Hành cung vốn là hệ thống cung điện được xây bên ngoài kinh thành làm nơi nghỉ cho vua mỗi khi tuần du, vì vậy, quy mô, kiến trúc của hành cung tương tự như cung điện ở kinh thành. Nếu như Hành cung Thiên Trường và Hành cung Vũ Lâm được sử sách lưu giữ nhiều thông tin và được phát hiện, bảo tồn từ lâu thì Hành cung Lỗ Giang mới được phát hiện năm 2014 tại đền Thái Lăng (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).Hành cung Lỗ Giang là một hành cung lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học, các nhà khoa học đã tìm thấy một tổ hợp công trình kiến trúc đặc biệt, đó là hệ thống móng trụ kép hình chữ nhật có kích thước lớn gấp ba móng trụ vuông thông thường. Tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long trước đó cũng đã tìm thấy móng trụ kép tương tự nhưng mang kiến trúc thời Lý, với quy mô nhỏ hơn so với Hành cung Lỗ Giang thời nhà Trần.Hành cung Lỗ Giang được thiết kế theo hình chữ Công, có tổng diện tích 554m2. Trong hành cung, người ta tìm thấy nhiều viên ngói úp đầu bờ dải trang trí mặt sư tử, trán khắc chữ Vương. Ngoài ra, còn rất nhiều di vật được trang trí đề tài rồng, phượng. Hành cung Lỗ Giang được cho là sử dụng dưới thời vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, và là Hành cung Kiến Xương dưới thời vua Trần Hiến Tông.
Hành cung Lỗ Giang xưa, nay là khu vực đền Trần (Thái Lăng) thuộc địa phận xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà. Đền nằm ở hữu ngạn ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý, ở chính giữa vùng đất Long Hưng (Thái Bình) và Tức Mặc (Nam Định), cách khu lăng tẩm nhà Trần ở làng Tam Đường khoảng 6km về phía Đông.Xung quanh khu vực đền hiện còn lưu truyền nhiều địa danh gắn với một thời quá khứ của vùng đất này như bến Phạm Lỗ, cánh đồng Phủ, Càn Thiên Mã, Cầu Rồng,... Trong đó, có những địa danh liên quan đến lăng tẩm của các vua Trần như xóm Lăng, Giếng Lăng, Lăng sa trong, Lăng sa ngoài, Lăng Ngói. Những địa danh này gợi lại những dấu ấn của một hành cung xưa gắn liền với lịch sử của nhà Trần trên mảnh đất Hồng Minh ngày nay.Ngoại trừ khu vực Lăng sa ngoài có vị trí ở ngoài đê, do nhiều năm phù sa sông Hồng bồi lấp nên bề mặt không tìm thấy di vật, các địa danh còn lại đều tìm thấy rất nhiều vật liệu kiến trúc, đồ sành, đồ gốm sứ của nhà Trần.
Khảo cổ đang xác định ...
Di tich nhà trần