5 hoạt động không thể bỏ qua khi đến thăm Địa Đạo Củ ChiKỳ quan dưới lòng đất của quân dân Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với những địa đạo dài hàng trăm km được đào hoàn toàn bằng thủ công.01. Tham quan địa đạo Bến Dược, Bến ĐìnhHệ thống đường hầm với đầy đủ chức năng từ trú ẩn, hội họp đến nấu nướng thậm chí là phẫu thuật, chế tạo vũ khí.02. Tham quan khu tái hiện chiến tranhTái hiện cuộc chiến khốc liệt với những mô hình sinh động và lời thuyết minh hào hùng, cùng khu phục dựng các thắng cảnh nổi tiếng như: cố đô Huế, bến Nhà Rồng, chùa Một Cột,...03. Trải nghiệm bắn súngTìm hiểu về các loại súng dùng trong chiến tranh và chọn cho mình loại thích hợp nhất để trổ tài thiện xạ cùng các tấm bia hình thú rừng.04. Chơi tập trận bắn súng sơnCơ hội thể hiện tài thao lược, khả năng thiện xạ và lòng dũng cảm để cùng bạn bè chiến thắng trong trò chơi tập trận, bắn súng sơn.05. Thưởng thức ẩm thựcĐừng bỏ qua cơ hội thử các món đặc sản chỉ có tại vùng đất thép thành đồng như bò tơ, nước mía sầu riêng và khoai mì nấu nước dừa cực kỳ lạ miệng và độc đáo.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, trên vùng đất được mệnh danh là đất thép để ca ngợi ý chí phòng thủ kiên cường của quân dân nơi đây. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.
Địa đạo bến Dược: Đường từ cổng vào điểm mua vé và soát vé cách rất xa nhau trong khi hướng dẫn viên lại ở phía bên trong cửa soát vé. Mình đến vào ngày thường nên rất vắng vẻ. Đi 1 mình gần 1km từ điểm thu vé vào điểm soát vé hơi hoang mang k biết đúng đường không. Vào thăm quan các bạn nên vào khu tái hiện trước khi vào địa đạo sẽ thuận đường ra hơn
ĐỊA ĐẠO BẾN ĐÌNH CỦ CHIĐịa đạo cách trung tâm TP HCM khoảng 30-40km là địa điểm bảo tồn văn hoá lịch sử và được công nhận Khu đi tích lịch sử quốc gia đặc biệt.Xây dựng từ 1948 - 1972 tại huyện Củ Chi trên không gian khoảng 150 km2 với trên 150 km đường hầm được đào thủ công bằng sức người trong điều kiện bí mật. Thật đáng khâm phục và tự hào.Nơi đây là điểm đang thu hút du lịch cho du khách trong và ngoài nước.NGUYEN THANH PHUONG, PhD.,
Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là xương sống, sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,...
Một địa chỉ lịch sử đáng quý, hoành tráng và được bảo tồn tốt, tuy nhiên cách làm và quản lý quá kém, hệ thống đường và chỉ dẫn không khoa học, cách giới thiệu và trưng bày khô cứng, đáng ghét là còn ép buộc.có nhiều du khách đã đi nhiều lần vẫn bắt ngồi nghe lại bài giới thiệu và bắt xem phim, bắt mua vé đắt, bảo sao giới trẻ không yêu sử - cũng chính bởi sự bắt buộc mà không phải là mời gọi hay cách làm uyển chuyển hơn sẽ thu hút hơn.Nhà vệ sinh thiếu và xuống cấp, thiếu khu dịch vụ
Khâm phục sự thông minh. Sáng tạo. Kiên trì của nhân dân Củ chi
Trải nghiệm thú vị cùng với địa đạo
Hiện nay, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh) trực tiếp quản lý cả hai di tích địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Khu di tích gồm có hệ thống địa đạo (Bến Dược, Bến Đình), đền Bến Dược, khu quản trị, khu dịch vụ, khu vực tái hiện vùng giải phóng và vành đai diệt quân Mỹ, khu du lịch sinh thái - giải trí ven sông Sài Gòn.Ngày 27/12/2015, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (19/12/1995 - 19/12/2015). Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định khởi công từ ngày 18/02/2010, nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi với diện tích 13,5ha, gồm khu đền thờ, nhà văn bia, khu lễ, khu hồ sen, cầu đá, cảnh quan đặc trưng Tây Nam Bộ.[1]Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, hiện nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng. Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Giai thoại kể rằng, nguyên là tên Bến Vượt, nhưng do cách phát âm của người Nam bộ, đã bị biến âm, nói trại đi thành Bến Dược
Khá dễ tìm, có thể đi xe bus từ bến xe Củ Chi lên, vừa tiết kiệm vừa có thể ngắm cảnh trên đường. Cảnh vật rất yên bình, ít xe cộ ồn ào, nhiều cây xanh rất mát mắt. Chắc về Củ Chi ở luôn quá
Quần thể di tích địa đạo được giữ gìn khá tốt, có nhiều đoàn khách nước ngoài
địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm tham quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được tham quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).Khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống địa đạo Bến đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin).Ngoài ra, địa đạo Tân phú trung (còn gọi là địa đạo Cây Da tại ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) cũng đã được chuẩn bị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.
Rất bổ ích cho các bạn học sinh tìm hiểu về Lịch Sử đất nước và lấy được các thông tin để làm bài luận ❤️
Trước kia địa đạo ở Củ Chi là căn cứ kháng chiến, hệ thống phòng thủ kiên cố nằm sâu trong lòng đất của dân tộc ta trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Được mệnh danh là “thành phố trong lòng đất” địa đạo Củ Chi không chỉ có hệ thống đường hầm như mê cung mà còn có rất nhiều phòng, bệnh xá, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc,… với hệ thống thông hơi ra các bụi cây trong rừng.
Cũng giống như địa đạo Bến Dược, khi đến tham quan địa đạo Bến Đình du khách sẽ được xem phim tư liệu tại hội trường và nghe giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống địa đạo chiến Củ Chi. Ngoài việc tham quan hệ thống đường hầm, nơi ăn ở, sinh hoạt, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy Củ Chi, hầm chế tạo vũ khí, nhà trưng bày vũ khí tự tạo…nơi đây còn có hệ thống chiến hào chằng chịt, có đường địa đạo ra hướng căn cứ Đồng Dù, nơi Sư đoàn 25 của Mỹ có biệt hiệu là “Tia chớp nhiệt đới” đóng quân. Và càng thú vị hơn, du khách sẽ nhìn thấy xác chiếc xe tăng M41 của quân đội Mỹ bị vướng mìn gài của du kích năm 1970 nằm giữa khu rừng. Đây là minh chứng cho sự thất bại của quân đội Mỹ trên chiến trường Củ Chi khi phải đối mặt với một đội quân vô hình dưới lòng đất.
Nên đi tham quan và thử bắn súng 1 lần
Là nơi nên đến tham quan, rất mát mẻ và trong lành. Người hướng dẫn nhiệt tình. Có hai địa đạo Bến Đình và Bến Dược. Nếu có thời gian các bạn hãy đi tham quan hết nhé!
Dịch vụ tạm ổn, tuy chưa linh động với đối tượng tham quan là trẻ em
Có nhiều hầm thông qua khu bếp qua khu y tế đủ thứ, nên đòi hướng dẫn nó mới dẫn cho đi, không thôi gặp phải hướng dẫn lười chỉ dẫn mình đi hầm ngắn.
+ Bến Đình là căn cứ cơ bản để lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân Củ Chi trong cuộc chiến khốc liệt với quân Mỹ từ 1968 đến 1975.và chính vì lí do này mà địa đạo Bến Đình cũng thuộc một phần của Củ Chi.+ Khu di tích Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, Xã Nhuận Đức, huyện Cù Chi. Nơi đây chính là điểm đến lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Điểm du lịch này nằm ở phía bắc của thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và tỉnh lộ 15, cách trung tâm Sài Gòn 55km. Không quá khó để tìm đến nơi này đúng không các bạn? Đến với khu di tích lịch sử này điều trước tiên chúng ta được trải nghiệm đó là bạn cũng như cả đoàn tham quan sẽ được xem những đoạn phim tài liệu tại hội trường và nghe giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống địa đạo Củ Chi. Điều tiếp theo để du khách khám phá là sẽ được đi tham quan hệ thống đường hầm, nơi ăn ở, sinh hoạt, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy Củ Chi, hầm chế tạo vũ khí, nhà trưng bày vũ khí tự tạo…Dến với nơi này bạn có thể quay về với lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc ta để hiểu rõ hơn về nhữn gian khổ khó khăn mà nhân dân của ta đã phải trải qua cùng với ý chí sắc đá của họ khi luôn mang trong mình sự quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Nơi đây còn có hệ thống chiến hào chằng chịt, có đường địa đạo ra hướng căn cứ Đồng Dù, nơi Sư đoàn 25 của Mỹ có biệt hiệu là “Tia chớp nhiệt đới” đóng quân. Và càng thú vị hơn, du khách sẽ nhìn thấy xác chiếc xe tăng M41 của quân đội Mỹ bị vướng mìn gài của du kích năm 1970 nằm giữa khu rừng. Đây là minh chứng cho sự thất bại của quân đội Mỹ trên chiến trường Củ Chi khi phải đối mặt với một đội quân vô hình dưới lòng đất. Điều khiến du khách hứng thù hơn đó khi bạn sẽ có cơ hội chụp hình chung với chiếc xe tăng được cho là chiến lợi phẩm đắc giá mà dân quân ta giành được, có thể xen lẫn chút tự hào dân tộc.+Một hoạt động khác cũng hấp dẫn không kém là các bạn sẽ có cơ hội tham gia trò chơi bắn súng quốc phòng. Khi tham gia trò chơi cảm giác mạnh này du khách sẽ chính là cơ hội để thử lòng can đảm của mình đấy, các bạn sẽ được phép chọn cho mình một loại súng thích hợp, các loại súng mà được sử dụng trong thời kì chiến tranh. Trước khi chơi du khách cần lưu ý đọc kĩ bảng hướng dẫn để có thể cảm nhận một cách đúng đắn về trò chơi này nhé. Quả thật là một trò chơi trải nghiệm thú vị .+Và khi rời khỏi nơi đây du khách sẽ được ghé sang quầy bán hàng lưu niệm để mua những món quà tặng cho người thân bạn bè. Thường thì những món quà này sẽ rất đặc biệt vì nó hầu hết là những món đồ thủ công được làm nên từ chính bàn tay của các nghệ nhân nơi đây.
Là một tuyến phòng thủ của quân dân việt nam. Thể hiện trí lực kiên cường bất khuất, sự sống vẫn âm thầm tring lòng đất. Bạn nên đến một lần được trải nghiệm được đi sâu vào lòng đất. Để biết những khó khăn cũng như cảm giác kiên cường của nhân dân củ chi
Biết bao thế hệ đó xương máu làm nên công trình lịch sử này thế hệ con cháu chúng ta phải ghi nhớ các anh hùng liệt sĩ thà hy sinh không làm nô lệ
Thăm quan di tích thời chiến tranh Việt Namtrải nghiệm những hoạt động lúc đó: chui địa đạo, bắn súng đạn thật, ăn khoai mì (khá ngon), mua sắm đồ lưu niệm ...
Khu du lịch mang tính lịch sử. Giá vé cực rẻ ( chỉ 20k thì phải ). Được ăn củ sắn miễn phí,xem phim tài liệu,Trải nghiệm bò hầm,vv.... M.n nên đi 1 lần cho biết nhé.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là đất thép, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.[1]Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt[2]
Hiện nay, Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh) trực tiếp quản lý cả hai di tích địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình. Khu di tích gồm có hệ thống địa đạo (Bến Dược, Bến Đình), đền Bến Dược, khu quản trị, khu dịch vụ, khu vực tái hiện vùng giải phóng và vành đai diệt quân Mỹ, khu du lịch sinh thái - giải trí ven sông Sài Gòn.Ngày 27/12/2015, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (19/12/1995 - 19/12/2015). Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định khởi công từ ngày 18/02/2010, nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi với diện tích 13,5ha, gồm khu đền thờ, nhà văn bia, khu lễ, khu hồ sen, cầu đá, cảnh quan đặc trưng Tây Nam Bộ.[1]Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận từ năm 1929, hiện nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng. Trước đây, nơi đây là địa điểm vượt qua sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Giai thoại kể rằng, nguyên là tên Bến Vượt, nhưng do cách phát âm của người Nam bộ, đã bị biến âm, nói trại đi thành Bến Dược
Đường đi hơi xa, dọc đường có nhiều quán bán đặc sản rất ngon.Nhân viên khu vực vui vẻ nhiệt tình, địa đạo chia ra 2 khu cho khách vn và nước ngoài, cuối chương trình có món đặc sản là khoai mì ăn bùi bùi thơm ngon nhưng mn nên ăn ít thôi kẻo say khoai mì
Địa điểm di tích. Bạn nên đến thăm quan
Mát mẻ thoáng đãng, khu di tích lịch sử.
Địa điểm lần đầu đi phượt cùng thằng bạn khi mới vào thành phố Hồ Chí Minh. Một thằng dám chỉ đường và một thằng chịu đi 😃😃😃
HDV nhiệt tình.Nhà vệ sinh sạch sẽ.Có thùng rác khắp nơi ==> khá sạchBắn đạn thật khá đắt, 55k- 60k/viên, phải mua tối thiểu 1 băng đạn 10 viên
Nơi tưởng niệm và lịch sử chiến tranh của Vn chống Mỹ.
[CỦ CHI CÓ GÌ ???]Mình cùng cơ quan đi địa đạo củ Chi Bếnh Dinh lúc 20/05/2019 có một số điều muốn share với các bạn thế này.- vé vào cổng: 20.000đ/người- vé bắn đạn thật: 60.000đ/viên- vé ăn khoai mì: Free- vé uống nước chè lá dứa: Free- hướng dẫn viên: Free ( muốn tip cũng đc vì mọi người nhiệt tình lém)- vệ sinh tại khu bắn đạn thật : Free- gửi xe oto: FreeTrước khi đi tham quan địa đạo các bạn được xem tư liệu phóng sự về Địa Đạo-Số KM địa đạo là : 250km-Thời gian đào: 1946 - 1965Các bạn lưu ý đi thành đoàn nha. Đừng đi lẻ vì vẫn còn boom đạn bên dưới.Nếu các bạn thấy hay thì like nhé!Xin cảm ơn#nguyenduylinh#diadaocuchi
Di tích lịch sử của người Việt Nam
Rất thích, ngoài sự tưởng tượng, cây cối rất nhiều, mát, yên bình, học lịch sử
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Tp.HCM 70 km về hướng tây-bắc. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là đất thép, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.
Địa điểm lịch sử nổi tiếng. Xem phim tư liệu và đc đi nhìn thực tế. Những cái hầm tự đào từ bàn tay của người dân Củ Chi, những cái chông tre, chông sắt. Người Củ Chi và đất Củ Chi với ý chí giữ đất 1 tấc không rời. Dân ta phải biết sử ta, nên đến 1 lần để trải nghiệm cũng như hiểu biết thêm về cội nguồn dân tộc ông cha ta thời kháng chiến.
Di tích lịch sử nên thăm khi tới Hồ Chí Minh, thăm địa đạo củ Chi giúp chúng ta hiểu hơn sự vất vả khổ cực của người dân cũng như người lính thời bấy giờ
Địa điểm di tích lịch sử độc đáo...xứng đáng để tham quan khám phá 👌
Rất tuyệt vời, đi mới biết Ông cha ta rất kỳ công, cực khổ để sống và chiến đấu mới được yên bình như ngày nay. Cảm ơn anh hướng dẫn viên rất nhiệt tình và có tâm
Một điểm phụ của khu di tích Địa đạo Củ chi.
Di tích lịch sử. Ở đây đông du khách nước ngoài. Thời tiết nóng, rất khó chịu. Mua vé có kèm hướng dẫn viên du lịch
Du lich sinh thai ok
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là đất thép, nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.[1]Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt[2]Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương. Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm 1948.Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là xương sống, sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường xương sống toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.
Sai tên. Địa đạo Củ Chi, ko phải Bến Đình.Nên đi nếu bạn muốn hiểu thêm về lịch sử VN. Dịch vụ tốt và có rất nhiều nhân viên nếu bạn muốn hỏi thông tin và rất nhiệt tình.
Là 1 địa điểm tham quan lý tưởng,,,lịch sử VN thật sự đẹp và ý nghĩa nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến cho đất nước để chúng ta có dc như ngày hôm nay.
Trải nghiệm thú vị, vui vẻ. Giá vé 20k/ người VN. Hiểu thêm về cuộc sống thời chiến. Đặc biệt được ăn khoai mì + uống trà free
Một khu chiến đấu thắng lợi và giờ thành một khu du lịch có tiếng trên cả thế giới là người Con VN tôi rất tự hào về địa đạo củ chi
Địa đạo tự nhiên, muỗi nhiều. Trải nghiệm thực tế.
Đi để hiểu thêm về lịch sử .
Là khu di tích lịch sử nên cũng ko có nhiều điều để đánh giá. Những điểm nổi bật là nhân viên hướng dẫn vui vẻ, nhiệt tình. Khu di tích hoang sơ nhưng cũng khá sạch sẽ. Nói chung là ok.
Đỉnh cao của ông cha ta di tích lịch sử mang đậm mồ hôi và sương máu nên ghé qua và cảm nhận, hướng dẫn viên nhiệt tình và vui tính
Phù hợp cho người nước ngoài.
Điểm đến của giá trị di tích lịch sử quốc gia Củ Chi - Đất thép thành đồng
Giá vé rẻ chỉ 20k, công nhận các bác hồi xưa thông minh thật.
Di tích lịch sử vẫn còn được giữ lại rất nhiều - hướng dẫn viên bản địa rất nhiệt tình
Địa đạo Củ Chi điểm tham quan cuối tuần
Ghé tham quan địa đạo củ Chi rất tuyệt vời.những các bạn hướng dẫn rất là nhiệt tình cũng xin cảm ơn các bạn đã hướng dẫn từng chi tiết
Trải nghiệm lịch sử khá thú vị
Rất đáng đến, một nơi ghi lại những dấu tích lịch sử hào hùng
Kỷ niệm, tuy hơi mệt.
Lịch sử
Phù hợp cho những chuyến về nguồn
Hồi ấy đi cùng với con bạn đi địa đạo Củ Chi. Tới nơi, đc nghe anh hướng dẫn viên nói về địa đạo mà mình khâm phục các ông cha quá. Một thiết kế tuyệt vời, một công trình đồ sộ. Bao mồ hôi xương máu con người ở đây. Đây phòng họp, đây phòng ăn, đây lối thoát. Nói thật đây là một nơi rất đáng để đi. Mà đi 1 buổi, về mình đau 2 chân khủng khiếp. Hôm đó còn nhớ có bác tây muốn chui xuống hầm coi ntn, nhưng người to quá, k chui vừa mà bác tiếc ngẩn ngơ
Ước đến củ chi từ lâu rồi, giờ được tham quan mới thấy đẹp và công nhận ông cha ta hồi xưa rất giỏi 👍
Rất thú vị
Rất tốt để dẫn các bé tham quan để hiểu về các lịch sử chiến tranh.Nhiều cây cối và mát mẻ.Có dịch vụ cho bắn súng thật.
Trải nghiệm di tích lịch sử ấn tượng và nhiều thông tin
Nhiều cái để học từ lịch sử
Di tích lịch sử, không gian thoáng đãng
Giá trị lịch sử
BQL đón tiếp chu đáo, biển chỉ dẫn rõ ràng, phí dịch vụ rẻ
This location teachs us how hard of the war.. please regard to peace we are having now.Địa đạo Củ Chi cho chúng ta thấy một cuộc chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc để giải phóng miền nam. Chiến tranh chỉ đem lại đau khổ, hãy trân trọng giá trị hòa bình!
Nơi tuyệt vời cho một ngày cuối tuần. Không khí trong lành mát mẻ và biết thêm được nhiều điều mới mẻ
Khám phá Di tích Lịch sử Địa đạo. Với 2 tầng địa đạo trong lòng đất Gần con sông Sài gòn
Địa chỉ tham quan lịch sử đáng đến. Du khách cần mặc kín đáo để tránh muỗi đốt nhé.
Nhiều dấu tích lịch sử
Địa điểm rất hay dành cho những ai yêu thích lịch sử
Cảm giác bắn súng thật trãi nghiệm thú vị
Hướng dẫn chi tiết, hình ảnh trực quan, trải nghiệm chui dưới lòng đất thật thú vị
Di tích lịch sử Địa đạo Bến Đình, Củ Chi
Mobifone với địa đạo Bến Đình
Rất hay và thêm kiến thức
Quê hương tôi ở địa đạo mà
Tuyệt vời rất bổ ích cho ai thích du lịch lịch sử
Di tích lịch sử oanh liệt 1 thời !
Chủ bậy bạ, đây đâu phải Bưởi Tân Triều.
Không gian sạch sẽ, mát mẻ tuy hơi nhỏ
Nơi đây tháng mát. Giá cả rẻ. Có thể tham quan trong vòng nữa ngày
Địa điểm du lịch lịch sử rất ý nghĩa.
Thăm Sg thì nên ghé nơi đây. Di tích lịch sử mặt trận Tây Nam
Mùa dịch hỏi vắng khách du lịch.
Khâm phục!
Vĩ đại
Được, hướng dẫn vien nhiệt tình!