Nhà Lớn Long Sơn_Đạo Ông TrầnNơi đây là một di tích gắn liền với đạo ông Trần với nét văn hoá đạm bản chất Nam bộ và truyền thống ông bà. Nơi đây vẫn còn các ông, bà mặc bà ba đen, búi tóc, rất đậm chất Nam bộ.Những phong tục và nghi lễ cũng hết sức tốt đẹp, gìn giữ truyền thống ông cha.Với nhưng gian nhà rộng, bằng gỗ là nơi để khách tham quan đến nghỉ ngơi và cũng bái.Nhà xe hiện tại của Nhà lớn khá khang trang đang được xây dựng ở đối diện.Về ẩm thực, người dân ở đây ăn chay ngoài ra các sản phẩm về đặc sản rất nhiều ở phía chợ trước cổng nhà lớn.Đến đây bạn nên ghé vào, uống một ly Trà Đá đường thêm xíu cafe ở trên để cảm nhận tình cảm con người nơi đây.Long sơn nổi tiếng với Hàu, khi đến đây không nên bỏ lỡ.
Nơi có nhiều nhà gỗ kiểu nhà cổ, có chỗ nghỉ ngơi tắm rửa rộng lớn miễn phí cho ai muốn tìm chỗ nghỉ giữa đường đi. Có phục vụ nước trà và mứt chuối gừng rất ngon. Khi tham quan nam nữ xếp hàng riêng, nhưng k có người thuyết minh dù được xếp là văn hoá phi vật thể của tỉnh. Cẩn thận bậc thang cao.Đường vô có nhiều chỗ bán ruốc và chao ngon!
Một khu di tích lịch sử còn tồn tại nguyên vẹn. Rất đáng để tham quan học tập.Người dân ở đây đa số theo đạo ông trần, họ thường mặc đồ đen, búi tóc, đặc biệt người dân ở đây rất hiền lành, thân thiện và hiếu khách.Tham quan vào cổng tự do, không có gửi xe mà chỉ để ở trước cổng và có người dân trong dùm. Theo mình thì ở đây không có tình trạng trộm cướp, người dân sống hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Mình rất thích nơi này.
Cảm tưởng đầu tiên khi đặt chân đến trước khu di tích Nhà Lớn Long Sơn đó là cảm giác vừa thân thuộc, nhẹ nhàng, vừa kỳ lạ với lối kiến trúc và những tông màu hiếm thấy. Nhà Lớn Long Sơn có tông màu sáng, chủ yếu là xanh nhạt, vàng và đỏ tươi, tạo cảm giác sinh động, và thích mắt nhưng kiến trúc lại là rất quen thuộc và bình dị như thôn quê Việt Nam ngày xưa.Tất cả những người trong coi khu di tích này đều là con, cháu, họ hàng xa, bà con từ thời trước trông coi, và mọi người đều tình nguyện góp sức để gìn giữ khu di tích này chứ không hề được trả công. Không cần phải mua vé, khách du lịch cũng sẽ được mời vào khu nhà khách, ngồi uống nước trà nóng, và nghe kể về câu chuyện của Ông Trần.Một điều tất cả mọi người sẽ nhầm lẫn nếu không thực sự lắng nghe câu chuyện của Ông Trần, đó là ông không phải họ Trần. Ông tên thật là Lê Văn Mưu, người ở Hà Tiên, vào năm 1900 ông Trần và khoảng 20 người trong cùng gia tộc di cư đến đây, dừng chân ở bến Long Điền thì thấy nơi đây chưa được khai phá nên chọn nơi này để lập nghiệp và truyền đạo. Lúc sinh thời, ông lúc nào cũng làm việc luôn tay, để tóc búi lại, lưng trần, đi chân đất, chính vì thế người dân quen miệng gọi ông là ông Trần.Trong gần 20 năm xây dựng (từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành), tất cả tiền bạc, tài nguyên cần thiết để xây dựng nên Nhà Lớn ngày nay đều là của ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp. Mục đích chính của Nhà Lớn Long Sơn là làm thơi thờ cúng của đạo Khổng Tử, và nhà Thánh (thờ Khổng Tử) - Chánh Điện, là khu vực đầu tiên được xây dựng.Tiếp sau đó, những khu vực quan trọng tiếp theo được xây dựng như lầu Tiên, lầu Phật, lầu Cấm, nhà khách, vườn hoa và công tam quan. Sau khi khu vực thờ cúng được hoàn thành, ông cho xây dựng lầu Dài, làm nơi nghỉ ngơi cho người đến thăm viếng, rồi tiếp tục xây 5 dãy phố cho cư dân đến lập nghiệp, trường học dạy chữ quốc ngữ và nhiều công trình thiết thực khác như nhà chợ, nhá máy xay lúa gạo, kho chứa thóc, nhà đèn, nhà thợ mộc, nhà bếp và nhiều hồ chứa nước ngọt … Tất cả những kiến trúc này đều nằm trong một khu nên được gọi là Nhà Lớn, sau khi ông mất, khu di tích này còn được gọi là đền Ông Trần.Nhà Lớn Long Sơn được xây dựng với phong cách pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian (trời, đất) với Nho giáo, Lão giáo của Khổng Tử. Đa phần các vật dụng chính trong Nhà Lớn đều được làm bằng gỗ xà cừ và cẩn hoa cương. Tại đây cũng có rất nhiều món đồ cổ quý giá như bộ tủ thờ, bộ lư hương và chân đèn cổ, nhiều bức hoành phi, liễn thờ, những vật dụng này được ông sưu tầm và đem về lưu trữ sau những chuyến hàng có lời từ Sài Gòn.Tín ngưỡng thờ Khổng Tử không yêu cầu quá nhiều nhanh, đèn, kinh, kệ mà chủ yếu những lời dạy, sách của đạo giáo mang ý nghĩa khai mở tri thức và khuyên răn con người. Du khách đến đây sẽ được đi tham quan hoàn toàn miễn phí, thậm chí còn được thưởng thức khoai mì, bánh ít trần, nhưng có một hạn chế đó là không được tự do chụp hình tại những nơi thờ cúng, chánh điện. Lý do của con cháu Ông Trần là do không chủ trương quảng cáo du lịch, những ai có lòng biết đến Ông Trần sẽ tự tìm đến.Khi ông mất, ngoài đạo giáo của Khổng Tử, ở đây còn hình thành tín ngưỡng đạo ông Trần, vốn pha trộn nhiều đạo giáo khác nhau, nhưng chủ đích vẫn hướng con người đến với chân - thiện - mỹ. Con cháu của ông vẫn giữ gìn những phong tục, tập quán của ông, để không bị mai một theo thời gian, mọi việc trong Nhà Lớn được một nhóm 5 người, gọi là phiên ngũ đảm nhiệm, và nhóm này sẽ luân phiên thay đổi cứ mỗi 3 ngày. Hiện nay Nhà Lớn có đến gần 70 phiên với hơn 300 người tự nguyện phục vụ.Ngày này, người dân theo đạo Ông Trần vẫn mặc quần áo bà ba, đi chân đất, tóc búi gọn gàng, để giữ vững hình tượng mà Ông Trần để lại, từ sinh hoạt đến cả tính cách đậm chất Nam Bộ. Nếu bạn có cơ hội ghé qua đảo Long Sơn, hãy nhớ ghé khu di tích Nhà Lớn Long Sơn, để thấy công sức và tâm nguyện của Ông Trần vẫn còn được gìn giữ nơi đây.
Mát mẻ sạch sẽ. Công trình độc đáo nên ghé qua một lần để chiêm ngưỡng.
Một địa điểm tham quan miễn phí với các hướng dẫn viên là người địa phương rất nhiệt tình, rất nhiều vật dụng và kiến trúc đáng xem, trà mứt miễn phí nhưng ngon tuyệt, các đóng góp ủng hộ cho việc duy trì thì tuỳ tâm.
Tôi có đi rồiNơi này là 1 địa điểm thích hop khi đi vũng tàu nguoi ta có the nam nghỉ ngoi và an uong rat thich hop
Khu di tích mới lạ, có phục vụ trà bánh miễn phí, mát mẻ, nghỉ chân buổi trưa là tuyệt vời :D
Ngôi nhà gỗ theo dạng kiến trúc xưa miệt vùng biển, xung quanh bán những món đặc sản bạn có thể mua về làm quà.
Đẹp,cổ kính.
Đúng nhà lớn thật.
Một nơi thời phượng mộc mạc đơn sơ dạy con người ta làm lành lánh dữ rất tốt, mọi người nên đến tìm hiểu trải nghiệm và cầu nguyện cho thân tâm được an nhiên tự tại và bình yên giữa cõi đời này
Tháng 2 và tháng 9 ( âm lịch ) có lễ hội vía trùng cửu du khách rất đông vào ngày lễ nhà lớn có nấu đồ chay cho du khách ăn siêu ngon
Đây là 1 khu di tích lịch sử rất đáng để tham quan
Nhà thiết kế cổ điển kiểu phong kiến cung đình, là nơi thờ cúng tôn nghiêm và khá yên tĩnh, thoáng mát.
Một nơi cổ kính và cũng dân dã. Tuyệt nhất là còn lưu giữ lại kiến trúc miền nam hồi xưa
Cho tham quan nhưng không cho chụp hình. Bạn nào thích đồ gỗ cẩn xà cừ thì nên vào tham quan. Nghe nói đồ gỗ đây toàn trên 100 năm nhưng không rõ là cơ quan nào giám định
Công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng mang nét đặc trưng riêng của người dân xã Long Sơn.
Ghé tham quan xíu trên đường ra BT cũng ổn.Không cần mua vé gì cả. Có lòng thì cúng dường thôi, xem như trả lễ trà bánh mứt free vài chục ngàn.
Sau cuộc hành trình mệt mỏi.ghé qua đây thấy lòng nhẹ nhàn. Kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm trí
Không gian không quá lớn nhưng nó mang một nét văn hoá riêng... Biết thêm một đạo lành. Không thờ nhiều nhưng hướng thiện, hướng đến một nhân cách sống cao đẹp. Chú trọng Trung, Hiếu, Tín, Lễ, Nghĩa... Khá tương đồng với đạo Nho
Vào nhà lớm tham qua xong ra nằm ngã lưng nghỉ ngơi thật mát mẻ, thoải mái.
Có phản gỗ và gối cho khách thăm quan nằm nghỉ miễn phí, rất thú vị. Các cô, bà làm việc ở đây rất thân thiện và nhiệt hình hướng dẫn!
Nơi thờ Người có công gây dựng mảnh đất Long sơn ngày nay.
Nhà lớn Long Sơn còn gọi là đền Ông Trầnnằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.Đây là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành ba khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần.
Nha lớn ..thanh tịnh..nghiêm trang .nhà rộng.!thoán mát
Nhưng. Những người hướng dẫn khách đi thắp nhang đều ko biết gì về nơi này.
Đẹp1 gia tộc lớn, với những quy củ và nguyên tắc sống truyền thống và gia giáo
Cô chú ở đây rất niềm nở và nhiệt tình, một nơi bình lặng mà bạn có thể ngủ trưa theo nếp truyền thống Nam Bộ, có thể ở trọ qua đêm nếu muốn nhưng phải ở bên ngoài nhà khách tách biệt với nhà Lớn. Tất cả mọi thứ ở đây đều miễn phí.
Tại đây có nhiều địa điểm du lịch với thiên nhiên tiệt đẹp và có du di tịch lịch sử lâu đời
Khu di tích văn hóa của khu vực,bạn nên ghé qua thăm
Tiếp đón thịnh tình. Dân tình bán buôn ko chặt chém
Đẹp, độc đáo. Cuộc sống của cộng đồng này như một xứ sở riêng. Cảm giác tách biệt với thế giới bên ngoài
Good. Có người dẫn đi. Tới nằm nghỉ ngơi ăn uống thoải mái
Ở đây ta có thể khám phá một nền văn hoá mới.
Di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng tôn nghiêm, ý nghĩa giáo dục cao
Hiếu khách, hổ trợ tham quan nhiệt tình, tuy nhiên buôn bán, vé sô chèo kéo. Ko thích lắm
Di tích nổi tiếng tại Vũng Tàu với nhiều nét văn hoá rất hay.
Địa điểm rất nên đến mỗi khi đi Bà Rịa-Vũng Tàu. Nét văn hóa rất riêng, cổ kính, thanh bình
Địa điểm thăm quan. Mở cửa vào các ngày giỗ của Nhà Lớn
Xuống trễ hết đồ ăn ngon rồi chán quá
Miễn phí tất cảĐược tham quan di tích nhà lớnChưa có chỗ để xe tập trung
Nơi trang nghiêm thanh tịnh, mọi người khi tham quan nên giữ trật tự
Món ăn ngonThích hợp cho người ăn chay👍👍
Địa điểm du lịch tham quan đáng để đến
Đạo ông Trần. Một ngư dân lập nghiệp tại đây đã dựng làng, khai phá vùng đất này.
Nhà lớn Long Sơn là một điểm du lịch trên chuyến du lịch Sa Đéc - Vũng Tàu
Nơi tâm linh, lưu giữ những nét văn hoá xưa.
Người hướng dẫn không hiểu biết về lịch sử, nội dung hướng dẫn tào lao.
Di tích quốc gia
Đón khách chu đáo, có hướng dẫn viên của BQL Nhà Lớn hướng dẫn nhiệt tình.
Kiến trúc đặc trưng Nam bộ đầu thế kỷ 20
Trà và mứt ở đây khá ngon.
Giờ nghỉ trưa từ 11h00 không tham quan đc
Khu di tích
Nét đẹp cổ xưa rất rộng và lớn
Cổ kín đẹp
Quá tuyệt vời
Địa điểm văn hóa của người dân nơi đây
Hướng dẫn không tốt. Ko thuyết minh nguồn gốc.
Buổi trưa nghỉ
Nơi tôn giáo
Hãy đến và thấy bình yên.
Vòng tay lớn.
Tham Quan vay ma
Nơi thờ phượng những bậc tiền hiền
Rất đẹp và có giá trị lịch sử
Noi tho cung tam linh cua cac ho
Tuyệt vời văn hoá người xưa.
Nhà rộng, có nhiều đồ gỗ quý!
Không gian mát mẻ. Nhà khách có chỗ nghỉ ngơi uống nước.
Sản phẩm văn hóa cần được bảo tồn
Nhà cổ và Di tích lịch sử
Mát mẽ. Đồ gỗ cổ xưa
Thân thiện
Khá cổ kính và linh thiêng
Gần nhà vk cua N
Linh thiên
Uy nghiêm cổ kính, có nhiều cổ vật đẹp
Di tích văn hóa lịch sử