user
Trường Dục Thanh
Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam
Ngoại hình
Trường Dục Thanh
Bình luận
An
Ôn tập №1

Đây là nơi Bác Hồ đã từng sinh sống và làm việc năm Bác 20 tuổi, nơi gắn với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. Tại đây Bác đã dạy môn Giáo dục thể chất và môn tiếng Pháp vỡ lòng, hiện tại còn lại di tích giếng nước và cây khế từng được Bác chăm sóc

Di
Ôn tập №2

Trường Dục Thanh, Phan Thiết là một địa chỉ đỏ, cho những người muốn tìm hiểu về lịch sử và Bác Hồ.Vị trí thuận lợi gần trung tâm thành phố, đối diện bảo tàng. Vào cửa miễn phí.Ngôi trường có quy mô nhỏ, kết cấu gỗ và gạch 2 tầng. Có phòng học, phòng thờ, có những hiện vật và câu chuyện lịch sử được ghi lại, kể lại. Có thuyết minh viên tại điểm tận tình hướng dẫn.Không có dịch vụ dành cho du khách tại đây.Thời gian tham quan khoảng 30-45 phút.

Ke
Ôn tập №3

Di tích lịch sử Quốc gia cần được đầu tư bài bản hơn

Ja
Ôn tập №4

Ngôi trường cổ kính và đẹp, dấu ấn lịch sử nơi bác từng sống, làm việc và dạy học tại đây.

Jo
Ôn tập №5

Cảnh đẹp, di tích lịch sử quý hiếm để cho giới trẻ học sửVào cửa miễn phí, ngay cả tết cũng vẫn mở cửa như ngày thường

Ph
Ôn tập №6

Đây là nơi mà Bác Hồ đã từng dạy học trước khi ra đi tìm đường cứu nướcNgôi trường vẫn giữ lại kiểu kiến trúc của ngôi nhà cũ, với gian gỗ hoàn toàn ở phía trước cùng gian tường gạch phía sauCác chi tiết mái, kèo có vẻ đã được phục chế nhưng vẫn giữ được nét cổ kínhTrong khuôn viên có 1 giếng cổNhà vệ sinh phải trả phí để vào

Va
Ôn tập №7

Khuôn viên đẹp, là nơi bác Hồ giảng dạy trước khi lên tàu đi viễn dương.

Ôn tập №8

Địa điểm lịch sử, khuôn viên được chăm nôm tốt, rất sạch sẽ. Không quá to, nhưng mát mẻ xung quanh còn có nhiều điểm ăn uống

Oa
Ôn tập №9

Đây là ngôi trường mà Bác Hồ đã từng ở lại sống và dạy học một thời gian trước khi ra đi tìm đường cứu nước!Hồi lần mình tới đây, cũng khá vắng vẻ, chắc thời điểm ko phải mùa du lịch nên chỉ có nhóm mình thôi, tụi mình cũng đi tham quan khắp các gian phòng của trường. Lúc mà ngồi tại phòng học chính, cảm giác như sống lại cái thời xưa vậy! Căn phòng rất mộc mạc giản dị và thoáng mát. Mọi thứ được làm bằng gỗ hết, mấy cái cột nhà có vẻ được đánh bóng lên rồi nhưng vẫn cảm giác cổ kính sao ah!Từ hướng cổng vào trên đường Trưng Nhị, khi bước vào trường là có cảm giác rất yên bình và giản dị rồi, có bãi cỏ xanh và hồ sen nhỏ, rất đậm chất dân tộc. Không khí tại đây mát mẻ và thoáng đãng lắm, chắc có thể trường Dục Thanh nằm sát bên sông Cà Ty nữaTính ra ngôi trường này cũng có hơn 100 năm tuổi rồi, mà những giá trị của nó vẫn còn lại y nguyên. Tại đây, còn có phong lưu niệm của Nguyễn Thông, phòng sinh hoạt cho học sinh,... và có giếng nước mà Bác Hồ thường ngày vẫn múc nước tưới cây nữaMục đích cao cả khi trường Dục Thanh được xây dựng là để dạy chữ cho người nghèo và đồng thời còn truyền bá lòng yêu nước cho thanh thiếu niên thời bấy giờ. Nhờ vậy mà có khá nhìu danh nhân lỗi lạc cũng có xuất phát điểm từ đây, như ông Nguyễn Kinh Chi - con cụ Nguyễn Hiệt Chi - về sau là Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đại biểu Quốc Hội khóa I -IV là người trực tiếp được Bác Hồ giảng dạy!...Nói chung là ngôi trường này là một di tích lịch sử khá quan trọng của dân tộc nên được bảo tồn! Và là một nơi đáng để tới, nhất là các thanh thiếu niên sau này, để có thể cảm nhận được một quá trình bảo vệ và gìn giữ Tổ Quốc của ông cha ta!

Tr
Ôn tập №10

Địa chỉ đỏ, được phục dựng lại

Ph
Ôn tập №11

Thật đúng là đi nhiều mới biết nhiều, cám ơn trưởng đoàn của chúng ta hiểu biết nhiều về địa danh trên đường đi...

Đả
Ôn tập №12

Là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907. Trường dạy học cho con em nhà cách mạng yêu nước. Nơi đây còn ghi dấu quãng thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn.Ngày nay trong khu trường còn giữ lại được gần như nguyên vẹn những kỷ vật trước đây chủ tịch Hồ Chí Minh từng dùng cách đây gần ngót thế kỷ.

BT
Ôn tập №13

Điieem nhaasnn liichj suu

La
Ôn tập №14

Nơi này Bác Hồ từng sống, làm việc, dạy học ngôi nhà được tu bổ sửa chữa lại cảnh quan rất đẹp.....

Ng
Ôn tập №15

Một nơi mang nhiều dấu tích lịch sử và kiến trúc ấn tượng.

SK
Ôn tập №16

Cảm nhận tinh thần hiếu học và đề cao tri thức của Bác. Bác luôn mãi là thần tượng của mình

Mi
Ôn tập №17

Buổi sáng mở cửa từ 8h đến 12h, buổi chiều mở cửa từ 13h30.

Ta
Ôn tập №18

Trường Dục Thanh - viết tắt của Giáo Dục Thanh Thiếu Niên do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường cổ này ghi dấu quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước.

Ph
Ôn tập №19

Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.Nhờ sự có mặt của Nguyễn Tất Thành trong một thời gian ngắn ngủi (6 tháng) mà nơi này được duy trì tôn tạo. Cách tôn tạo khiến người ta tưởng rằng Nguyễn Tất Thành là người có công rất lớn đối với trường Dục Thanh. Thật sự ông chẳng có công gì cả mà chì là người ở nhờ một thời gian ngắn.Sáu sáng lập viên của trường Dục Thanh: Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lội (hay Lợi), Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng.Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lầu nhỏ - Ngoạ Du Sào - là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.Kinh phí hoạt động của trường nhờ vào 2 nguồn: huê lợi từ 10 mẫu nhất đẳng điền do ông Huỳnh Văn Ðẩu - một phú gia có lòng ái quốc ở địa phương - hiến cho và tài trợ của Liên Thành Thương Quán. Nhờ đó học sinh ăn học không phải trả tiền, thầy giáo chỉ nhận trợ cấp mà không hưởng lương.Trường do ông Nguyễn Quý Anh làm Giám Hiệu, với hai giảng viên chính là Nguyễn Hiệt Chi và Trần Đình Phiên. Trường có 4 lớp học, số học sinh lúc cao nhất vào khoảng 100 học sinh, từ Sài Gòn ra, từ Đà Nẵng, Hội An vào, và nhiều nơi khác ở Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ, do nhiều bà con của các thân sỹ gửi gắm trọ học. Chương trình dạy của trường do Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội biên khảo, chú giải, được gửi vào Phan Thiết qua ông Đình nguyên hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, bạn thân giao của Trần Lệ Chất.

Ôn tập №20

Điểm tham quan nhỏ xinhThời gian thăm quan khoảng 30pNghe thuyết minh giới thiệu về thời gian Bác dạy học ở đây.

Mạ
Ôn tập №21

Các căn nhà được xây dựng bằng gỗ, lợp ngói đỏ, được chăm sóc kỹ càng nên rất sạch sẽ. Đến Phan Thiết bạn nên đến đây 1 lần

Th
Ôn tập №22

Nơi dạy học của Bác Hồ ngày xưa

xu
Ôn tập №23

Cảm giác như một văn miếu thu nhỏ của phan thiết, địa điểm di tích lịch sử ko nên bỏ qua khi tới phan thiết. Tickets free.

Ôn tập №24

Trường dục thanh đã tồn tại tới nay là hơn 100 năm rồi. nơi đây thầy giáo nguyễn tất thành đã từng sinh sống và dạy học, cũng là nơi ghi dấu ấn của người. trước khi người ra đi tìm đường cứu nước thì đã giảng dạy ở đây. các phần di tích còn lại ở đây khá đầy đủ như lớp học, giếng nước, những cây si lâu năm tại đây còn có những hịên vật gắn liền với bác hồ như bộ trường kỷ, bộ bàn ăn, khay mài mực, tráp văn thư

Ng
Ôn tập №25

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lầu nhỏ - Ngoạ Du Sào - là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.

QC
Ôn tập №26

Phan Thiết hấp dẫn hàng ngàn khách du lịch mỗi năm bởi nơi đây có thời tiết mát mẻ quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Phan Thiết còn sở hữu khu di tích trường Dục Thanh đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi – nơi thầy giáo Nguyễn Tất thành từng sống và dạy học, cũng là nơi ghi dấu hành trình của Bác.

HU
Ôn tập №27

Địa điểm lịch sử nổi tiếng lhan trang sạch đẹp

qu
Ôn tập №28

Di tích bên cạnh bờ sông khá nhỏ và không có nhiều hiện vật đẹp.

QU
Ôn tập №29

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác

La
Ôn tập №30

Nơi Bác đã từng sống và làm việc, đến đây du khách có thể tham quan bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng Bác để tư trang cá nhân, vv. Tất cả đều gợi lại một hình ảnh đời sống đơn sơ, giản dị nhưng đầy tâm huyết của Bác.

Tr
Ôn tập №31

Môi trường xung quanh đẹp, khu vườn được chăm sóc kỹ lưỡng. Phòng ốc được trưng bày sạch sẽ và giải thích cụ thể

Mj
Ôn tập №32

Đây là ngôi trường mà bác Hồ dạy học năm 20 tuổi trước khi đi tìm đường cứu nước, không mất vé thăm quan nhé, chỉ mất tiền gửi xe 5k, cảnh quan của trường khá giống với văn miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gần điểm thăm quan du lịch trường Dục Thanh có Bảo Tàng Hồ Chí Minh và Dinh Vạn Thủy Tú.

Se
Ôn tập №33

Tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu với Hồ Tá Bang đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn với giấy thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp.Cuối năm 1911, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn đảm trách Đổng lý phân cuộc Liên Thành ở Chợ Lớn, không còn ai giám hiệu và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Liên Thành Thư xã cũng đóng cửa ít lâu trước đó, chỉ còn công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến hiện tại. Hiện di tích Trường Dục Thanh thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận phục dựng theo mô tả của các học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước. Phần di tích cũ còn lại nguyên vẹn gồm có cây khế mà Nguyễn Tất Thành đã chăm sóc và giếng nước mà Nguyễn Tất Thành mỗi ngày lấy nước tưới cây.

De
Ôn tập №34

Đia diem lịch sử dep cho nguời mê sư.những nét hoài cổ vẫn còn

N.
Ôn tập №35

Ngôi trường lịch sử. Nơi thầy giáo Nguyễn Sinh Cung giảng dạy các học trò cách mạng yêu nước tại thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận. Nếu bạn là người say mê lịch sử, chắc chắn bạn sẽ muốn biết về công việc của Bác Hồ vào thời điểm ấy. 😍😍

Du
Ôn tập №36

🤗🤗🏢🏢Ghé thăm Trường Dục Thanh, bạn sẽ có cảm giác trở lại thời học sinh ( kỉ niệm xưa ùa về), nơi mà những bộ bàn ghế gỗ, bảng giảng dạy được đóng 1 cách tỉ mỉ . Đặc biệt nhất là nơi Bác Hồ đã từng giảng dạy ở đây.📣📣Free cho vé ra vào tham quan nhé mọi người!Chỉ tốn $ gửi xe 5k và $ vệ sinh thoai 2k! Quá rẻ@@@ Mình thích nhất là ngồi trên bàn đá, nơi gần chị gửi xe thân thiện ( không có ý gì với chị ý đâu nhé (@_@)). Chỉ là ngồi hóng mát dưới gốc cây xoài và được ăn xoài free.Good trip for U! Welcome to Duc Thanh Shcoll

An
Ôn tập №37

Là nơi bác hồ từng dạy học và sống, rất yên bịn và góc nhà rất đẹp

Th
Ôn tập №38

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống.Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành – một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:* Liên Thành Thương quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động* Liên Thành Thư xã: tuyên truyền và truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước* Dục Thanh Học hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ do các nhà chí sĩ Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất sáng lập ở Phan Thiết, nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục… Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I – IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn.Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này. Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước.

Ng
Ôn tập №39

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng học, một ngôi nhà lầu nhỏ - Ngoạ Du Sào - là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.

Vu
Ôn tập №40

Một nơi thú vị để tìm hiểu về lịch sử, hiểu thêm về danh nhân. Không gian được chăm sóc mát mẻ, sạch sẻ, nhân viên an ninh lịch sự và hòa nhã, có chỗ để xe oto, phía sau trường là quán nước ngồi rất mát mẻ giữa trưa.

Hữ
Ôn tập №41

Thuyết minh viên không có tâm, cả 200 khách mà chỉ dùng loa mang nhỏ cặp nách để nói, không quan tâm khách nghe hay ko, thao thao bất tuyệt. Làm việc như trả bài, chứ ko phải thuyết minh để nhắm đến khách du lịch

Gi
Ôn tập №42

Đây là địa danh lịch sử nơi đây bác hồ đã dạy học tại đây vẫn còn lưu giữ được những bút tích của bác Hồ

du
Ôn tập №43

Có Cây Vú sữa cổ thụ.

Nh
Ôn tập №44

Cổ kính, trải nghiệm tuyệt vời cho ai đam mê lịch sử, văn học!

Hu
Ôn tập №45

Nơi Bác từng dậy họ, nay là điểm tham quan nổi tiếng khi đến PT

QU
Ôn tập №46

Trượng phục dựng lại theo tỷ lệ 1:1 nguyên bản. Những hiện vật còn từ thời Bác Hồ là Cây Khuế phía sau trường. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng MÀ THU TIỀN ĐI VỆ SINH 1000đ/ 1 lần đi Đây là điểm Trừ cho cách làm Du lịch tỉnh Bình Thuận

Lo
Ôn tập №47

Không gian thoáng mát, sạch sẽ.Hướng dẫn viên mô tả rất nhiệt tình và chi tiết.Trồng nhiều cây xanh và cây ăn quả.Có nhiều chỗ để chụp ảnh tự sướng.Nhiều di tích, hiện vật lịch sử.Học được nhiều thứ về lịch sử giúp trao dồi kiến thức cho bản thân.Đồ ăn vặt không quá chặt chém chỉ từ 10k đến 15k thui.Nhưng đi vệ sinh 2k/lần.

Du
Ôn tập №48

Di tích lịch sử nên ghé thăm khi tới phan thiết . Trường giữ nguyên hiện trang cũ .

BI
Ôn tập №49

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này.

An
Ôn tập №50

Di tích lịch sử, ổn và thích hợp với các bạn thích tìm hiểu lịch sử. Đối diện có bảo tàng Hồ Chí Minh

Th
Ôn tập №51

Cổ kính, nhiều thông tin văn bản. Đường kách mệnh, nghị quyết cũ, trích ngôn.

Ho
Ôn tập №52

Vào tận mắt mới thấy vẽ đẹp.Nơi Bác đã giảng dạy.

Lo
Ôn tập №53

Rất thú vị.

Vl
Ôn tập №54

Rất tuyệt

Ôn tập №55

Khu di tích trường Dục Thanh tọa lạc tại số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết Trường được xây dựng năm 1907 ( xây dựng cùng năm với trường Đông Kinh Nghĩa Thục), ý nghĩa của tên trường Dục Thanh là Giáo dục thế hệ Thanh thiếu niên thức dậy ý thức dân tộc, lúc bây giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ vang danh khắp nơi.

Ph
Ôn tập №56

Khu di tích lịch sử mà bác Hồ đã giảng dạy

Du
Ôn tập №57

Lần đầu tiên mình vào thì thấy 1 khung cảnh cổ kính từ rất lâu năm 😎Nơi đây mang cảm giác như chúng ta là học sinh nơi Bác Hồ đã từng dạy ☺Có những hình ảnh kỉ niệm của ngôi trường cũng như những tờ giấy được chính tay Bác Hồ ghi vẫn còn giữ ở nơi này.Phải nói nơi này là nơi tuyệt vời 😍

Mi
Ôn tập №58

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng day hoc tai đây....

Ho
Ôn tập №59

Rất sạch sẽ , trang nghiêm. Mình rất ấn tượng về nơi đây. Cây bưởi , cây vú sữa , giếng nước , phòng học.

Ka
Ôn tập №60

Cảnh đẹp, cổ kínhCó nhiều hiện vật xưa được lưu giữ

Mi
Ôn tập №61

Di tích lịch sử đáng tới tham quan tại Phan Thiết,nơi lưu giữ hình ảnh của Bác Hồ trước khi vào Nam ra đi tìm đường cứu nước...

Th
Ôn tập №62

Đi tham quan cho biết..

Du
Ôn tập №63

Di tích lịch sử

Th
Ôn tập №64

Nằm ở số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Trường nằm kề bên bờ sông Cà Ty xinh đẹp hiền hòa của thành phố Phan ThiếtNgồi nghe hướng dẫn viên thuyết minh về trường và Bác Hồ hay lắm mọi người ạ!

Tr
Ôn tập №65

1 địa điểm tham quan tại Phan Thiết. Nơi trước đây bác Hồ từng dạy học

Ng
Ôn tập №66

Nơi Bác Hồ dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn

vi
Ôn tập №67

Là nơi để học tập cho các bạn học sinh rất tốtNhưng cần hướng dẫn và thuyết minh viên cứng 1 tí

BO
Ôn tập №68

Khi đến Phan Thiết thì nên ghé Trường để tham quan.Liền kề có Bảo Tàng Bác Hồ.Không gian hài hòa, rất nhiều hiện vật có giá trị tại đây.

Th
Ôn tập №69

Ngôi trường lịch sử

mi
Ôn tập №70

Đi tích lịch sử

Th
Ôn tập №71

Nơi ghi lại lịch sử dạy học của Bác HồSạch sẽ, trang trọngLà điểm tham quan giành cho các em học sinh vào dịp cuối tuần, nghỉ hè, ...

Ng
Ôn tập №72

Đẹp, mát mẻ, nên đến cho biết

la
Ôn tập №73

Tuyệt vời

ta
Ôn tập №74

Khu đi tích lịch sử

KU
Ôn tập №75

Điểm tham quan này đẹp, rất đáng đến. Miễn phí

TU
Ôn tập №76

Nơi xưa Bác đã dạy học.

Ôn tập №77

Nơi bác Hồ dạy học

PQ
Ôn tập №78

Ngôi trường nơi Bác đã từng dạy học khi xưa.

Ôn tập №79

Ngôi trường nổi tiếng ngày xưa mà Nguyễn Ái Quốc bắt đầu giảng dạy. Nơi lưu giữ khá nhiều về di tích lịch sử của Bác Hồ. Trường hiện đang được bảo tồn và nơi du để các cu khách tham quan muốn tìm hiểu về lịch sử.

Th
Ôn tập №80

Ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy.

Tr
Ôn tập №81

Thăm khu di tích lịch sử Dục Thanh - Phan Thiết

Ng
Ôn tập №82

Đến Phan thiết nên ghé thăm,Bác Hồ từng dạy học tại đây

tu
Ôn tập №83

Di tích lịch sử

Ho
Ôn tập №84

Sạch đẹp.

Đì
Ôn tập №85

Ý nghĩa.

le
Ôn tập №86

Ko có gì đặc sắc.

Họ
Ôn tập №87

Nơi Bác Hồ đã từng giảng dạy. Quê tôi

Di
Ôn tập №88

Một nơi tham quan hay và tốt.

Ch
Ôn tập №89

Đây là một trong những địa điểm lịch sữ ở Tp Phan Thiết. Năm 1910 Nguyễn Tất Thành người thanh niên trẻ tuổi nhất đến đây để giảng dạy cho nhiều thanh niên khác về phong trào yêu nước. Phía trong lớp học được phục dựng lại sẽ có hướng dẫn tại điểm thuyết minh để mọi người hiểu nhiều hơn. Phía sau vẫn còn cái giếng. Ở đây trồng nhiều cây xanh và có cả cây mít, trong hồ thì có hoa sen sống ảo thì khỏi cần chê lun.

kh
Ôn tập №90

Địa điểm hay

Tr
Ôn tập №91

Nơi mà Nguyễn Ái Quốc đã từng làm thầy giáo khi còn trẻ

Ng
Ôn tập №92

địa điểm lịch sử

an
Ôn tập №93

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này.

út
Ôn tập №94

Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo DụcThanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuậnsáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.Thành lập và hoạt độngSửa đổiTrường Dục ThanhĐầu thế kỷ 20, Bình Thuận là nơi hội tụ nhiều sĩ phu yêu nước, ban đầu do phong trào tị địa ở miền Nam,[1] sau đó do sự sách nhiễu của các quan lại phong kiến ở các tỉnh miền Trung, nên vào năm 1905, khi Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp ghé qua Bình Thuận trong một chuyến Nam du, thì hạt giống Duy Tân mọc rễ ở đây.[2]Với sự giới thiệu của Trương Gia Mô,[3] ba cụ đã gặp các ông Nguyễn Trọng Lội (hay Lợi), Nguyễn Quý Anh (là hai con trai nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông), Hồ Tá Bang và truyền bá tư tưởng Duy Tân của mình. Với sự góp mặt thêm của các ông Ngô Văn Nhượng, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, sáu ông đứng ra sáng lập ra 3 tổ chức với các nhiệm vụ chính trị - văn hoá - kinh tế gắn liền nhau, tương ứng với cương lĩnh hành động 3 điểm Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh của phong trào Duy Tân hồi bấy giờ:Dục Thanh Học Hiệu: mở trường dạy cho con em người yêu nước và lao động nghèo theo nội dung yêu nước và tiến bộ, được thành lập năm 1907.Liên Thành Thư Xã: truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước, được thành lập năm 1905.Liên Thành Thương Quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân, được thành lập năm 1906.Liên Thành Thương Quán hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu[4] và các phong trào giải phóng dân tộc về sau. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.

PH
Ôn tập №95

Nơi nhà yêu nước Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học. Khu di tích được trùng tu và bảo quản tốt, đến Bình Thuận ngoài du lịch biển cũng nên cho người thân đến thăm quan về di tích lịch sử văn hóa

Tr
Ôn tập №96

- Khuôn viên đẹp- Hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo

Cu
Ôn tập №97

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 do ông Nguyễn Trọng Lợi và Nguyễn Quý Anh là hai người con nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông khởi xướng. Bác Hồ đã dạy học tại đây tư năm 1910 đến 1911 Bác đã rời trường để vào Sài Gòn lên tầu vượt đại dương tìm đường cứu nước.

HỮ
Ôn tập №98

Nơi Bác Hồ thời thanh niên, trước khi vào Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước, đã từng dạy học ở đây. Ngôi trường nằm bên bờ sông Cà Ti- phan thiết. Kiến trúc rất đẹp, bằng gỗ, bình dị, mộc mạc

ph
Ôn tập №99

Trường dục thanh,khu di tích lịch sử từng là nơi Bác Hồ dạy học,vô đây miễn phí nhé

An
Ôn tập №100

Trường là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống, giảng dạy. Đây là di tích lịch sử được bảo tồn khá tốt với kiến trúc đa phần bằng gỗ. Tuy nhiên không gian trường khá nhỏ và cũng không có nhiều nội dung để tham quan.

Thông tin
100 Ảnh
100 Bình luận
4.7 Xếp hạng
  • Địa chỉ nhà:Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam
Thể loại
  • Bảo tàng lịch sử địa phương
  • Trường công
  • Điểm thu hút khách du lịch
Tiện nghi
  • Phù hợp cho trẻ em:Đúng
  • Nhà hàng:Không
Tổ chức tương tự