Nhắc đến giá trị lịch sử của Tp.HCM thì không thể không nhắc đến Dinh Độc Lập rồi. Đây cũng là 1 trong những địa điểm mình yêu thích của thành phố. Để giới thiệu thì chắc cả ngày không hết. Giá vé rất rẻ, nếu bạn là sv, hs thì nhớ mang theo thẻ sẽ được giảm giá đó. Khuôn viên rộng lớn, nên rất mát mẻ. Khi thăm quan nơi đây, mình như được tận mắt chứng kiến các hoạt động của các vị chức cao ngày xưa vậy. Rất recommend mọi người đến đây nha🥰🥰 Mình sẽ đăng một vài tấm hình thôi. Còn lại mọi người hãy tận mắt thăm quan nhé!!À đừng quên thăm quan cả hầm nữa nha!!!P/s: Ngoài ra, Dinh Độc Lập có rất nhiều góc chụp hình sang xịn nha. Vừa có hình đẹp mà vừa thể hiện mình là người yêu nước và quan tâm đến lịch sử nước nhà nữa hehehehe 😝
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom) là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng).
BÀI THUYẾT MINH VỀ DINH ĐỘC LẬPTrải qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử, Mỗi tỉnh thành trên đất nước đều có những danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khác trong và ngoài nước như Hà Nội có chùa Hương, Quảng Trường Ba Đình, Quảng Nam có Cù Lao Chàm, Phố Cổ Hội An,….. Vậy thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế cả nước có danh lam thắng cảnh nào tiêu biểu? Nói đến Sài Gòn ngoài nhưng công trình kiến trúc hiện đại như land mart 81 tầng, betexco 68 tầng,….không thể không nhắc đến dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đã in đậm dấu ấn thời gian, lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam ở khu vực phía nam miền nam nước ta.1. Vị trí, quy mô, kiến trúcDinh Độc Lập tọa lạc tại 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1 tại thành phố Hồ Chí MinhDinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m². Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Dinh Độc Lập có cấu trúc rất độc đáo và đẹp mắt. Đi từ cổng chính vào bên trong, đường vào dinh được chia làm hai uốn theo hình vòng cung. Chính giữa hình vòng cung là một đài phun nước được bao quanh bởi thảm cỏ xanh mướt. Khu nhà chính gồm có 3 tầng chính:Tầng một là nơi để họp và tiếp khách với phòng họp nội các và phòng đại yếnTầng hai có phòng trình quốc thư, phòng tiếp khách của tổng thống, phòng tiếp khách của tổng thốngTầng 3 thiên về giải trí với các phòng chiếu phim, thư viện, bar,..Sân thượng được chọn là nơi máy bay trực thăng đáp xuống.2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho.Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.Hơn 100 phòng với mỗi tầng được trang trí theo phong cách khác nhau, phục vụ những mục đích sử dụng riêng biệt bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.2. Lịch sử hình thànhDinh Độc Lập trước khi mang tên này từng có tên gọi là dinh Norodom dưới thời Pháp thuộcDinh khởi công xây dựng vào năm 1868 sau khi quân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ bởi kiến trúc sư Hermite và chính thức hoàn thành vào năm 1871Ý nghĩa tên dinh Norodom: Norodom là tên của Quốc vương Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đóMục đích ban đầu xây dinh Norodom để làm nơi làm việc của thực dân Pháp.Đến tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính, dinh Norodom thành nơi làm việc của NhậtTháng 9 cùng năm, Nhật đảo chính thất bại, dinh Norodom lại trở về tay PhápSau khi thực dân Pháp bại trận vào năm 1954, đất nước ta chưa được thống nhất, bị chia làm 2 vùng lãnh thổ riêng biệt miền Bắc do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, còn miền Nam do chính quyền Quốc gia Việt Nam kiểm soátDinh Norodom dưới tay tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đổi tên thành dinh Độc Lập là nơi làm việc của ông đến năm 1962 và là biểu tượng của VIệt Nam Cộng Hòa
Khoảnh khắc không bao giờ quên của người dân Việt Nam là tại đây. Đúng 11h30, xe tăng tiến vào Dinh độc lập, giải phóng đất nước. Nam Bắc thu về một mối.Thông tin thêm về Dinh độc lập:Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
Dinh Độc LậpDinh Độc Lập hay còn gọi là hội trường Thống Nhất, đây là một công trình được xây dựng bởi người Pháp, từ thời Pháp thuộc. Đối với người dân Sài Gòn, Dinh Độc Lập là một di tích lịch sử mang ý nghĩa hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ. Nơi đây đã được công nhận là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2009.Dinh Độc Lập là nơi trưng bày và lưu giữ những hình ảnh, hiện vật giá trị từ những năm của thế kỷ 19 theo từng chủ đề khác nhau. Đặc biệt nơi đây vẫn còn giữ nguyên nội thất của những căn phòng quan trọng như phòng khánh tiết, phòng nội các,.... Nếu bạn là một du khách yêu lịch sử, chắc hẳn Dinh Độc Lập sẽ là một trong những điểm nên đến ở Sài Gòn được yêu thích trong chuyến đi của bạn.
Khởi nguyên, tại vị trí dinh Độc Lập bây giờ là một dinh thự của Thống đốc Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp, có tên là dinh Norodom - được xây dựng từ năm 1868 theo lối kiến trúc cổ điển phương Tây, hoàn thành vào năm 1871.Năm 1954, sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève và rút quân khỏi Việt Nam. Đất nước tạm thời bị chia cắt ở vĩ tuyến 17. Ngày 7-9-1954, dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao cho đại diện chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngày 8-9-1954, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập. Từ đó, dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của gia đình Ngô Đình Diệm cùng nội các.Năm 1962, dinh Độc Lập bị phá hủy trong cuộc không kích của phe đảo chính nhằm lật đổ chính quyền miền Nam. Sau đó, một dinh Độc Lập mới được dựng trên nền đất cũ rộng khoảng 12ha ở trung tâm Sài Gòn. Dinh Độc Lập mới được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã - một giải thưởng kiến trúc danh giá ở châu Âu. Trong đồ án thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp khéo léo giữa phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây với những giá trị truyền thống Á Đông.Dinh Độc Lập mới được khởi công ngày 1-7-1962, tuy nhiên, ngày 2-11-1963 Ngô Đình Diệm bị ám sát. Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Công trình vẫn được thi công và khánh thành ngày 31-10-1966, gắn liền với những sự kiện liên quan tới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.Dinh Độc Lập có chiều cao 26m, diện tích sử dụng khoảng 20.000m2 gồm: Tầng hầm, tầng trệt, 3 tầng chính, 2 gác lửng và 1 sân thượng với khoảng 100 phòng được trang trí nội thất khác nhau. Công trình có các phân khu: Khu làm việc của tổng thống và chính quyền, khu ở của gia đình tổng thống, khu vực phụ trợ cùng hệ thống hầm trú ẩn có thể chịu được trọng pháo và bom hạng nặng.Công trình ứng dụng nhiều loại vật liệu, công nghệ hiện đại thời bấy giờ như: Thang máy, kính cường lực khổ lớn và các hệ thống thông gió, điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc tối tân. Về mặt kiến trúc, công trình được đánh giá là tác phẩm xuất sắc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ với giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Đặc biệt, mặt tiền dinh được trang trí bằng những lam bê tông hình đốt trúc mang âm hưởng dân tộc, tạo nên nét độc đáo.
Xe điện đi vòng quanh Dinh và nghe loa hướng dẫn 15k/1 lượt, nên đi 1 vòng. Sau đó vào Dinh tham quan. Bạn nào mua vé tham quan và khu triển lãm nhớ để ý khu triển lãm nằm tách biệt riêng, bên ngoài Dinh. Nên mua nước uống ở máy bán nước tự động trong Dinh đối với bạn nào muốn tiết kiệm. Còn ko thì ở khuôn viên có nhiều quán cafe, nước uống nhưng giá hơi cao.
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.Kỹ sư xây dựng: Phan Văn ĐiểnDiện tích sàn: 120.000 m2Hoàn thành: 31 tháng 10 năm 1966Khởi công: 1 tháng 7 năm 1962Kiến trúc sư: Ngô Viết ThụTên cũ: Dinh Norodom, Dinh Tổng thống, Phủ Đầu Rồng, Tòa nhà Chính phủ Sài GònNguồn: google.
Mình đã đến tham quan Dinh Độc Lập vào buổi sáng Chủ Nhật. Kiến trúc của Dinh rất đẹp và mình cũng biết thêm nhiều câu chuyện rất hay ở đây. Mọi người có thể vào thuê máy audio nghe để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nha.
Dinh Norodom thời Pháp thuộcNăm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon III.Dinh Norodom thời Pháp thuộcHội trường Thống Nhất ngày nayNgày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ hai, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, một chức vụ gần tương đương với chức vụ Toàn quyền thời thuộc địa.Ngày 27 tháng 2 năm 1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay). Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009.Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố. Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM.Đặc điểmKhuôn viên dinh nhìn từ lầu 4Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
Rất đẹp và rộng rãi, nhiều tư liệu về thời Ngụy.
Một công trình kiến trúc nên đến tham quan nếu bạn ghé thăm Sài Gòn - Tp.HCM
Dinh độc lập là một địa điểm di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng những hiện vật rất ít chú thích. Và tuyệt nhiên không có một hướng dẫn viên nào hướng dẫn. Mọi người tự do đi lại , tự do tìm hiểu. Theo tôi, nên có hướng dẫn viên làm việc hàng ngày, hoặc có chỉ dẫn hướng tham quan cho khách. Vừa dễ hiểu, vừa có trật tự lịch sự. Và các hiện vật nên có ghi chú rõ ràng.
Lần đầu tiên mình đến nơi đây cảm thấy rất tuyệt và cũng tiếc cho những thăng trầm của lịch sử
Lần thứ 2 tham quan Dinh độc lập hay còn gọi là Dinh Tổng thống/Dinh toàn quyền. Có những lời hứa bạn phải thực hiện ngay khi còn khả năng, đừng để mai tính với thời điểm Covid như hiện tại.Phí tham quan cũng như mặt bằng chung một số điểm khác tại TP.HCM là khá rẻ, một trong những điểm MUST TRY tại TP.HCM để hiểu hơn về Lịch sử các bạn nhé!
Nơi ghi dấu thống nhất hai miền Nam Bắc thành một nhà. Kiến trúc đẹp, nhiều căn phòng với bức tranh đẹp. Nên đi tham quan và trải nghiệm. Lầu 4 có bán quà lưu niệm và nước uống nha 💜
Công trình kiến trúc độc đáo thu hút nhiều khách tham quan, sinh viên học hỏi và các em nhỏ đến xem.
Kiến trúc tráng lệ, không khí khơi gợi lại những thời khắc lịch sử, tầm nhìn ấn tượng, khuôn viên rộng rải nhiều cây xanh
Giá vé hôm 30/4 mk đi là 50k 1 người gửi xe thì 4k
Vừa thăm di tích lịch có quán cafe, ăn sáng. Thoáng mát!
Dinh Độc Lập lưu giữ nhiều giá trị lịch sử ý nghĩa, nơi ghi dấu mốc son chói lóa trong lịch sử dân tộc. Hứa hẹn là địa điểm tham quan du lịch lý tưởng.Và chị hướng dẫn viên rất nhiệt tình, rất dễ thương
DInh độc lập đã từng là cơ quan đầu nao của Việt Nam cộng hoà trước năm 1975.Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố. Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM.
Khoành khắc không bao giờ quên, dấu ấn dịch sử tại Việt Nam..
Dinh Độc Lập.Được thiết kế và xây dựng thật sự tuyệt vời. Có phòng họp, rạp chiếu phim, khu nhà ăn, khu giặt ủi, khu hầm an toàn và rất nhiều hạn mục quy mô khác.Một dấu ấn lịch sử của dân tộc ta!
Không biết nói gì hơn Nơi Đây rất tuyệt không chỉ là nơi lưu dấu ngày xưa mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp thời sinh viên tụi e.Đây là dịp để tụi e được xem lại một thời lịch sử oai hùng của các vị anh hùng dân tộc🥰,qua đó cố gắng ra sức học tập và rèn luyện để cảm ơn những anh hùng đã bảo vệ Tổ Quốc bảo vệ nền độc lập 💌🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất[1].Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng với mục đích làm nơi ở dành cho Tổng thống (Phủ Tổng thống, Phủ Toàn Quyền) từ trước năm 1975Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.Dinh Thống Nhất là một cách gọi nhầm lẫn từ hai thực thể Dinh Độc Lập và Hội trường Thống Nhất vì người ta nghĩ rằng sau năm 1975 Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này cả.Ngoài ra, trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.
Giải phóng miền Nam, bộ đội ta tiến quân trở về
Những hình ảnh trước 1975Hồi ức về Sài Gòn!!!
Dinh Độc LậpMột địa điểm lịch sử đáng để bạn ghé thăm tại TP.Hồ Chí Minh. Ngoài tham quan các khu vực trong dinh, bạn cũng sẽ kịp check-in một số cảnh vô cùng so deep không thể bỏ qua.Vừa sống lại những ký ức về Sài Gòn hoa lệ, lại vừa có ảnh đẹp tha hồ sống ảo.Chúc bạn có thật nhiều bức ảnh đẹp nhé! ❤
Một công trình kiến trúc bề thế và đẹp, một chứng nhân lịch sử của dân tộc Việt.
ĐÂY LÀ THÔNG TIN LỊCH SỬ VỀ DINH ĐỘC LẬP, MỜI CÁC BẠN THAM KHẢO:(Nguồn ảnh:S.T,nguồn bài viết:Wikipedia)Dinh Độc Lập thời Việt Nam Cộng hòaSau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị phân chia thành 2 vùng lãnh thổ riêng biệt, miền Bắc do chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát, còn miền Nam do chính quyền Quốc gia Việt Nam kiểm soát. Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ély, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành biểu tượng của chính quyền cũng như là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (nên còn được gọi là Dinh Tổng thống), là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Theo một số niềm tin về phong thủy, Dinh được đặt ở vị trí đầu của một con rồng, nên dinh cũng còn được gọi là Phủ Đầu Rồng. Dinh đã xuất hiện trên đồng (tiền Việt Nam Cộng hòa) 200.Ngày 27 tháng 2 năm 1962, phe đảo chính đã cử 2 viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh Độc Lập 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể.Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Rất đáng để đến tham quan hiểu hơn về lịch sử chúng ta
Được gọi là Dinh Thống Đốc Nam Kỳ, khởi công xây dựng vào năm 1863 trên nền dinh cũ bằng gỗ - theo bản thiết kế của kiến trúc sư Hermite. Sau khi xây dựng xong vào năm 1871, được đặt tên là Dinh Norodom. Dành cho Thống Đốc Nam Kỳ, các quan Toàn Quyền ở và làm việc.Kể từ năm 1954 được giao lại cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm - sau là Tổng thống ở và làm việc. Dinh bị đánh bom năm 1962 và được san bằng để xây dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.Dinh được khánh thành vào năm 1966 do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chủ trì - ông đã sống và làm việc ở đây đến năm 1975.Sau năm 1975 được giao lại cho Văn Phòng Chính Phủ quản lý, và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng mang ý nghĩa lịch sử của TP.HCM.
Giá vào cổng tương đối rẻ, nếu bạn là học sinh, sinh viên Việt Nam thì còn được giảm giá nữa. Đợt đầu mình đi thì chỉ cần mua một vé và tham quan Dinh thôi, nhưng mà lần đi gần nhất thì còn có thể tùy chọn mua một loại vé phòng triển lãm nữa. Dinh gồm nhiều phòng, cảm giác đậm dấu tích lịch sử, còn có cả hầm trú ẩn bên dưới. Hãy đi thử một lần để đắm chìm trong cảm giác đó nhé
Được dịp dắt mẹ đi chơi nên cũng mới đi đến địa điểm Dinh Độc Lập nơi mà trước đây mình đi qua.+ Vị trí: Dinh nằm ngay trung tâm thành phố nên rất dễ tìm, gần công viên viên Tao Đàn bạn chỉ cần đi một xíu ngay từ khu vực công viên chếch sang phải vào đường Nguyễn Thị Minh Khai nhé. Các bạn nhớ đi cổng ở Nguyễn Thị Minh Khai nhé, các cổng khác của Dinh sẽ không cho vô đâu.+ Kiến trúc: Không còn phải bàn về kiến trúc Dinh, đây là một trong những kiến trúc nổi bật, đặc trưng và độc đáo. Kết hợp giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt, Dinh được xây dựng cao kết hợp với những kiến trúc cửa kính hoặc vách ngăn xây xen kẽ nhưng không khít lại vừa giúp gió có thể lùa vào trong vừa làm cho không gian trở nên thoáng đãng và sáng đặc trưng cho phong cách Pháp. Vừa có sự kết hợp giữa các kiến trúc sư Việt mang lại sự kết hợp Á Âu.+ Giá vé: Giá người lớn là 40k có thẻ sinh viên giảm còn 20k+ Cảm nhận: Bạn sẽ cảm nhận được sự hoành tráng của kiến trúc độc đáo trong đó một chút hoài niệm về thời kì giải phóng đất nước.=> Là một điểm nên đến khi tới với Thành Phố Hồ Chí MinhSub: Independence Palace (Dinh Độc Lập), also publicly known as Reunification Palace (Vietnamese: Dinh Thống Nhất). However, according to the authority of Ho Chi Minh city and historians, the name Reunification is for the main meeting-hall inside Independence Palace , for years, people have made mistakes between these names, the official English name of this place is Independence Palace. Built on the site of the former Norodom Palace, the palace is a landmark in Ho Chi Minh City (formerly known as Saigon), Vietnam. It was designed by architect Ngô Viết Thụ and was the home and workplace of the President of South Vietnam during the Vietnam War. During the Fall of Saigon on 30 April 1975, it was the site of the end of the Vietnam War, when a North Vietnamese Army tank crashed through its gates.+ Destination: Near Tao Dan Park you can turn left go to the Nguyen Thi Minh Khai street go straight about 500m, The Independent Palace on your right.+ Price: 40.000VND/pax=> Independent is a place you should to go because of the majestic and fancy and also about its historic
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Dinh Độc Lập là một trong những điểm tham quan lịch sử đáng ghé thăm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Kiến trúc xưa rất thanh lịch, không gian xanh rộng khắp, nhiều tác phẩm tranh sơn mài và sơn dầu có thể được tìm thấy tại đây. Có thể nói đây là một tuyệt tác kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.Independent Palace is one of the most historical attractions in Ho Chi Minh city. It has such an elegent design within a wide greenspace. Many lacquers and oil-panting can also be found here.Independent Palace is definitely a masterpiece of architect Ngo Viet Thu.
Mấy bữa dịch nên Dinh vắng, đi tham quan rất khỏe và dễ chụp hình 😁 mấy anh trong khu vực Dinh cũng rất thân thiện
Khu di tích lịch sử có Không gian tuyệt vời, nhiều cây xanh, có cafe + nhà hàng, khu vui chơi cho trẻ.
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m2 trong khuôn viên rộng 12 ha. Dinh đã được chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Một địa điểm lịch sử đáng để bạn ghé thăm tại TP.Hồ Chí Minh. Ngoài tham quan các khu vực trong dinh, bạn cũng sẽ kịp check-in một số cảnh vô cùng so deep không thể bỏ qua.Nếu các bạn không đi sẽ hối tiếc :)
Mát, rộng rãi và rất có ý nghĩa khi cho các con đến để trải nghiệm tham quan
Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc đặc sắc, một di tích lịch sử đặc biệt và là biểu tượng của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước.
Địa điểm có khuôn viên rộng và thoáng mát. Bên trong dinh là không gian lịch sử với đầy đủ các hiện vật giúo mình hiểu hơn về lịch sử ngày xưa. Đây là địa điểm đáng để các bạn học sinh sinh viên và những ai yêu thích lịch sử đến thăm quan và học hỏi.
Lần thứ 2 quay lại nơi này, có thời gian xem kỹ hơn, đặc biệt là bảo tàng lịch sử, có nhiều tư liệu rất có giá trị.
Thuở 20 năm trước cho đến 2017 giá vé chỉ 5k đến 25k mà có hướng dẫn viên nhiệt tình chu đáo. Thời nay giá vé tới 65k mà chẳng thèm phục vụ
Dinh Độc Lập chứng kiến giây phút huy hoàng nhất lịch sử Việt Nam lúc 11h30 ngày 30 tháng 4 năm 1945.Ngày nay Dinh Độc Lập đã trở thành địa điểm tham quan thực tế của các bạn học sinh, sinh viên tại các trường nhằm tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Đến đây mọi người được nhìn ngắm và chiêm ngưỡng những vật dụng, những bức ảnh chụp dân quân ta ngày xưa đã gian khổ đấu tranh vì đất nước Việt Nam ra sao. Nhờ vậy mà mọi người mới được yên bình như ngày hôm nay. Thật sự rất biết ơn và tự hào vì mình là người Việt Nam.
Cuối tuần thư giản cùng bạn bè, người thân thì đây là nơi có không khí trong lành, thích hợp cho cả việc tìm hiểu về lịch sử và rèn luyện thể chất, thanh lọc cơ thể.Thứ 7, 16h ngày 14/11/2020#DinhDocLap#NhutTruong#TruongMinhNhut
Đẹp, nhiều thứ hay, đáng tới. Tiếc là không có thời gian ở lại lâu :((
Khu vực thích hợp đi bộ tập thể dục, không nên mang theo balo nặng rất mệt.
Di tích Dinh Độc Lập tọa lạc tại số 135, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh, có tổng diện tích là 12ha, bốn mặt là 4 trục đường bao quanh - phía Đông Bắc giáp đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa; phía Tây Nam giáp đường Huyền Trân Công Chúa; phía Tây Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Du.Di tích còn được biết đến với nhiều tên gọi khác, như Dinh Norodom, Dinh Thống đốc, Dinh Toàn quyền, Hội trường Thống Nhất.Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia bằng Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Ngày 12 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước.Cơ quan quản lý Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là Hội trường Thống Nhất. Căn cứ Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội trường Thống Nhất, thì Hội trường Thống Nhất là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ có chức năng quản lý, bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử Dinh Độc Lập; phục vụ đại biểu, khách tham dự các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; các hội nghị và hoạt động khác của Đảng, Nhà nước, Quốc hội khi có yêu cầu; được tận dụng cơ sở vật chất, lao động để kinh doanh dịch vụ theo qui định của pháp luật.
Dinh tự của Tổng Thống Diệm, Tổng Thống Nhu của việt nam cộng hòa trước năm 1975. Sau năm 1975 quân đội Việt Nam giải phóng đã đánh đuổi đế quốc Mỹ để giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam. Mốc lịch sử chói lọi, hào hùng của dân tộc, mốc lịch sử của dân tộc nhỏ bé nhưng hùng dũng hào hùng đã chính thức đánh đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia bằng Quyết định số 77A / VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa . Ngày 12 tháng 8 năm 2009 , Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272 / QĐ - TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước .Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia bằng Quyết định số 77A / VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa . Ngày 12 tháng 8 năm 2009 , Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272 / QĐ - TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của cả nước .
Đây là đi tích lịch sử Việt Nam. Rất đáng để vào xem cuộc sống của vị vua cuối cùng ở Việt Nam.
Dinh độc lập ngày 30/4
Một di tích lịch sử Quốc Gia : 30/4/1975 hai báu vật quốc gia là xe tăng T54 số hiệu 843 và 390 đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập . Trên mái Dinh Độc Lập vẫn còn 1 chiếc máy bay UH-1 của tổng thống Thiệu và 2 vết bom của Phi Công Nguyễn Thành Trung ( 1947 ) đã ném xuống .
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong Lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.Dinh Norodom thời Pháp thuộcCông trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de lIndochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang dinh Gia Long gần đó. Tuy nhiên, dinh chỉ được sử dụng làm nơi làm việc cho Toàn quyền Đông Dương cho đến năm 1906. Khi Phủ Toàn quyền ở Hà Nội được xây dựng xong thì các Toàn quyền và hầu hết bộ máy giúp việc dời ra Hà Nội. Nơi đây chỉ còn lại các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền (cơ quan liên bang) đặc trách ở Nam Kỳ. Mặc dù vậy dân gian vẫn quen gọi đây là dinh Toàn quyền.Hội trường Thống Nhất ngày nayNgày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến thứ hai, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, một chức vụ gần tương đương với chức vụ Toàn quyền thời thuộc địa.Trích: wk
Lần đầu lên thành phố Hồ Chí Minh nhìn đường xá tấp nập, nhà cửa chật chội nên thấy ngợp. Sẳn ghé chợ Bến Thành qua luôn dinh Độc Lập. Học lịch sử 12 năm giờ mới tận mắt nhìn thấy ngoài thực tế. Mặt dù 2020 nhưng không gian ở đây còn khá hiện đại. Toà nhà phong cách châu âu, có phòng hợp, phòng khách, phòng thể thao, sân bay trực thăng, có cả phòng chiếu phim.
Lich su hao hung dan toc
Là người Sài Gòn thì nên ghé qua một lần ;-)
Nơi đây để lại cho tôi nhiều ấn tượng với nét hoài cổ của Sài gòn thế kỉ xx các thành tích cũng như chiến công nơi lưu giữ những kỷ vật quý giá của lịch sửĐặt biệt khuôn viên của Dinh rất đẹp trồng rất nhiều cây quý................
Cảm giác hồi đó ông cha ta húc xe tăng vô check in r đạp 3 cái que dưới chân chắc sướng nhỉ ae !!! Đảng Cộng Sản Việt Nam muôn năm 🇻🇳🇻🇳🇻🇳 và xin đc phép cười nửa miệng vs bọn vịt tân
Không gian xanh sạch đẹp. Hủ tíu khô ngon, cafe ok. Giá hơi cao so với nhiều bạn trẻ.
Nhà cửa cảnh quan tuyệt trần, xứng đáng là Dinh Độc lập. Mình và gia đình đã đến tham quan nơi này, ao ước đã thành sự thật.
Rất đẹp và sạch sẽ .. một nơi thư giãn thật tiệc vời
Yêu không gian xanh nơi đây. Mình đến chủ yếu cho trẻ con chơi đùa và hít thở không khí trong lành, ngắm cổ thụ vươn cao.Có 3 quán ăn, cà phê và khu vui chơi cho trẻ em. Để xe hơi thoải mái. Nếu không cần tham quan Dinh thì nên đi từ cổng Huyền Trân Công Chúa sẽ tiện hơn.
Đẹp, nhiều yếu tố lịch sử, nên đi vào các ngày trong tuần cho vắn để được tìm hiểu rõ ràng và yên tĩnh hơn
Một nơi thật sự rất đáng để đi
Tham quan di tích LS đặc biệt, một trải nghiệm thú vị.
Ở đây có rất nhiều điều để bạn khám phá! Đi và trải nghiệm
Nếu có cơ hội du lịch tới thành phố Hồ Chí Minh, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Dinh Độc Lập. Nơi đây lưu giữ những dấu mốc đáng tự hào của dân tộc trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Hy vọng, bạn sẽ có được những trải nghiệm đáng nhớ!
Tìm hiểu lịch sử rất thích. Điểm trừ là highland coffee trong này ko có thanh toán thẻ
Địa điểm tham quan đẹp, ngay trung tâm. Vào một phát liên tưởng ngay đến cái ngày 2 chiếc xe tăng tung đổ cửa Dinh vào giành chính quyền. Chill lắm. Mát mẻ, đẹp. Vào để xem kiến trúc là chính. Chất lượng nội dung thì 7/10. Có tiếp viên, thuê theo gói hướng dẫn, thuyết minh.
Địa điểm lịch sử, trước khi vào cửa cần mua vé nha mọi người.
- Giữ xe tính phí, sao không kèm vào vé tham quan luôn, bãi giữ cũng k che mưa che nắng được gì- Du khách đa số là dân Bắc, ồn ào, dẫm đạp lên cỏ xanh, khá là nhiều người mất ý thức- Kiến trúc Dinh thật sự hoàn mỹ, đến bây giờ vẫn khâm phục người thiết kế - Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã làm nên một công trình để đời như vậy, ngày xưa làm hầm quá trời ở dưới lòng của Dinh thật là quy mô.- Toilet sạch sẽ- T nghĩ đây là nơi lịch sử mà làm sân tennis hàng quán trong đây có vẻ hơi bát nháo chăng?
Trải nghiệm tuyệt vờiDinh Độc Lập là di tích lịch sử đáng tự hào của người Việt Nam và đây là điều ai cũng biết. Mọi người tới tham quan dinh Độc Lập highly recommend nên thuê hướng dẫn viên thuyết minh về dinh để có thể cảm nhận được hết ý nghĩa sâu sắc và bề dày lịch sử.
Dinh rộng 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng. Hơn 100 căn phòng của dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến...Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rợp bóng cây. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành của các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc, kết hợp hài hoà với nghệ thuật kiến trúc hiện đại.
Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt
Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất.Dinh rộng 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng. Hơn 100 căn phòng của dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến...Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rợp bóng cây. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành của các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Địa điểm rất lịch sử. Thường đi chơi. Môi trường rất tốt, rất sạch và xanh. Tôi rất khuyên mọi người hãy đi chơi!
Nơi một thời huy hoàng. Những nét thiết kế tuyệt vời. Dù 50 năm nữa vẫn lung linh.
Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.Wikipedia
Kiến trúc đẹp, mang tính lịch sử
Dinh độc lập công trinh cũ của chế độ việt nam cộng hoà xưa, giờ được quy hoạnh đia điểm du lịch thăm quan bổ ích
Dinh Độc Lập Sài Gòn là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Đây là nơi ở của những tầng lớp quyền lực nhất cũng là một biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhờ nét đẹp và ý nghĩa lịch sử lớn lao, dinh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn với du khách khi đến với thành phố mang tên Bác.
Một di tích lịch sử nhất định phải ghé thăm khi đến Sài Gòn,nơi ghi dấu nhiều cột mốc lịch sử của lịch sử Việt Nam.Khuôn viên Dinh Độc Lập rộng và có nhiều cây xanh lâu năm che phủ.
Di tích lịch sử quốc gia. Nơi lý tưởng để thăm quan, ôn lại lịch sử và check in với những view khá chất.
Rât tuyệt vời
Không gian thoáng mát, nhiều cây xanh. Đây là nơi mang giá trị lịch sử, đánh dấu ngoài Việt Nam thống nhất 2 miền Nam - Bắc. Hiện tại trong tòa nhà có kiến trúc 4 tầng và 2 tầng hầm. Các tầng trên có lối đi dành cho người khuyết tật vận động, còn tầng hầm thì đường hẹp khó tiếp cận. Bảo vệ tòa nhà thân thiện, hướng dẫn rất nhiệt tình, có lần mình đi cùng 1 người bạn là người khuyết tật vận động, đang loay hoay không biết làm sao thì bảo vệ tòa nhà đã đến hướng dẫn để mình và bạn mình có đầy đủ trải nghiệm tại đây.
Nếu ai đã đến trung tâm Sài Gòn, hãy một lần ghé thăm dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất một công trình tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố. Công trình in đậm dấu ấn thời gian và lịch sửa nhưng cũng rất nên thơ và lãng mạn…. Sau khi chiếm đóng được luc tỉnh Nam Kỳ, ngày 23/02/1868 viên thống đốc Nam Kỳ đã cho xây dựng Dinh Thống Đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn. Ngày nay toà nhà nằm ở cuối đường Lê Duẩn, trong khuôn viên rộng 12ha được bao bọc bởi bốn trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Du và Huyền Trân Công Chúa, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Dinh có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ như: dinh Norodom (1889 – 1954), dinh Thủ tướng (9-1954 – 10-1956), dinh Độc Lập (10-1956 – 10-1976) và ngày nay là Hội trường Thống Nhất. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của nước nhà.Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam:” Viết nhân, Viết minh, Viết võ”, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Là nơi mọi người nên đi khi đến Sài Gòn, xem lại những di tích lịch sử còn sót lại ở chế độ cũ. Tất cả đều tuyệt, nhưng mình khuyên mọi người nên mua vé vào dinh thôi không nên mua vé tham quan bảo tàng từ dinh Norodom đến Dinh Độc Lập, không có gì đáng xem cả
--Hãy một lần ghé thăm dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất --một công trình tọa lạc trên mảnh đất rộng 15ha ngay giữa trung tâm thành phố. Nơi đây in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử nhưng cũng rất nên thơ và lãng mạn…. Sau khi chiếm đóng được Nam Kỳ, ngày 23/02/1868 viên thống đốc Nam Kỳ đã cho xây dựng Dinh Thống Đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn. Dinh có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ như: dinh Norodom (1889 – 1954), dinh Thủ tướng (1954 –1956), dinh Độc Lập (1956 – 1976) và ngày nay là Hội trường Thống Nhất.--- Đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của nước nhà.Giữ lại nguyên bản các phòng từ phòng làm việc,phòng họ,phòng nội các,phòng ăn,...cho đến cả phòng ăn,khu ở của tổng thống nước Việt Nam hồi bấy giờ.Còn có một số hiện vật quan trọng như xe tăng,máy bay,các loại súng,...---Địa điểm rất phù hợp để tham quan du lịch,tìm hiểu lịch sử và cuộc sống của một số quan chức cấp cao thời bấy giờ
Nơi đây là kỷ niệm một thời đại, một trụ sở đại diện cho một quyền lực tối cao của chính quyền Sài gòn cũ. Nó có giá trị lịch sử trong việc học tập của các thế hệ sau này.
Xanh mát với những cây cổ thụ quý hiếm còn lại của Sài Gòn
Giá trị lịch sử!