dân làng tụ hội rát đông vui.Những nam giới là người đầu tiên bắt gặp Ông Lụy (Cá Voi chết và trôi dạt vào bờ) sẽ mang tang Ông. Nếu gặp Cá Ông lớn thì sẽ mang tang 3 năm, Cá Ông nhỏ thì mang tang 1 năm. Trong thời gian này thường người đó làm ăn không khá, kinh tế có phần trì trệ, song, khi hết tang thường thì kinh tế sẽ phất (khá) lên.Giá vé là 15.000 vnđ (thời điểm đăng bài 11/8/2019) mua tại quầy vé. Nếu được Anh Đạo, hdv tại điểm thuyết minh sẽ rất tuyệt vời, Anh rất nhiệt tình với khách và chia sẻ một cách đắm say.Là chốn thờ phụng nên quý khách lưu ý trang phục để thể hiện sự tôn trọng đấng được tôn thờ và nhận được ánh nhìn thiện cảm của người địa phương.Bài viết chia sẻ trong lúc ngẫu hứng nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Nhờ Anh Chị Em chỉ dạy thêm. Trân quý!Hướng dẫn viên Phan Nhật Dương.
Bộ xương cá ông to thật
Bộ xương ông cá voi cực lớn
Nơi tâm linh