Trước khi lên chùa phải gởi xe ngay cổng vào. Giá một chiếc xe máy là 5.000đ thì phải, vì mình không phải người trả nên quên không để ý. Ở đây có nhà vệ sinh luôn. Không phân phòng cho nam hay nữ. Mà cửa thì khóa không chắc chắn, nam còn đỡ, các bạn nữ đi vào chắc chắn rất bất an. Nhìn thì hơi tối, ẩm thấp. Nhưng đỡ cái là không quá dơ, không nặng mùi. Mỗi lượt đi vệ sinh được tính phí 5.000đ. Từ bãi đỗ xe lên chùa phải leo thang bộ. 2 bên lối đi có các gánh hàng rong đồ ăn nhẹ, thức uống, các loại trái cây đặc sản. Có khu bán đồ lưu niệm của chùa. Trước khi vào chùa phải tháo giày dép cất vào các ngăn tủ bên trái và phải tòa điện chính. Trước khi vào chùa bạn cũng nên đảm bảo quần áo chỉn chu, không quá lộ da thịt, không thì cần chuẩn bị áo khoác mặc vào. Chùa có phát thanh quy định không được mang giày dép và thức ăn, thức uống vào. Riêng trong giai đoạn dịch Covid-19 thì chùa cũng có các sư ngồi trực yêu cầu du khách tham quan phải đeo khẩu trang, đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Trong hang lên chùa trên có các ngách thông đến một số phòng thờ. Ngoài ra còn có các tượng quan âm, tượng phật, bồn nước,... tạo điểm nhấn cho hang. Tuy có gắn đèn nhưng hang vẫn khá tối, mọi người nên đi chậm hoặc nối đuôi nhau đi để tránh không thấy đường, vấp ngã... Mình không coi bản đồ trước khi lên nhưng đại khái sau khi lên chùa trên có 2 tầng và tượng phật bên trái thì hết chỗ để tham quan rồi. Đoạn cầu thang nối chùa trên và chùa dưới là đoạn chụp hình checkin đẹp nhất theo cảm nhận của mình. Không khí thực sự tươi mát, trong lành. Đây là địa điểm tâm linh, đặc trưng của nó là yêu cầu thanh tịnh, trang nghiêm. Nhưng mình thấy các bạn trẻ vẫn còn một bộ phận thiếu ý thức, cười đùa lớn tiếng. Hy vọng các bạn lưu ý điểm này. Địa điểm phù hợp cho người đi một mình, người đi theo nhóm, gia đình. Nếu dẫn theo con nhỏ thì nên suy xét lại. Vì để các bé leo cầu thang nhiều thì có bé sẽ khóc nháo gây ảnh hưởng đến người xung quanh và sự thanh tịnh của chùa. Tóm lại, nếu muốn tìm địa điểm yên tịnh, xả stress, xa rời nhộn nhịp, xô bồ của thành phố thì bạn nên thử ghé thăm địa điểm này 👍
Trong chuyến đi viếng Bà này vì đoàn toàn người già nên bỏ qua địa điểm này. Mình ở nhà nghỉ ngay chùa Bà đã quyết đi bộ tới chùa Hang và thật không uổng công.Cách chùa Bà hơn 1.5km không xa lắm, đi dạo đánh dấu luôn quán nướng ít người chút về ghé vô. Trên đường đi rất nhiều quán nướng, ăn ổn, ko xuất sắc lắm, cho điểm 6,5 đ.Nếu không đi bộ dc, hãy chọn xe lôi 20k một chiều đến hoặc về. Ủng hộ các chú ấy đi, mần ăn dc có tg này.Vô cái chính: Chùa Hang:*Buôn bán ở cổng hơi nhiều nhưng ko chèo kéo, nước suối 5k, ko mắc he.*Bậc thang lên ko quá nhiều, vừa sức trung niên. Đi khám phá hang trong chùa cũng lên bậc thang nhưng ổn, vui, thú vị, thanh niên đi phà phà.*Quang cảnh: 10đ, rất đẹp, nhìn ra đồng lúa xanh mát tuyệt vời. Chùa được xây như tranh, cây cối xen kẻ, mát rượi, bốn phía hài hòa, rất đẹp*Kiến trúc: như lạc vào phim cổ trang hay hoa viên của một vị quan yêu thi ca. Nói chung là đẹp và được cái yên tĩnh đặc trưng, rất thanh tịnh, đôi lúc có khách vô ý nói lớn, trẻ con ồn ào nhưng ko ảnh hưởng nhiều đến không gian trang nghiêm.*Hang: cái mê cung độc đáo, đi đi rùi biết nói hay viết ko diễn tả được hết. Cái này lạ và thú vị nhất đó.Túm lại: Nên tham quan.Mong rằng giữ được mãi nét trang nghiêm, cổ kính và thanh tịnh của một ngôi Chùa độc đáo.
Ngôi chùa có Hang - Phước Điền Tự, trên triền núi Sam, tp Châu Đốc.—Lịch sử—Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ. Vì mến mộ đạo pháp cũng như cơ duyên hội đủ, năm 1836 bà đã đi xuất gia, một lòng cầu đạo giác ngộ và đến năm 1839 thì thọ giới Tỳ Kheo Ni. Sau vài năm tu hành thì người cảm ngộ được con đường tu tập của mình nên vào năm 1845 thì quyết định ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc và chọn Núi Sam là nơi để tịnh tu.Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi.Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc...Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 - 1990) trùng tu lần thứ hai. Sau đó kế thừa trụ trì đời thứ ba là Hòa Thượng Thích Thiện Chơn (1932 - 1998). Ngôi chùa được đại trùng tu và kiến thiết thêm nhiều hạng mục lớn nữa cho đến nay dưới sự coi lo chăm sóc của vị trụ trì đời thứ tư, Hòa Thượng Thích Thiện Tài.Kiến Trúc—Từ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300 m là đến chùa. Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10 m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Phía trước chùa có cây cột phướng cao hơn 20 m. Dưới thềm chùa là đôi tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Đứng ở đây, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...Ngoài ra, từ cổng nhìn lên, phía bên trái và bên phải chính chính điện, còn có các công trình khác dành để tu học và sinh hoạt của các sư.Ngày 10 tháng 7 năm 1980, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam ra quyết định số 92/VHTT-Q.Đ công nhận Chùa Hang (Phước Điền Tự) là một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.(Theo Wikipedia)
Chuyện kể, trước đây bà Thơ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà chán nản trốn lên núi Sam, tìm đến chùa Tây An xuống tóc đi tu vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.Sau thời gian ở chùa Tây An, bà nhận thấy đây cũng không phải nơi phù hợp với mình vì có nhiều người thường xuyên lui tới, chính quyền địa phương nhòm ngó. Bởi vậy, năm 1950, bà rời bỏ Tây An tìm nơi khác tu hành, mong có nơi thanh tịnh. Trên đường, bà gặp một cái hang cách chùa Tây An khoảng 1km, liền dựng am lập nơi tu hành, đó là khởi nguyên ban đầu của Chùa Hang Châu Đốc ngày nay.
Lần đầu tiên tôi được đến nơi đây chùa Hang - Châu Đốc . cảnh vật nơi đây khiến tôi không thể nào thoát khỏi sự yên tĩnh nhưng ma mị đến lạ thường được nhìn ngắm hoàng hôn được nhìn những cánh đồng xa bát ngát lòng không thể nào không có chút gọi là xao xuyến giao động nói chung cảnh vật hữu tình đẹp đến lạ hứa sẽ quay lại vào một ngày không xa.
Theo sự tìm hiểu của tôi từ các trang tài liệu thì Chùa Hang Châu Đốc là ngôi chùa có lịch sử đã hơn 150 năm nay, ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ được đích thân một người phụ nữ tên Thợ dựng lên làm nơi tu hành, chiếc am khi đó rất nhỏ và chỉ được lợp bằng tre lá đơn sơ.Chùa Hang Châu Đốc có vị trí nằm trên núi cách mặt đất khoảng 300m . Khi xưa, đường lên núi rất dốc vì sườn Tây núi Sam hầu như dựng đứng và rất khó đi. Tuy nhiên, hiện nay lối lên chùa đã được xây dựng những bậc thang bằng đá lên tận nơi để thuận tiện cho du khách. Đi lên chùa Hang bằng những bậc thang đá trắng, du khách còn có thể chậm rãi mà ngắm nghía, thăm thú cảnh rừng núi Sam, một màu xanh ngút mắt cả chiều rộng và bề sâu với một bầu không khí trong lành và mát mẻ. Nhìn ra xa là những cánh đồng lúa bát ngát, những dòng sông cắt ngang uốn lượn rất đẹp mắt.Ngôi chùa gồm hai công trình chính đó là: hai ngôi bảo tháp và chánh điện. Khi vừa lên tới chùa du khách sẽ bị thu hút bởi hai ngôi bảo tháp cao và có dáng đứng hiên ngang, màu sắc nổi bật với những đường nét chạm trổ tỉ mỉ và dụng công rất tinh tế. Hai tòa bảo tháp cũng chính là nơi thờ tự hai vị sư có công lớn nhất trong việc hình thành chùa Hang Châu Đốc là bà Thợ và nhà sư Thích Huệ Thiện. Bảo tháp phía dưới là nơi thờ sư Thích Huệ Thiện, còn tòa tháp phía trên là nơi thờ nữ pháp sư Diệu Thiện tức bà Thợ. Chùa còn có công trình mà nhân dân dành để tưởng nhớ vị Phán Thông là người đã có công quyên góp tiền bạc tu dựng chùa lần đầu tiên sau khi bà Diệu Thiện qua đời.Phần chánh điện của chùa Hang Châu Đốc không quá lớn nhưng rất khang trang và được trang hoàng với những bức phù điêu nghệ thuật ấn tượng. Chính điện là nơi thờ Phật Thích ca cùng một số các vị thần. Nổi bật phía trước chùa có cây phướn chiều cao lên tới 20 m cùng những bức tượng linh vật trắng muốt. Trong khuôn viên chùa có am thờ tượng Phật Di Lặc. Phía trước hoa viên có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và bốn vị hộ pháp đứng nhìn về phía dưới chân núi.
Chùa có kiến trúc độc đáo. Lên chùa có thể nhìn thấy cảnh các cánh đồng lúa xanh. Đi vào mùa lúa chín thì cảnh thật sự rất đẹp. Trên đường đi còn có thể ngửi thấy mùi thơm của lúa. Chúa có hệ thống hang động thú vị. Đây thật sự một địa điểm nên đến tại Châu Đốc
Chùa rất đẹp, trang nghiêm, yên tịnh, trật tự và rất nề nếp.Trong chùa có rất nhiều góc để chụp ảnh đẹp và ảnh toàn cảnh.Đồ ăn hai bên đường lên chùa giá rất hợp lý, ngon, nên ra đó mua chủ yếu lad me dốt ngọt và mây thái.
Một chút thanh tịnh, một chút trầm mặc, một chút khói hương lảng bảng trong thinh không, một chút ngân reo của tiếng chuông chùa đang vang vọng như đưa tâm hồn mỗi người bước vào thế giới bình yên. Chỉ một chút thôi người ta cũng đủ cảm thấy lòng an nhiên đến lạ. Ấy vậy nên với nhiều người, chùa không chỉ là nơi cầu nguyện ước, đó còn là chốn thiền tâm để trái tim buông bỏ mọi sân si, tìm lại chính bản thân mình. Bước chân lang thang dọc khắp miền đất nước, du khách có dịp chiêm ngưỡng không ít các ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo và quang cảnh đẹp thơ tình như tranh. Một trong số đó, không thể bỏ qua chùa Hang - cõi lặng tâm linh giữa lưng chừng vách núi ở An Giang, đứng ngay trên đất Việt mà cứ ngỡ lạc vào xứ sở anh đào mộng mơ.có lịch sử hơn 100 năm Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, do bà Lê Thị Thơ (có biệt danh bà Thợ), mang pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu chùa chỉ là một am tu bằng tre lá; do bà Thợ tạo lập để làm nơi tu hành khi còn trẻ. Theo dân gian, trước đây vì nhà chồng bà Thợ quá hà khắc, nên bà đã tìm đến chùa Tây An xuống tóc đi tu. Mỗi ngày bà vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên. Sau một thời gian, chùa Tây An có nhiều người lui tới nên bà cảm thấy nơi này không còn phù hợp với mình nữa. Chính vì vậy, năm 1950 bà đã rời đi và tìm đến một nơi yên tĩnh khác để tu hành. Trên đường đi bà gặp một cái hang động lớn và đã quyết định dựng một cái am để làm nơi tu hành (thuở sơ khai của chùa Hang An Giang ngày nay.Chùa Hang được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm của núi non hùng vĩ, nhiều loài cây đến mùa lại bung nở thắm tô cả một vùng, đem lại bức tranh nên thơ trữ tình cho chùa Hang cổ kính. Từ cánh cổng dưới chân núi, du khách phải trải qua nhiều bậc thang cao chừng 300 mét để đến khu vực chính của chùa Hang. Lúc leo bộ, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tưởng chừng như tương phản nhưng lại rất hòa hợp ở nơi đây, một bên là bức tường thành đỏ được bàn tay con người chăm chút, một bên là núi rừng đang lan tỏa hương vị ngọt lành, giúp du khách như quên đi bước chân mệt mỏi mà tiếp tục hành trình.
Chùa Hang rất đẹp, m.n đến tham quan viến chùa cầu bình an. Chúc m.n được an lành và mạnh khỏe. A di đà phật. pháp danh (Vô Tâm)
Rất đẹp - đứng trên này ngắm lúa tuyệt vời luôn - nên ghé khi đến Châu Đốc
Núi Sam, một quần thể dung hòa điềm đạm giữa thiên nhiên huyền thoại với sự hội tụ tâm linh con người. Cụm di tích và danh thắng núi Sam được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 92-VHTT/QĐ của Bộ văn hóa ngày 10/7/1980 gồm 4 di tích: Miếu Bà chúa xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và chùa Hang (Phước Điền Tự).Miếu Bà chúa xứ thuộc phía Đông núi Sam, về hướng Tây 2 km, du khách bắt gặp bảng đề “Phước Điền Tự” là đã đến cổng dẫn lên chùa Hang khoảng 300m. Bước lên từng bậc thang, mệt mỏi xua tan khi trước mắt là gian chánh điện uy nghi, phía bên phải chánh điện hướng nhìn vào là gian thờ các vị sư tổ của nhà chùa. Chùa Hang có một kiến trúc đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang một nét trang nghiêm cổ kính với một dáng vấp huyền thoại bởi phong cách riêng của kiến trúc chùa. Từ chân Núi sam nhìn lên, chùa nằm cheo leo giữa lưng chừng núi.Từng chùm phượng chen chút như cứ bám vào từng mái ngói, màu hồng của phượng, sắc nâu đỏ của ngói lâu rồi đã trở thành một hình ảnh đẹp, vậy mà người bản địa lại sợ ngôi chùa này bị lãng quên bởi chùa nằm khuất sau dãy nhà cặp Quốc lộ 91. Có đoàn du khách dừng lại ngắm thật lâu mới chợt nhớ Châu Đốc còn có một ngôi chùa tồn tại từ thế kỉ 18 giờ bỗng sắt son diễm lệ lạ thường.Ở một vị trí khiêm nhường như thế, chùa Hang vẫn thu hút các tín đồ phật tử và khách thập phương vào những ngày Vu Lan, giỗ tổ sư bà Thích Nữ Diệu Thiện, ngày Phật Đản sinh và cùng với sự kiện lễ hội cấp quốc gia vía Bà chúa xứ Núi Sam thì nơi đây là nơi hành hương lý tưởng dành cho du khách.Di tích lịch sử chùa Hang được xây dựng ở hai khu vực: phía trên cùng là công trình chính với hang đá thiên nhiên và chánh điện thờ Phật; phần dưới thấp là ngôi hậu tổ, nhà khói và các tháp. Thiên các là nơi giảng kinh được ngự giữa một hồ sen nhỏ. Chánh điện, hậu tổ và nhà khói là do bà Thợ dựng lên đầu tiên (vào khoảng 1840 – 1845) bằng tre lá đơn sơ. Năm 1885, ông Phán Thông người Châu Đốc cùng nhân dân nơi đây xây lại kết cấu nền gạch, cột gỗ căm xe, ngói mác, kèo rui gỗ thao lao… nên chùa Hang bắt đầu nổi tiếng. Tuy nhiên, đến năm 1946, ngôi chùa mới thực sự hấp dẫn khách tham quan du lịch.Cũng năm đó, hòa thượng Nguyễn Văn Luận – trụ trì chùa đã chủ ý sửa chữa làm nên diện mạo ngôi chùa không chỉ đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương vốn đã gắn bó với ngôi chùa nay còn được nhiều người biết đến. Có thể tự hào rằng, Phước Điền Tự đẹp nhất từ sau năm 1991 đến ngày nay. Nếu như được phép của nhà chùa, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được lần theo vách đá đặt chân lên sân thượng bề thế có bóng cổ thụ xòe ô trên đầu để ngắm toàn cảnh đồng bằng ruộng lúa bạt ngàn và sông rạch chằng chịt chạy miết tận chân trời.Từ tháng ba cho đến đầu tháng sáu âm lịch, người đi trẩy hội về núi Sam đông nhất. Chùa Hang tách biệt hẳn những ồn ào náo nhiệt. Ngày hè, nắng soi thật trong xuống đỉnh núi. Phượng tỏa quanh núi Sam một mùi hương nồng nàn. Đêm, núi Sam như một hình chóp đều, có người lại ví ngọn núi như một chiếc bát úp khoe những hoa văn không cầu kì nhưng diễm ảo lung linh nhờ những ánh đèn, có cả thứ ánh sáng mong manh từ những chiếc đèn lồng được thắp quanh chùa điểm xuyết bao điều ước an lành. Và chờ con nước về từ phía những cánh đồng, núi Sam sẽ đỏm dáng làm nên một biểu tượng vùng đất An Giang trù phú.Dựa trên phần chánh điện và hang thanh xà bạch xà phía sau chánh điện, chùa Hang từ thuở ban sơ đến nay đã phát triển và khẳng định được mình. Hiện chùa Hang có hơn 20 thầy và 8 ni sư, trong đó có 5 vị đã và đang theo học tại Học viện Phật học. Thượng tọa Thích Thiện Tài – trụ trì chùa nhận định, thời điểm nhập thất (thiền thất) mồng 8 đến 14 âm lịch, gian nhà khách của chùa ấm cúng hơn.Quãng đi từ gian chánh điện sang ngã rẽ, lối trái sang nhà khách và lối phải vào hang đá là dãy tre ngà mọc xen vách đá, góp phần chắn cho nước nhẹ dòng.
Một địa chỉ đỏ cho khách thập phương hành hương bái Phật.
Chùa Hang - Châu Đốc An Giang hay còn gọi là Phước Điền Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng cả vùng Nam Bộ. Đây vừa điểm đến du lịch tâm linh vừa là nơi sở hữu vẻ đẹp như chốn tiên cảnh bồng lai.Chùa Hang Châu Đốc An Giang có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, được xem là điểm đến đến tâm linh không thể bỏ qua của người dân An Giang và du khách gần xa khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ.
Chùa Hang là nơi hấp dẫn cho những ai sống ảo.Nơi đây là nơi linh thiêng nên hạn chế nói lung tung các bạn nhé.Mà các bạn đừng mua đồ ăn vặt ,và nước bên ngoài đem vào, vì chùa không cho mang đồ ăn thức uống vào chùa.Nếu lỡ mua thì ăn hết bên ngoài r hãy vào.Vào chùa thì có phòng để dép để, đồ, các bạn để đồ đạc vào phòng xong ,chỉnh đốn trang phục r vào chùa.Vào chùa Hang nhớ đi qua hang ,qua qua các ngóc ngách cho hết nha bạn.Với chùa Hang tớ sợ nhất hang rắn, hang cũng ngắn thôi nhưng hơi sợ bạn ạ.
- Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ.- Chùa Hang không chỉ nổi tiếng về cảnh sắc say đắm lòng người mà ngôi chùa còn gắn với rất nhiều giai thoại và sự tích ly kỳ. Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, ban đầu là một am tu bằng tre lá, do bà Thợ tên thật là Lê Thị Thơ (1818 – 1899), pháp danh Diệu Thiện, người làm nghề may ở Chợ Lớn tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.Chuyện kể, trước đây bà Thơ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà chán nản trốn lên núi Sam, tìm đến chùa Tây An xuống tóc đi tu vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.Sau thời gian ở chùa Tây An, bà nhận thấy đây cũng không phải nơi phù hợp với mình vì có nhiều người thường xuyên lui tới, chính quyền địa phương nhòm ngó. Bởi vậy, năm 1950, bà rời bỏ Tây An tìm nơi khác tu hành, mong có nơi thanh tịnh. Trên đường, bà gặp một cái hang cách chùa Tây An khoảng 1km, liền dựng am lập nơi tu hành, đó là khởi nguyên ban đầu của Chùa Hang Châu Đốc ngày nay.Theo giai thoại, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Dần dần, đôi mãng xà được cảm hóa, thường đến ăn đồ chay, trông chừng thú dữ, kẻ gian, bảo vệ chốn tu hành của bà Thơ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Từ xa xưa, vùng đất núi non này gắn với bao huyền thoại, từ bạch hổ đến cọp ba chân, rắn khổng lồ. Nhưng bất cứ loài mãnh thú nào dù hung hãn tới đâu khi nghe tiếng kinh kệ thì cũng được thuần hóa, chỉ ác với kẻ xấu, bênh vực người tu hành, người lương thiện.Vì thế, câu chuyện truyền miệng về đôi mãng xà gắn với vị nữ tu này giống như lời răn dạy về việc trừng phạt kẻ ác, cứu vớt người lành. Người dân quanh đây đều thuộc lòng truyền thuyết về chùa Hang Châu Đốc. Cứ mỗi khi có du khách đi ngang qua, ngồi bên hồ sen, hành lang chùa mà nghe kể lại càng thêm thú vị.Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc… Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 – 1990) trùng nâng cấp chùa lần thứ hai. Ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba – Hòa thượng Thích Thiện Chơn, chùa đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện…Trong hoa viên chùa Hang Châu Đốc có hồ hoa súng rộng, xung quanh trồng nhiều loại hoa tạo nên không gian xanh tươi mát, xen lẫn những đóa hoa trắng, vàng đỏ. Từ hoa viên của chùa, khách du lịch chùa Hang còn có dịp chiêm ngưỡng bức tranh làng quê thành bình của xứ An Giang.Chùa có am thờ tượng Phật Di Lạc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và 4 vị hộ pháp đứng nhìn về phía chân núi. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Hai tòa bảo tháp cũng chính là nơi thờ tự hai vị sư có công lớn nhất trong việc hình thành chùa Hang Châu Đốc là bà Thợ và nhà sư Thích Huệ Thiện.Phần chánh điện của chùa Hang Châu Đốc không quá lớn nhưng rất uy nghiêm và được trang hoàng với những bức phù điêu nghệ thuật ấn tượng. Chính điện là nơi thờ Phật Thích ca cùng một số các vị thần. Nổi bật phía trước chùa có cây phướn chiều cao lên tới 20m cùng những bức tượng linh vật trắng muốt.- Mình có 1 lưu ý : để cảm nhận hoàn toàn khung cảnh nơi đây, các bạn nên đi vào những ngày bình thường để không phải chen lấn. Hoặc có thể đi vào sáng sớm để cảm nhận khung cảnh tuyệt vời nơi đây, với view ra cánh đồng lúa xanh mướt.
Chùa đẹp. Đáng để đi. Với kiến trúc độc đáo và thú vị. Đúng tên gọi là ngôi chùa nằm trong hang. Rất đẹp. Sẽ quay lại lần nữa. 5/5sao. Địa điểm đáng giá
Chùa Hang, tên gọi dân gian của Phước Điền Tự có lịch sử hơn 100 năm tuổi, là một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của núi Sam, được bộ Văn hóa xếp hạng. Mặc dù nằm trên triền phía Tây núi Sam, cách cụm di tích chùa Tây An, miếu Bà Chùa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1km nhưng vốn là một cảnh quan thanh tịnh, ở trên độ cao vừa phải, có hang sâu với truyền thuyết Thanh xà Bạch xà hấp dẫn, chùa Hang vẫn được du khách, người hành hương tấp nập đến viếng.Chùa do bà Thợ lập nên. Bà tên thật là Lê Thị Thơ, sinh năm Mậu Dần (1818), quê quán Chợ Lớn, làm nghề thợ may nên được gọi là bà Thợ. Sau khi có chồng gặp cảnh đời ngang trái, bà từ bỏ cuộc sống đời thường đi đến núi Sam vào chùa Tây An xin quy y với pháp danh Diệu Thiện. Tu được một thời gian, nhận thấy Tây An Tự nhiều người lui tới và bị chính quyền bấy giờ theo dõi, nên bà đi lần về hướng Tây gặp cái hang sâu yên tĩnh, vắng người, rậm rạp cây cối nên ở lại dựng am tu hành.Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, chúng không hại người mà đêm đêm còn đến khoanh sau lưng bà nghe kinh, ăn đồ chay cúng Phật và trông chừng thú dữ, kẻ gian, bảo vệ yên tĩnh chốn tu hành. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất. Hiện nay, để tránh nguy hiểm, hang được lấp kín chỉ còn lối đi vào cửa sâu khoảng 10m, trông rất âm u, huyền bí.Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư nữ Diệu Thiện viên tịch, thọ 81 tuổi. Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ. Di ảnh bà còn lưu lại trong chùa với gương mặt phúc hậu, nhân từ.Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông Phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói… từ đó trở thành Phước Điền Tự nhưng người ta vẫn gọi là chùa Hang. Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 – 1990) trùng tu lần thức hai. Ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn vẫn còn đang tiếp tục xây dựng…Từ chân núi đến chùa Hang là con đường nấc thang vừa để dễ đi vừa tạo thêm nét đẹp giữa những khối đá chập chùng. Đoạn đường đủ để người ta đi một hơi rồi đứng lại hít thở không khí trong lành, ngước nhìn cảnh chùa cao vời vợi hay ngắm cảnh đồng bằng bao la bát ngát.Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Phía dưới là bảo tháp của hòa thượng Thích Huệ Thiện, phía trên là bảo tháp của bà Thợ. Ngôi bảo tháp này được xây dựng năm 1899. Đã nhuốm màu rêu phong nay được tu sửa lại. Trước bảo tháp của bà Thợ là mộ thầy Phán Thông, tức ông Nguyễn Ngọc Cang, người có công rất lớn trong việc trùng tu lần đầu tiên.Mặt tiền chùa và chánh điện được xây dựng lại khang trang, mỹ thuật hơn xưa. Chính giữa thờ Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí ở hai bên. Đặc biệt, phía trước là cây cột phướn đồ sộ cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, bên phải là Đông lang đã được xây dựng mới.
Một quần thể được xây dựng quá kì công và nghệ thuật
Chùa đẹp, yên bình rất đáng ghé qua viếng nhưng nhà chùa cứng nhắc gây khó chịu cho khách thập phương.Đi tu đề nghị bớt sân si hơn thua với chúng sanh những chuyện không đáng với nè.
Điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Châu Đốc, ngoài việc đi vía Bà, hay chùa Ông Tây An thì Chùa Hang là nơi không thể bỏ qua. Chốn linh thiêng với cảnh sắc như chốn bồng lai dễ dàng thu hút mọi người đến viếng thăm. Kinh nghiệm nên đi lúc xế chiều khi mặt trời không còn quá cao sẽ chiêm ngưỡng được cảnh hoàng hôn trên những cánh đồng lúa bạt ngàn trải dài sang tận Campuchia, thấp thoáng xa xa là những ngọn núi thuộc dãy Thất Sơn Huyền bí.
Chùa quá đẹp, kiến trúc xuất sắc. Nằm trên núi cao rất mát mẻ. Đi vô chùa phải bỏ dẹp ra vì chùa rất sạch được lau chùi mỗi ngày. Chùa làm những hang động bên trong có nhiều tượng phật rất độc đáo.
Chùa rất đẹp, độc đáo, có nhiều tượng nằm trong hang, tượng phật niết bàn và tam thế phật nằm trên đỉnh. Cảnh quan rất đẹp, mát mẻ. Rất đáng để đến 1 lần
Chùa ở trên cao nên có nhiều cảnh rất đẹpMọi người có cơ hội nên ghé thăm 1 lần
Cảnh chùa rất đẹp. Đi bộ leo lên bậc thang khá nhiều nên ko phù hợp cho trẻ nhỏ và người đi lại khó khăn. Gửi xe tại chân núi, hiện tại giá khoảng 10k 1 chiếc xe máy, thu tiền ngay khi gửi xe. 2 bên đường lên núi có khá nhiều dân địa phương buôn bán thức ăn vặt, nước uống, giá cả phải chăng và rất thân thiện. Trên chùa có hang động vào trong lòng núi, có đài nước suối quan âm uống được để cầu bình an. Đứng trên ban công chùa có thể ngắm toàn cảnh Châu Đốc. Nên đi lúc trời có nắng sẽ thưởng thức được phong cảnh thanh tịnh nơi đây và đồng thời có thể lưu lại được những bức ảnh lưu niệm cùng gia đình, bạn bè. Lưu ý vào những ngày nắng gắt, nên mang theo mũ, dù che nắng, thoa kem chóng nắng để tránh bị say nắng.
Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Chùa Hang được xây dựng rất đẹp và sạch sẽ. Hang được xây dựng lại khá dài và an toàn cho du khách.
Chùa đẹp,không gian yên tĩnh.ở đây được bố trí 1 cách quy củ. Một nơi tâm linh rất đáng đi khi đến Châu Đốc
Đây là một nơi tâm linh thanh tịnh đáng để đến lạy phật và ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên tuyệt vời 👍👍👍❤
Thanh tịnh, cảnh đẹp, gió mát
Chùa rất đẹp ❤️
Quan canh kha dep
Cảnh chùa thanh tịnh,rất đẹp
Hùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ…Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Đền Tự, nằm trên đồinúi Sam, rất gần với Miếu Bà chúa xứ, cách đó tầm 1km. Bạn phải di chuyển lên những bậc thang tam cấp để đến với Chùa Hang.Chùa nằm bên trong hang núi nên cảm giác đầu tiên là rất mát mẻ dù bên ngoài trời có nóng đến đâu, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đi luồn qua các tảng đá nằm chồng chất lên nhau, khám phá ra các tượng Phật tại chùa, được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tại Châu Đốc.Nói chung là rất tuyệt vời.Đây là địa diểm lý tưởng cho bà con hội phật giáo nên ghé thăm mỗi khi có dịp đi châu đốc.
Thật sự phong cảnh chùa tại nơi này rất đẹp! Mình rất thíchNhưng sư thầy có vẻ không hoan nghênh nhóm mình vô tham quan ( có lẽ nhóm mình đến chùa hơi sớm)Nhắc nhở mình bỏ dép vào tủ như quát vào mặt thất vọng
Chùa hang có triển thuyết rất hay mình nghe qua nhưng không kể lại ,để mọi người đến đây tim hiểu sẽ thấy thú vị hơn,Còn công trình xây dưng chùa trên núi là một kỳ công do vận chuyển vật khá công phu .Chùa cổ kính đẹp khí hậu mát mẽ ở lưng chừng núi sam ,phóng tầm mắt ra toàn cảnh xa là cánh đồng như 1 tấm thảm màu xanh biếc nối liền biên giới Việt Nam ,Campuchia tạo ra một bức tranh tuyệt hảo ,sơn nước hữu tình
Siêu phẩm view luôn, lên mát mẻ thoải mái vô cùng
Chùa Phước Điền Tự còn gọi là Chùa Hang hình thành khoảng năm 840-1850. Với những tán lá xanh ngút ngàn, với sự tích Mãng Xà linh thiêng,
Chùa thanh tịnh, mát mẻ, nhiều cảnh đẹp. Bên cạnh đó còn có nơi bán quà lưu niệm tượng phật móc khóa chuỗi hạt các loại rất đa dạng
Linh ứngTrang nghiêmHoàng trángThơ mộngAdi đà phật
Nơi bình yên..huyền bí
Chùa Hang cách cụm di tích chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1 km, nằm bên tuyến đường núi Sam - Nhà Bàng.Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.Chuyện kể, trước đây Bà Thợ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà phải lẩn trốn đến chốn biên thùy này, vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi.Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.Tiếp nốiNăm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc...Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 - 1990) trùng tu lần thứ hai và ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn vẫn còn đang tiếp tục xây dựng...
Tuyệt. Chùa rất đẹp. Cảnh rất thanh bình
Địa điểm nhất định phải ghé khi đến Châu Đốc. Chùa nằm trên triền núi Sam, trước cổng có bãi giữ xe cho cả xe máy và ô tô. Chùa khá rộng và cực kỳ đẹp. Đứng tại khuôn viên chùa, từ trên cao, mọi người còn có thể chiêm ngưỡng bao quát bức tranh làng quê thanh bình của xứ An Giang.
Cảnh đẹp lắm ạ
Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Phước Điền, tọa lạc trên triền núi Sam, Thành phố Châu Đốc. Chùa cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1 km, chùa có tuổi đời hơn 100 năm. Đến đây các bạn cứ ngỡ như trút bỏ được tất cả bụi trần, với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa còn là nơi đưa bạn đến thế giới không lo âu phiền muộn và nhẹ nhàng. Từ chân núi đến chùa Hang các bạn phải vượt qua 300 bậc thang cao để đến khu vực chính của chùa Hang. Bên trong chùa Hang ngoài chính điện thì các ngóc ngách trong hang sâu vào vách núi chùa Hang, người ta đều đặt các bức tượng Phật để thờ. Hai bên lối đi dẫn vào còn có bức tượng của đôi mãng xà như linh vật. Gian thờ Tam Bảo là nơi thu hút khách nhất với bốn bề tường đều được phủ lấp bằng kính rất ấn tượng để du khách nhìn vào hướng nào cũng thấy hình ảnh phản chiếu của các Phật rất trang nghiêm và rất sinh động. Với không gian vừa huyền bí lại dung dị, vừa cổ kính lại gần gũi, vừa trầm mặc nhưng cũng rất an yên ở chùa Hang hứa hẹn sẽ là 1 điểm đến thật tuyệt vời 1 điểm đến đầy hấp dẫn, trang nghiêm và lý tưởng dành cho mọi người và mọi du khách khi đến với chùa Hang (Chùa Phước Điền) ở Thành phố Châu Đốc thân yêu này.
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km.- Chùa có lịch sử hơn 100 năm tuổi do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp danh Diệu Thiện lập nên.- Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao…- Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng...
Mua nay đúp lam phương no ..co mua cay coi xanh tuoi..dép nhu tranh
Chùa đẹp, bậc đá leo lên chùa caoCảnh đẹp, chánh điện giảng pháp rộng.Có hang nhỏ, có nước suối trong đá để uốngCó bán đồ lưu niệm....
Có gì để nói trong bức ảnh này nữa , anh em đi Chùa Bà xong ghé chùa Hang cách khoảng 5km ,
- Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ.
Ngôi chùa này xây dựng theo phong cách cổ điển người hoaToạ lạc tại vùng núiKhuông viên khá rộngCảnh vật xung quanh đẹp không gian yên lắng
Đối với một người con của đất An Giang thì chắc hẳn chẳng còn xa lạ với chùa Hang hay còn gọi là chùa Phước Điền nằm giữa lưng chừng núi Sam - Châu Đốc.Chùa Hang không chỉ là một nơi dành cho các phật tử đến để cầu an, khấn phật mà còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến với Châu Đốc vì cảnh quan tuyệt đẹp khi đứng trên tầng tháp cao nhất của chùa nhìn xuống bên dưới, đồng lúa trải rộng khắp tầm mắt, gió thổi mát rười rượi.Đối với mình, đây là một chốn an yên giữa cuộc sống đầy bộn bề. Nằm sừng sững giữa mây trời, chùa Hang mang trong mình nét đẹp không lẫn vào đâu được, lần này mình đến chùa Hang vào buổi chiều tà nên may mắn bắt được ánh hoàng hôn và đem luôn lòng yêu ánh hoàng hôn ấy.Mình cũng khuyên mọi người nên đi vào buổi sáng sớm, nếu may mắn sẽ săn được mây và buổi chiều tối để ngắm hoàng hôn, mình tin chắc rằng bạn sẽ cảm thấy cực kì thoải mái và an nhiên khi đến đây.
Chùa rộng lớn, nhiều điểm tham quanKhông gian yên tĩnh và đầy triết lý phật giáo.
Chùa Hang nằm trên núi Sam, rất gần với Miếu Bà chúa xứ, cách đó tầm 5p xe máy. Bạn phải di chuyển lên những bậc thang tam cấp để đến với Chùa Hang.Chùa nằm bên trong hang núi nên cảm giác đầu tiên là rất mát mẻ dù bên ngoài trời có nóng đến đâu, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đi luồn qua các tảng đá nằm chồng chất lên nhau, khám phá ra các tượng Phật tại chùa, được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tại Châu Đốc.Nói chung là rất tuyệt vời. Nên đến nhé các bạn!!!
Chùa nằm trên núi ở độ cao 300m so với mực nước biển
Cực đẹp mát mẻ thanh tịnh nữa gửi xe 10k là cúng tẹt ga, lưu ý ăn mặc kín đáo hãy lên chùa , phải nói chùa này đep nhất nhì An Giang
Không gian trang trọng nhưng thoải mái, không khí trong lành thoáng mát thật sự tuyệt vời
Rất là đẹp ko bt chê cái j mà lúc em đi đang tu sửa lại Nên cũn tiếc
Quá đẹp, quá tuyệt vời. Chùa hiện đang sửa chửa, sau khi sửa xong sẽ còn tuyệt hơn nữa!
Chùa đẹp, rộng rãi, thoáng mát, trang nghiêm
Gửi xe trước chùa 10k.Trên đường lên chùa bán đồ ăn vặt giá tốt.Chùa sạch sẽ do yêu cầu bỏ dép trước. Kiến trúc đẹp, chính điện rộng rãi. Hang rất dài.
Cảnh và kiến trúc rất đẹp, yên tĩnh và mát mẻ. Mình đến tầm 10-11g sáng, lúc này còn vắng khách tham quan nên rất hợp để chụp vài kiểu checkin 😋 Đặc biệt không có vấn nạn chèo kéo khách mua hương hoa côn đồ như ở miếu Bà
Ngôi chùa là 1 trong 4 di tích văn hoá lịch sử của núi Sam ( Châu Đốc - An Giang )Đến chùa Hàng chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên đẹp. Không gian yên tĩnh, là nơi du lịch tâm linh không thể bỏ qua.
Thật sự là wow ngôi chùa hay ho hấp dẫn với 1 đứa vô sư vô sách như mình. Chùa vừa trong hang vừa trên núi, vẻ đẹp tinh tế, có nét lãng mạn kiểu Hàn Quốc, thực tế còn xinh đẹp hơn hiều chuẩn bồng lai tiên cảnh, đồ ăn ngon mát rẻ bất ngờ cốc thạch đủ loại toàn rau câu healthy có 5 hay 10k ấy
Từ sài gòn nếu ko biết đi đâu thì chùa hang là lựa chọn của các bạn thật tuyệt vời khi vào ngôi chùa này thật là đẹp và thanh tịnh mình nghỉ các bạn nên 1 lần ghé thử và đừng quên ghé bà nhé vì nơi thờ bà cách đó 5 phút chạy xe thoy
Đẹp, thoáng mát, nhiều điểm đặc sắc
Chùa Phước Điền Tự còn được gọi là chùa Hang nó nằm ở phường Núi Sam TP Châu Đốc Tỉnh An Giang. được người dân xem là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp và tôn nghiêm. mình có một lần ghé trải nghiệm quả đúng sự thật nó rất đẹp. các bạn đi ngang hoặc có dịp đến Châu Đốc nên ghé một lần cho biết nhé
Các bạn trẻ ai Đi châu đốc thì không thể bỏ qua việc tham quan chùa hang nha mọi người... Nơi đây không khí trong lành thoáng mát với nhiều cảnh đẹp
Khi đến với an giang tuyệt đối bạn không được bỏ qua ngôi chùa này, chùa với một mặt tựa vào lưng núi vừa có nét đẹp cổ kính nhưng lại có một dáng vẻ hiện đại. Chùa được gọi là chùa hang vì có hệ thống hang đá rất kì bí khi vừa đặt chân vào. Và còn rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá
Chùa Hang đc mấy bạn trẻ biết đến bởi kiến trúc rất đẹp. Như 1 gốc nhỏ của Nhật trong lòng tp Châu Đốc. Không gian yên tỉnh. Thoáng mát sạch sẽ. Đã đến Châu Đốc thì làm sao bỏ qua điểm thu hút tuyệt vời này.
Còn gì tuyệt vời hơn cho các bạn nào muốn tham quan khám phá các điểm đến tại An Giang, Chùa Hàng luôn là lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ hiện nay, nếu các bạn đã ghé miếu bà chúa xứ thì có thể đi điểm tiếp theo là chùa Hang vì khá gần.Do chùa nằm trên núi nên khi vào cổng bạn cần gửi xe là tốn một ít phí, bạn nên lựa chọn chỗ giữ xe uy tín, nếu được cần hỏi giá trước khi gửi nhé. Tiếp đó là di chuyển lên Chùa và tận hưởng quan cảnh nơi đây nhé.
Phải có nhiều thời gian mới khám phá hết chùa hang này. Nhiều điện thờ từ thấp lên cao, từ ngoài đến trong hang động. Đi lên cao một đoạn, các bạn sẽ gửi lại giày dép để tiếp tục vào hang bên trong. Chú ý ăn mặc trang nghiêm, lịch sự khi đến những nơi thờ cúng tâm linh
Nơi linh thiêng,tham quan mọi thứ điều ổn.Nhưng vấn đề đáng xấu hổ là có một hộ trong cổng giữ xe và cô chủ ăn nói rất mất lịch sự với khách miệng lun chửi thề.
Khung cảnh chùa cực trang nghiêm và tượng Phật đẹp thần thái luôn
Kiến trúc độc đáo, không gian xanh, dọc đường tigon nở đẹp cực . View đầu tháng 11
Chùa rất đẹp, mình đi vào mùa ít khách du lịch nên chùa rất thanh tịnh. Có dịp đi Châu Đốc nên ghé qua chùa Hang một lần để ngắm toàn cảnh
Vị trí toạ lạc trên Núi Sam ( mặt sau núi). Bạn đến TP. Châu Đốc tỉnh An Giang, đi Lễ Vía Bà ( Chua Xu Lady Temple Festival) dâng hương kính Bà xong, chạy xe ( 4 bánh) về phía tay phải ( phía trái vẫn được) ôm vòng cua của Núi Sam_ theo hướng đi về Nhà Bàng_ bạn thấy khu vực phục vụ các món thịt bò ( Beef), quán bò đối diện Mộ Cô Năm là ngon nhất, có lịch sử lâu hơn các quán kia_ chạy qua khu vực này hơn 100m là đến CHÙA HANG. Bạn gởi xe và đi lên viếng chùa. Cảnh nơi đây rất tuyệt!
Cực kỳ đẹp
Cảnh đẹp cực kỳ
Chùa thật đẹp và yên bình, kiến trúc và cảnh quan Chùa được chăm chút cẩn thận, tinh tế. Cảm ơn Phật Pháp Tăng ạ. Con mong ngày trở lại thăm Chùa.
Chùa Hang nằm trên triền núi,có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh cách mặt đất khoảng 300m. Muốn lên chính điện, du khách phải leo hết 300 bậc thang, với những lối mòn quanh co.Đường lên chùa tuy dốc , hơi đứng, nhưng rất dễ đi, bởi các bậc thang được xây bằng đá khối lớn.Trước chùa có hồ hoa súng, xung quanh có trồng nhiều loại hoa tạo nên không gian xanh, với những đóa hoa trắng, vàng, đỏ...Từ sân chùa, du khách có thể nhìn cảnh núi non, ruộng đồng bát ngát.
Cảnh chùa rất đẹp, yên tĩnh không có gì bàn cãi, chỉ có chút thắc mắc, cổng chùa là Phước Điền Tự, nhưng trước cổng có tảng đá khắc chữ hoa là Phước Lâm Tự
Ngôi cổ kính nằm trên đỉnh núi cao...
Chùa nằm trên sườn núi, tầm nhìn rất thoáng đãng, từ chùa có thể nhìn cánh đồng bên dưới rất đẹpKhông gian chùa yên tĩnh và cực tôn nghiêmBên trong hang là am thờ với 2 tượng rắn lớn cùng nhiều công trình nhỏ khácKiến trúc chùa độc đáo, ấn tượng nhất là 2 toà bảo tháp cổ kính và phần sân rộng phía trước với tượng 4 vị hộ pháp nhìn về chân núi. Mọi người nhớ đến phần sân này để chụp 1 bức ảnh lưu niệm nhé, chỗ này có thể nhìn bao quát phần chánh điện của chùa, góc chụp cực đẹp nhe!
Chùa Hang - An GiangMột địa chỉ nằm ở khu vực núi Sam, từ chỗ bà chúa xứ chạy lên khoảng 2km nữa.Chùa Hang còn có tên gọi khác Chùa Phước Điền.Sở dĩ được gọi là chùa Hang vì có hệ thống han liên kết với nhau và có nhiều tượng phật nằm ở các gốc của hang. Trên cùng hang là chánh điện có view đẹp và cao.Gửi xe ở chân chùa giá 10K và tham quan lễ phật hoàn toàn không tốn phí.Có thùng công đức tuỳ hỷ các bạn.Chùa Hang đáng là điểm đến khi các bạn đến núi Sam.
Bạn muốn lên tới chùa hang thì phải lên rất nhiều bật thang khi tới nơi bạn sẽ rất ngạc nhiên vì vẻ đẹp hùng vĩ của nó bạn muốn vô đc thì phải bỏ dép ở ngoài chùa có bố trí sẵn cho mình kệ để dép ở bên phải khi lên bạn đc mang nước hay thức ăn khi vào hang đi một tí sẽ thấy có 2 con rắn đi sâu hơn nữa sẽ gặp hang ông cọp,.. kể tới đây thoi còn nữa nếu kể sẽ mất hay bạn hãy tự khán phá vẻ đẹp của chùa đi chúc các bạn vv
Phong cảnh hữu tình thiền môn thanh tịnh phật pháp xung vinh nhưng không biết chúng tăng có thanh tu giải thoát hay không.không biết có xiển dương phật pháp hay là mượn đạo tạo đời
Quá đẹp
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự - Châu Đốc - An Giang là một quần thể chùa nằm lưng chừng núi. Ngôi chùa có lối kiến trúc đẹp, cảnh quan hữu tình cây cối xanh mát. Đặc biệt là không khí mát dịu rất thư thái. Nơi đáng đến để tham quang và thư giản. Tuy nhiên những ngày lễ tết xe cộ chật chội người đi chen chúc ở dưới chân núi rất đông.
Chùa rất dễ tìm. Khá yên tĩnh, rộng rãi. Nhiều chỗ cho các bạn nghỉ ngơi, lắng nghe tiếng chuông gió. Đặt biệt, kiến trúc bên trong hang rất đẹp. Nơi đáng để đi.
Chùa đẹp, bên cạnh chánh điện có đường đi lên hang với nhiều công trình đẹp rất đáng để tham quan nhưng nhà chùa yêu cầu bỏ giày dép lại nên nếu đi giày tốt bạn sẽ ngại bị người khác đi nhầm. Mẹo nhỏ là bạn đem theo bao nylon để đựng giày rồi bỏ vào ba lô hay túi xách đem theo bên mình, như vậy bạn sẽ tha hồ la cà thưởng ngoạn trên đường lên hang bao lâu cũng được mà không phải thấp thỏm về số phận đôi giày của mình.
Yên tĩnh, không xô bồ như một số gần đó. Cảnh đẹp có điều là phải leo nhiều bậc thang đá, vì chùa nằm trên núi
Một nơi tham quan chụp ảnh free khi đến châu đốc bỏ lỡ sẽ thật tiếc nhá