- Nằm trong quần thể du lịch Yên Tử nhưng tách riêng không lẫn khách tham quan hàng ngày nên vô cùng riêng tư, nhưng đi cáp treo lại rất gần. Khuôn viên rất rộng và đẹp, các chị em tha hồ sống ảo- Xe điện hỗ trợ đi mọi chỗ trong điểm- Giá phòng 3tr3/đêm cuối tuần bao gồm 1 set ăn khá ngon. Bữa sáng truyền thống tạm ổn- Nhân viên thân thiện và hỗ trợ khách rất nhiệt tìnhHài lòng 9/10. Sẽ quay lại trong thời gian sớm nhất.!P/s: Hơi buồn chút là lúc mới đến trưa nắng mà ko có bạn nào mang cho khăn ướt hay welcome drink, ko lẽ quên :(
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225-1400) và thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm trên địa phận 03 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang)[1], Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).[2]Trước đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) đã từng triển khai việc phối hợp với UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh lập hồ sơ di tích - danh thắng Yên Tử đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới.[3] và được kỳ vọng có thể là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.[4]Nguồn: wikipedia
Tuyệt vời!
Thật hùng vĩ. Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) hay còn gọi là núi Tượng Đầu là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam (đỉnh núi cao nhất gọi là Tử Tiêu). Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi xưa thuộc xã Nam Mẫu tổng Bí Giang huyện Đông Triều, Hải Dương (nay thuộc thôn Nam Mẫu xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh). Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh đất tổ Phật giáo Việt Nam. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân Sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Chùa Hồ Thiên nằm trong quần thể khu di tích Yên Tử. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, không khí trong lành mát mẻ.
Rất đẹp
Đường dốc đỏ đẹp, Bãi đỗ xe rộng. Hàng quán có niêm yết giá. Ngay khu vực bãi xe cũng có các quán ăn, đi vào trong khu làng nương cũng có quán ăn. Khung cảnh đẹp, yên tĩnh. Cáp treo rộng. Đường đi bộ từ cáp treo chặng 2 lên chùa Đồng khá đẹp và ngắn, không hiểm trở như đường đi bộ. Không khí tuyệt vời nhưng hạn chế cho trẻ em đi theo vì phải đi bộ leo các bậc đá khá nhiều.
Đã lâu ms quay lại Yên Tử, chốn thiền môn đã khác xưa, tiện nghi hơn nhg cũng bớt đi vẻ linh thiêng và hoang sơ do con người tác động vào thiên nhiên và di tích khá nhiều. Dù gì vẫn bâng khuâng, xúc động khi đc về chốn Tổ.
Rất đông du khách từ khắp nơi đủ mọi tầng lớp từ già đến trẻ về với đất tổ phật giáo hành lễ thắp hương chiêm bái phật pháp cầu chúc 🙏 cho một năm mới sức khỏe hạnh phúc may mắn thành công trong cuộc sống và thăm quan vãn cảnh đi cáp treo đi bộ hành leo núi vào các chùa tháp am tự tượng phật hoàng và đích cuối cùng đỉnh thiêng chùa đồng ngắm toàn cảnh hùng vĩ núi rừng yên tử từ trên độ cao 1.068m hay đi cáp treo thiên nhiên bao la hiện ra trước mắt bạn nếu trời quang không nhiều mây và nắng đẹp thì rất thú vị
Tuyệt vời
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225-1400) và thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm trên địa phận 03 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang), Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).Trước đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) đã từng triển khai việc phối hợp với UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh lập hồ sơ di tích - danh thắng Yên Tử đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. và được kỳ vọng có thể là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.Nguồn wikipedia
Đi 2 trạm cấp treo và phải leo hàng nghìn bậc thang đá mới đến đỉnh. Mình đi một lần không hẹn ngày gặp lại. Đẹp thì đẹp nhưng với mình thì kông dám đi Yên Tử thêm lần nào nữa. Đi một lần cho biết thôi, giờ nghĩ lại còn thấy ngán. Tuy leo lên đến đỉnh nhưng vẫn chưa tới tượng phật vì phải leo vòng xuống mấy trăm bậc thang nữa. Mà hỏi mấy ạn em công nhân đang làm và nhìn thấy bảng chỉ lối xuống hơn 4000m nên thôi
Tuyệt đẹp!Nếu định lên chùa Đồng thì bạn nên chọn ngày quang đãng. Ngoài ra cần mang nước, quần áo chống gió, giày nhẹ và có đế bám tốt. Vì trên núi thường có mây và gió mạnh nên đường ẩm ướt.Bạn nên dành tối thiểu 1 ngày để có thể tham quan được các địa điểm chính. Nếu sức khỏe tốt, thích leo núi thì có thể tự leo núi hết khoảng 4h/chiều. Còn không thì bạn có thể sử dụng cáp treo 2 tuyến khứ hồi hết 350k/người + phí tham quan 40k/người (miễn phí hoàn toàn cho trẻ em cao dưới 1,2m, thương binh và người già từ 70 tuổi). Dù đi cáp treo 2 tuyến thì bạn vẫn cần đi bộ khoảng 1k/chiều, trong đó đa số là bậc thang. Tuy vậy, cảnh sắc tuyệt đẹp sẽ làm bạn không hề thấy mệt mỏi.
Cảnh quan đẹp, đường đi lên có chỉ dẫn rõ ràng.Mây mù thường che phủ cảnh quan, vì vậy cần đợi vài khoảnh khắc có nắng sẽ có được tấm ảnh đẹp
Cảnh vật đẹp ko thể chê vào đâu được. Địa điểm không thể bỏ qua dịp đầu năm. Đi chùa vãn cảnh cầu bình an
Càng đi lên cao càng thấy đẹp, không bỏ công leo tới đỉnh núi, đã đi đến đây thì cũng ráng leo lên tới nơi, nhớ đi sớm đừng đi trưa xế vì chiều trên đỉnh núi hay có sương mù và mưa ẩm ướt khó đi lại không nhìn được cảnh đẹp, nên mua 1 cây gậy chống đi để trợ lực, mua ở ngoài cổng vào có bán, không cần mua nón. Không cần mang quá nhiều nước mang nặng vì trên đường lên có điểm nghỉ chân có bán, ăn cơm thì ở cổng, lên núi thì có các quán bán mì gói, trứng luộc.
Không khí trong lành, cảnh đẹp.Rất đáng để tới.Mọi người có thể qua đêm tại làng Hành Hương. Buổi tối có hội làng rất vui nhộn. Hôm sau nhớ ghé vườn hoa Yên Tử check in trước khi về nhé.
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử – hiện đang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết.Nguyên khởi, chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Chùa được đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui không lọt.Đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùa, sau bị kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố cột chôn trên mỏm đá.Vào mùa Đông 1930, bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa tái tạo chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng trên một hòn đá vuông cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.Đến năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều ở Mỹ, cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại chùa mới kiến trúc hình chữ Đinh theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá trổ hình hoa sen cách điệu, đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng bê tông xây dựng đầu thế kỷ XX
Ai chưa đến nơi đây thì nên đến một lần để biết Yên Tử
Yên Tử là điểm du lịch tâm linh quá nổi tiếng rồi, vé tham quan 40k và vé cáp treo khứ hồi 2 chặng 350k. Cabin cáp treo ở đây được thiết kế mặt kính phía dưới, bạn có thể quan sát được cảnh vật dưới chân, rất thích. Từ trạm cáp treo thứ nhất, mọi người tham quan Tháp Cổ - nơi lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Hoa Yên và chùa Một mái. Sau đó di chuyển lên trạm cáp treo thứ 2, di chuyển lên địa điểm thờ tượng đồng Phật Hoàng - tượng đồng lớn nhất Việt Nam, sau đó, đi thêm khoảng 900 bậc thang lên Chùa Đồng cũng là đỉnh Yên Tử, nơi bạn có thể chiêm ngưỡng toàn diện vẻ đẹp của núi Yên Tử. Tuy nhiên, lời khuyên cho mọi người hạn chế đi vào mùa cao điểm, rất đông, không thể khám phá được hết vẻ đẹp của Yên Tử và rất nguy hiểm, nhất là đường lên chùa Đồng.
Mình rất may đi vào đúng ngày có nắng, ngắm cảnh chùa yên thiệt tuyệt vời, an yên,...Chỉ có điều thấy các nhà đi toàn xoa tay, tiền lên chùa dù có ng nhắc.
Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử có tọa độ trung tâm từ 21005’ đến 21009’ vĩ độ Bắc và 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông, phân bố ở địa bàn 03 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Nhìn tổng thể, khu di sản đề cử nằm trong vùng núi cao Yên Tử, thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600m, đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Cánh cung Đông Triều được xem là “phên dậu” phía Đông Bắc của Việt Nam. Vùng núi này không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều giống loài động, thực vật mà còn là quê hương của Vương triều nhà Trần trong lịch sử, là “Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam”.Tại đây, nhiều di tích lịch sử, văn hóa vẫn đang được bảo tồn. Từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Từ trước Công nguyên, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi đây tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác.Đặc biệt, từ thời Trần (1226 - 1400), Yên Tử đã được đầu tư xây dựng thành khu Quần thể kiến trúc chùa, tháp có quy mô to lớn. Khởi đầu là Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm) - vị vua của hai cuộc kháng chiến đại thắng quân Nguyên - Mông vào năm 1285 và 1288. Nhưng vào lúc triều đại nhà Trần đang hưng thịnh, Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.Năm 1299, Trần Nhân Tông đã chính thức thành lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử bằng cả một hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Ông được coi là vị Sư Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Kế tục sự nghiệp của ông là Sư Tổ Pháp Loa và Huyền Quang Tôn Giả. Cả ba vị được gọi là Trúc Lâm Tam Tổ. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong các thế kỷ 13 và 14. Gắn liền với lịch sử phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm nhiều chùa và hàng trăm am, tháp, mộ, bia, tượng. Quần thể kiến trúc này được đặt trong một tổng thể cảnh quan hùng vĩ, trải dài hàng chục km tạo thành Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng lập ra. Là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ kính do các Tăng, Ni, Phật tử và triều đình phong kiến của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn kế tiếp nhau xây dựng, tu bổ và tôn tạo. Những công trình này đã phản ánh khá rõ nét sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc, tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Đây là một quần thể di tích rất lớn và ra đời sớm ở Việt Nam.Có thể nhận thấy tầm quan trọng của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử thông qua việc Chính phủ Việt Nam đã nhận diện, xếp hạng hàng loạt các di tích, danh lam thắng cảnh trong khu di sản ở cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt, với đầy đủ bốn loại hình di tích, danh lam thắng cảnh, bao gồm: các di tích lịch sử; các di tích kiến trúc - nghệ thuật; các di tích khảo cổ; các địa điểm danh lam thắng cảnh.
Yên Tử là vùng đất Tâm Linh, ngày xưa ở đây có rất nhiều tông giáo Phật Giáo khác như như thiền tông, tịnh độ, mât tông,... khi vua Trần Nhân Tông tới thì thống nhất lại đặt tên là trường phái Trúc Lâm Yên Tử.Di chuyển lên chùa đồng bây giò rất dễ dang qua vé cáp treo đi 2 chặng và một vài chặng đi bộ
Non thiêng Yên Tử, cảnh sắc hữu tình, đỉnh cao trùng điệp, kiến trúc cổ đặc sắc,dịch vụ tốt
Không gian linh thiêng, âm hưởng Phật giáo, cảnh quan rất đẹp
Khi tôi đến nơi cảm giác rất bình yên và thơ mộng, cảnh vật rất đẹp, nơi đây rất linh thiêng, và 1 vị vua Trần Nhân Tông xuất gia, Yên Tử muôn vàng cảnh đẹp rất nhiều cập tình nhân đến đây đủ chụp ảnh cưới
Yển Tử là một nơi rất đáng đi cho mọi người. Nơi đó rất đẹp luôn chứ không phải nói là đẹp nữa. Nói sơ qua về nơi đây là một quần thể chùa, am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Nó nằm gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt. Lên núi Yên Tủ cao nhất là Chùa Dồng có thê đi bằng cáp treo ( gần đến thôi ) hoặc leo bậc thang. Các bạn lên leo bậc thang để tận hưởng cảm giác núi rừng chùa hòa quyện cùng thiên nhiên. Lên những độ cao nhất định sẽ có một vài nguôi chùa , am nhỏ và xung quanh là cảnh sắc dưới núi đẹp tuyệt vừi ( nếu may mắn sẽ có mây ngang trừng bạn luôn).-Nhược Điểm : hiện tại khu di tích Yên tử đi bằng bậc thang đã thu phí rồi lên đó là điểm trừ ở nơi đây lên mình chỉ cho 4 sao . Vì nơi đây là nơi phật giáo mà lại thu phí lên bậc thang bộ
Lễ hội Yên Tử diễn ra hàng năm bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Theo kinh nghiệm đi Yên Tử thì đi vào mùa lễ hội nhất là những ngày đầu khai hội sẽ rất đông, chính vì vậy nếu không bị giới hạn về mặt thời gian, công việc mình khuyên bạn nên tránh đi du lịch Yên Tử trong thời gian này, hãy thử một khoảng thời gian khác để thấy một Yên Tử khác, đẹp và bình dị tới lạ thường. Nếu mục đích là đi Lễ thì bạn nên chọn sang tháng 2 âm đi cho đỡ đông. Còn mục đích đi vãn cảnh thì bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Hệ sinh thái rất tốt. Hy vọng với thời gian con người vẫn giữ được những nét đẹp tự nhiên như vậy.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225-1400) và thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm trên địa phận 03 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang)[1], Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).[2]Trước đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam) đã từng triển khai việc phối hợp với UBND các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh lập hồ sơ di tích - danh thắng Yên Tử đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới.[3] và được kỳ vọng có thể là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam...Nguồn: Wikipedia.
Rất tuyệt vời. Địa danh lịch sử
Đầu năm, thử sức leo Yên Tử sau 30 năm không leo. Định đạp xe đạp cho nó nhã, nhưng nghĩ lúc về sau khi leo núi thì oải quá. Mượn con xe scoopy của bà xã trông cũng ngầu. Khởi đầu hành trình bằng đường Bắc Sơn. Đi qua khu Bò Đái vừa gặp ngay đoàn tàu đi tới. Địa danh này bọn trẻ thời nay chắc không biết. Người ta làm đường cũng phá đi mất rồi. Khu cánh đồng Nam Mẫu vẫn thế, cách đây 30 năm vẫn thế đang mùa cấy, lúa còn chưa lên xanh. Nắng chưa kịp lên, trời vẫn còn sương giăng đầy. Gửi xe máy cách khá xa cổng vào chừng 2km, định đi bộ vào lại thấy có xe điện đón. Mô hình này các nơi học nhau nhanh thật, dùng mọi biện pháp để thu tiền du khách. Tiến sâu vào chút nữa, Yên Tử đã mất dần đi cảnh hoang sơ, tĩnh lặng vốn có của nơi tu hành. Thay vào là các công trình kiến trúc bê tông hoá núi rừng. Nơi đất Phật thành nơi kinh doanh dịch vụ. Người người đi cũng vội vã. Check in trên tượng Phật Hoàng. Nhiều du khách vẫn có thói quen nông dân xả rác tuỳ tiện. Qua trưa một chút, nắng đã rát mặt, bắt đầu hạ sơn. Sau này nếu không phải dẫn khách thì chắc mình sẽ không quay lại nữa.
Đáng để đi, các bạn tránh đi vào ngày nhiều gió, chọn ngày nắng để đi nha
Cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, lâu lắm mới được ngắm cảnh đẹp từ trên cao như vậyCó cáp treo rất tiện lợi 🚡. Đi từ điểm cuối ủa 🚡 lên đỉnh sẽ đi qua Linh Thông Tự, ở đây hãy hành lễ và rút cho mình 1 thẻ vận trong năm tới khá hay. Đi vào mùa lễ hội chính tháng giêng Âm lịch sẽ rất đông. Nếu muốn thanh tịnh hãy đi vào ngày trong tuầnHiện có thể đi từ 2 sườn đông và tây đều có cáp treo lên gần đỉnh.
Tuyệt vời để Du xuânCó phòng nghỉ Làng nươngKhách sạn 5 sao LegacyCác nhà hàng ăn Việt, ăn chay
Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử có tọa độ trung tâm từ 21005’ đến 21009’ vĩ độ Bắc và 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông, phân bố ở địa bàn 03 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương. Nhìn tổng thể, khu di sản đề cử nằm trong vùng núi cao Yên Tử, thuộc cánh cung Đông Triều với độ cao trung bình trên 600m, đỉnh cao nhất là ngọn núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Cánh cung Đông Triều được xem là “phên dậu” phía Đông Bắc của Việt Nam. Vùng núi này không chỉ là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều giống loài động, thực vật mà còn là quê hương của Vương triều nhà Trần trong lịch sử, là “Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam”.Tại đây, nhiều di tích lịch sử, văn hóa vẫn đang được bảo tồn. Từ xưa các tín đồ đạo Phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Từ trước Công nguyên, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi đây tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp và nhiều công trình khác.
Đã vãn cảnh danh thắng Yên Tử 2 lần; Đầu tư cải tạo và tu bổ rất lớn, đi lại thuận tiện hơn, cảnh quan đẹp, dịch vụ cho du khách còn ít. Hi vọng sẽ cải thiện hơn về chất lượng dịch vụ.
Thật sự rất rất đẹp. Chùa Đồng Yên Tử là nơi linh thiêng. Cảnh thật sự đẹp không thể diễn tả.
Cảnh quanh hùng vĩ, tôn nghiêm, linh thiên, một di tích thắng cảnh hùng vĩ của Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Lên núi Yên Tử dễ dàng hơn xưa, khi nay đã có hệ thống 2 cáp treo, nhưng cũng phải đi bộ khoảng 700m đường bậc thang từ Chùa Hoa Yên qua Huệ Kim Quang và Chùa Một Mái. Sau đó lên cáp treo thứ 2 rồi lội bộ lên con đường đá ngoằn ngèo khoảng hơn 500m mới lên được đỉnh Chùa Đồng. Quang cảnh chùa Đồng rất đẹp và gió rất mát.Núi non hùng vĩ , nhìn xuống thung lũng xanh mướt. Tiếc là vẫn chưa xuống được Phật Nhân Hoàng (Trần Nhân Tông), không có thời gian vì quá trời tối nên xuống kịp để tiếp tục cuộc hành trình.Chắc sẽ quay lại lần nữa, và sẽ leo lên đỉnh núi Yên Tử chinh phục.
Đẹp, ngày càng có sự chăm chút nhưng các hàng bán đồ lưu niệm, sản vật mọc khắp nơi, chèo kéo du khách....
Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử tại Bắc Giang đang dần được hoàn thiện, cảnh đẹp dịch vụ tương đối tốt.Bên phía Tây Yên Tử thì có chùa Hạ dưới chân núi, đi cáp treo 280k/ng xong đi bộ khoảng 2km là đến chùa Thượng.Bạn có thể đi bộ từ Tây Yên Tử sang Chùa Đồng Yên Tử của Quảng Ninh bằng đường bộ và mất phí 100k/ng nhé. Chặng đường khoảng 4km.Nếu bạn muốn chụp ảnh ko dính người thì nên đi tránh mùa tết nhé vì trên đỉnh bên Quảng Ninh đông lắm.
Đi rất xa, nhưng thật sự khi lên đỉnh rất đáng để điHẹn ngày gặp lại
Danh lam thắng cảnh, hay còn là 1 nới lình thiêng của trời đất
Tuyệt đẹp. Muốn thưởng lãm cảnh đẹp và hành hương thì khá thử thánh đó ! Leo bậc thang tổng cộng cở 1km
Thật tuyệt vời, cảm giác treo lên đến đỉnh không thể tả được.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Các di tích này nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh, bao gồm 5 khu vực: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử(nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang)[1], Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc – Thanh Mai (Chí Linh, tỉnh Hải Dương).[2]
Chùa Yên Tử mùa thu thật tuyệt vời ! Môi trường sạch sẽ, vắng vẻ và lịch sự
Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Ðỏ) đến chùa Ðồng, bao gồm 3 khu di tích: Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang).
Chùa rất đẹp, yên tĩnh. Đỉnh Yên Tử như cảnh thần tiên, nơi đất trời giao nhau. Tuy nhiên đường đi lên đỉnh rất khó khăn.
Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh đất tổ Phật giáo Việt Nam. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tửđể đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Địa điểm tâm linh và là nơi hành hương của mỗi phật, điển tích khởi thủy từ Hoàng thượng Trần Nhân Tông - Phật Hoàng.
Mọi thứ xây dựng cảnh quan mới khá đẹp. Nhưng điểm trừ lớn là dịch vụ xe điện. Sau khi mua vé trọn gói, dịch vụ chỉ hỗ trợ xe điện đi lên và cáp treo, nhưng đến khi về, tại điểm xe điện cuối cùng thì lại ko hỗ trợ, phải mua vé.
Du lịch tâm linh đẹp và ý nghĩa!
Đẹp, trong lành, cảm giác tuyệt vời 👍, có đường bằng đá mới thoải hơn, có đèn chiếu buổi tối, dọc đường có nhà vệ sinh sạch sẽ, nhiều chỗ trồng lại trúc, mấy cái nhà nghỉ ngày trước lụp xụp thì được thay bằng nhà xi măng mái ngói tuy là khang trang hơn nhưng lại là phá hoại rừng lõi, không thể cân bằng bài toán kinh tế với bảo vệ thiên nhiên được???
Quá là đẹp. Đầu năm mọi người khắp nam bắc tụ hội lễ chùa. Thật đúng đánh lam yên tử.
Cảnh đẹp và có thu phí thăm quan 40k/vé, có xe điện phục vụ miễn phí.
Yên tử là nơi linh thiêng, nơi đất trời gặp gỡ. Khi chinh phục được đỉnh thiêng, trèo lên đến chùa Đồng. Cảm giác trong lòng nhẹ nhàng đầy năng lượng. Tâm trí cảm thấy bình an và đặc biệt hơn cả không khí trong lành làm cho con người cảm thấy khoẻ khoắn. Thật may mắn và hạnh phúc khi đầu năm 2018 đã được đến và đi lên đến chùa Đồng. Đầy bình an và hạnh phúc !!!
Trần Nhân Tông là vị vua nổi duyên với đạo Phật. Tương truyền khi sinh ra thân thể vua đã sáng óng như vàng. Sau khi nhường ngôi cho vua Trần Anh Tông, cuối năm 1299, vua đến tu tại chùa Trúc Lâm ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà. Tại đây, ông đã lập nên phái Thiền của Phật giáo Việt Nam. Sau khi viên tịch, vua được suy tôn là Phật Hoàng.
Đẹp trải nghiệm tuyệt vời
Great mountain, núi rất cao leo bộ khoảng 3 tiếng mới tới chùa đồng, nên mặc đồ thể thao để leo núi
đi thi thì vui ắ về tê cả 2 chân luôn 😂😂
Đất phật yên tử nơi du lịch tâm linh trở về nguồn cội.
Yên Tử là danh thắng du lịch tâm linh từ nhiều năm nay. Tổ chức du lịch ngày càng chuyên nghiệp hoàn thiện, cảnh vật đẹp và tương đối sạch sẽ
Một khu du lịch sinh thái tâm linh gần gũi với thiên nhiên, lý tưởng về với thiền phái trúc lâm tam tổ do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, cho bạn những ngày nghỉ tthaajt tuyệt.
Mới xây dựng nên vẫn còn chưa đc hoàn chỉnh hôm mình đi vắng khách mà đợi cap treo rất lâu
Nếu nói khu di tích danh thắng Yên Tử thì gồm khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang), khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh).Nhưng thông thường mọi người sẽ ghé thăm khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử. Nơi đây là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu và sáng lập ra thiền viện trúc lâm Yên Tử.Hiện nay còn rất nhiều di tích lịch sử như chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Đồng, chùa Một Mái,...Nếu có sức khỏe mọi người có thể leo núi vượt qua nhiều bậc để về với đất Phật. Nếu sức khỏe kém thì mọi người nên đi cáp treo.
Năm nào cũng phải 1 lần :))))
Nửa đêm giữa chốn thiền môn. Làng hành hương Yên Tử. ( như lạc vào hư không)
Hợp với ai có sức khỏe, leo 70 bậc, rồi 176 bậc, rồi lại tiếp tục leo sau đó là lei xuống và...
Đã có hai tuyến cáp treo nhưng đi bộ vẫn còn nhiều. Một địa điểm thú vị cho mọi người đến hành hương. Chùa đồng khoing dành cho người có các vấn đề về bệnh lý và trẻ em vì gió rất mạnh.
Quần thế núi thiêng yên tử với 1 hệ động thực vật rừng núi kỳ vì bao gồm hệ thống các chùa từ chân núi lên đỉnh chùa đồng! Mọi người hànhhương lễ phật quanh năm bởi khu danh thắng này có hoạt động cáp treo!
Chúng mik đã leo bộ. Từ 7h đến 12h cho cả lên và xuống. Công nhận mệt thật. Mà ngày xưa cha ôg ta đi như cơm bữa .ghê v
Linh thiêng và ngày càng đẹp hơn, môi trường được giữ gìn sạch sẽ, Không khí rất trong lành..
Danh thắng cấp quốc gia, nên đến 1 lần trong đời
Không khi trong lành, mát mẻ.
Thật bình yên làm cho mình quên hết lỗi lo về cuộc sống ngày thường đau đầu về cơm, áo, gạo, tiền
❣ HAPPY NEW YEAR❣🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗..*:..😗:. Chúc☆.....Happy.....☆ mừng......New....... nă m....Year.... mới......... xuân.. 2019♥1 năm hạnh phúc...♥♥12 tháng sung túc...♥♥48 tuần phấn khởi...♥♥365 ngày vui tươi...♥♥8760 giờ đầy hy vọng...♥♥525600 phút may mắn...♥♥31536000 giây thành công!😍😍😍😍😍😍😍😍😍💚Ngàn lần như ý💚Vạn lần như mơ💚triệu sự bất ngờ💚Tỉ lần hạnh phúc💜💜💜💜💜💜💜💜💜😊Cung chúc tân niên😊Vạn sự bình yên😊Hạnh phúc vô biên😊Vui vẻ triền miên😊Kiếm được nhiều tiền😊Sung sướng như tiên🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗
Trăm năm tích đức tu hànhChưa về Yên Tử chưa thành quả tu
Điểm tâm linh đáng đến nhất Việt Nam
Cảnh đẹp, đi vào ngày mưa phùn nên mát và không nóng, tốt nhất nên đi vào mùa vắng (tháng 8-9) nhóm 4-5 người là đẹp.Mong muốn thu xếp để đi thêm.
BQL tổ chức cực kém , chỉ hướng tới lợi nhuận doanh thu .- Thu phí không rõ thông tin cụ thể .
Trải nghiệm rất tuyệt, đường lên hơi khó khăn và nguy hiểm, dành cho khách du lịch mạo hiểm, phiêu lưu, quà lưu niệm đa dạng, nên có thêm nhà hàng tại các điểm dừng . Là nơi linh thiêng và nhiều chùa, nên ăn mặc lịch sự, và không xả rác !! Nơi đầy còn có phòng ở , nhiều dịch vụ thú vị , giúp bạn hoà mình với thiên nhiên và cẩm thụ bản sắc dân tộc nước ta , giá cả hợp lý , Rất Tuyệt
Tuyệt vời
Chưa đi chưa biết Hoa YênĐi rồi mới biết linh thiên ngút trờiMặc dù thân có mệt nhoàiNhưng vì thắng cảnh... một đời khó quên!(Có một điểm trừ nho nhỏ đó là: Tuy có mua vé xe điện khứ hồi, nhưng vẫn phải tốn 15k cho đoạn về, khó hiểu)
Là nơi Đức phật hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ mọi cao sang, quyền quý để tu hành giác ngộ, một cõi tâm linh của những người con Việt, a di đà phật
Điểm đến tâm linh, vệ sinh sạch sẽ
Năm nay đi đã có rất nhiều đổi mới
Leo mệt nhưng vui lắm, đây là một nơi tuyệt vời
Rất đẹp và bình yên